Trắc nghiệm Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Khái niệm từ trường

Với câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 9: Khái niệm từ trường có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 12.

Trắc nghiệm Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Khái niệm từ trường

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Quảng cáo

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 7. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Một thanh nam châm bao giờ cũng có

A. một loại cực từ.

B. hai loại cực từ.

C. ba loại cực từ.

D. một hoặc hai loại cực từ.

Câu 2: Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm này lại gần cực từ nam của thanh nam châm kia thì

A. chúng hút nhau.

B. tạo ra dòng điện.

C. chúng đẩy nhau.

D. chúng không hút cũng không đẩy nhau.

Quảng cáo

Câu 3: Phát biểu nào sau đây nói lên tính chất khác biệt của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu?

A. Nam châm điện có cực từ bắc và cực từ nam.

B. Nam châm điện có thể hút các vật làm bằng vật liệu từ.

C. Có thể bật hoặc tắt từ trường của nam châm điện.

D. Không thể đảo ngược được cực từ của nam châm điện.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây mô tả đúng đường sức từ được tạo ra bởi một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện?

A. Tia phát ra từ dây.

B. Đường tròn có tâm trên dây.

C. Đường thẳng song song với dây.

D. Hình elip có tâm trên dây.

Câu 5: Các đường sức từ xung quanh một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I (Hình 3.2) có hình dạng nào sau đây?

Quảng cáo

Trắc nghiệm Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Khái niệm từ trường

A. Các đường thẳng từ trái qua phải.

B. Các đường thẳng từ phải qua trái.

C. Các vòng tròn theo chiều kim đồng hồ.

D. Các vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt.

B. Nickel và hợp chất của nickel.

C. Cobalt và hợp chất của cobalt.

D. Nhôm và hợp chất của nhôm.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Dựa vào hình ảnh của “đường mạt sắt” ta có thể biết chiều của đường sức từ.

B. Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của đường sức từ do các dòng điện gây ra.

C. Dùng nam châm thử đặt trên đường sức từ cho ta biết chiều của đường sức từ.

D. Với dòng điện thẳng các “đường mạt sắt” trên tờ bìa vuông góc với dòng điện là những đường tròn đồng tâm.

Quảng cáo

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu hỏi: Để làm tăng từ trường của một nam châm điện, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Tăng cường độ dòng điện của nó.

b) Đảo ngược chiều dòng điện trong nó.

c) Thay lõi sắt của nó bằng lõi nhôm.

d) Giữ nguyên cường độ dòng điện, tăng số vòng dây của nó.

PHẦN III. Câu trả lời ngắn

Câu hỏi: Quy tắc bàn tay phải đối với dòng điện thẳng: Giơ ngón cái của bàn tay phải hướng …, khum bốn ngón tay kia xung quanh dây dẫn thì chiều từ … đó là chiều của đường sức từ. Điền từ có thiếu vào chỗ trống.

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác