Bài tập tính động lượng lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập tính động lượng lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tính động lượng.

Bài tập tính động lượng lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Bài toán 1: Tính động lượng của vật

Bước 1: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật

Bước 2: Viết công thức tính động lượng của vật: p = m.v

Trong đó:

+ p là động lượng của vật (kg.m/s)

+ m là khối lượng của vật (kg)

+ v là vận tốc của vật (m/s)

Chú ý: Ngoài ra ta có thể sử dụng công thức

F.Δt=Δp=mv2mv1

Trong đó:

+ Δp là độ biến thiên động lượng của vật.

+ F.Δt là độ lớn xung lượng của lực trong khoảng thời gian Δt.

Bài toán 2: Tính động lượng của hệ vật

Khi có hai động lượng p1,p2 thì động lượng của hệ vật: p=p1+p2

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần cùng chiều

Bài tập tính động lượng lớp 10 (cách giải + bài tập)

Độ lớn động lượng của hệ làp=p1+p2=m1v1+m2v2

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần ngược chiều

Bài tập tính động lượng lớp 10 (cách giải + bài tập)

 thì độ lớn động lượng của hệ là p=p1p2=m1v1m2v2

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần vuông góc

Bài tập tính động lượng lớp 10 (cách giải + bài tập)

Độ lớn động lượng của hệ là p=p12+p22

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần tạo với nhau một góc α 

Bài tập tính động lượng lớp 10 (cách giải + bài tập)

Độ lớn động lượng của hệ là p=p12+p22+2p1p2cosα

2. Ví dụ minh họa

Quảng cáo

Ví dụ 1: Một quả bóng 600 g đang bay theo phương ngang với vận tốc 25 m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính động lượng của quả bóng trước và sau khi đập vào tường?

A. 10 kg.m/s và -10 kg.m/s.

B. 15 kg.m/s và -15 kg.m/s.

C. 18 kg.m/s và -18 kg.m/s.

D. 20 kg.m/s và -20 kg.m/s.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là B

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng trước khi đập vào tường.

Động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường là:

p = m.v = 0,6.25 = 15 kg.m/s

Động lượng của quả bóng sau khi đập vào tường là:

p’ = - m.v = - 0,6.25 = - 15 kg.m/s

Ví dụ 2: Một vật có khối lượng 3 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,4 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g=10m/s2.

A. 9 kg.m/s.

B. 10 kg.m/s.

C. 11 kg.m/s.

D. 12 kg.m/s.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là D

Lực tác dụng lên quả bóng là trọng lực P = mg

Độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực

Như vậy ta có: Δp=F.t=P.t=mgt=3.10.0,4=12kg.m/s

Ví dụ 3. Động lượng của electron có khối lượng 9,1.10-31 kg và vận tốc 2,0.107 m/s là:

A. 1,8.10-23 kg.m/s.

B. 2,3.10-23 kg.m/s.

C. 3,1.10-19 kg.m/s.

D. 7,9.10-3 kg.m/s.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Động lượng: p = mv = 1,8.10-23 kgm/s.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1. Một vật chuyển động với tốc độ tăng dần thì có

A. động lượng không đổi.

B. động lượng bằng không.

C. động lượng tăng dần.

D. động lượng giảm dần.

Quảng cáo

Bài 2. Tổng động lượng trong một hệ kín luôn

A. ngày càng tăng.

B. giảm dần.

C. bằng không.

D. bằng hằng số.

Bài 3. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vecto động lượng p và vận tốc v của một chất điểm.

A. Cùng phương, ngược chiều.

B. Cùng phương, cùng chiều.

C. Vuông góc với nhau.

D. Hợp với nhau một góc α0.

Bài 4. Động lượng có đơn vị là:

A. N.m/s

B. kg.m/s

C. N.m

D. N/s

Bài 5. Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là

A. 15 kg.m/s.

B. 7 kg.m/s.

C. 12 kg.m/s.

D. 21 kg.m/s.

Bài 6. Một vật có khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng của vật bằng

A. 9 kg.m/s

B. 5 kg.m/s

C. 10 kg.m/s

D. 4,5 kg.m/s

Bài 7. Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là:

A. p=F.m

B. p=F.t

C. p=Fm

D. p=Ft

Bài 8. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. 30 kg.m/s.

B. 2 kg.m/s.

C. 0,3 kg.m/s.

D. 0,03 kg.m/s.

Bài 9. So sánh động lượng của xe A và xe B. Biết xe A có khối lượng 1000 kg và vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và vận tốc 30 km/h.

A. p1 > p2.

B. p1 = p2.

C. p1 < p2.

D. p1 =2p2.

Quảng cáo

Bài 10. Một máy bay có khối lượng 160 000 kg bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.

A. 38,7.104 kg.m/s

B. 38,7.105 kg.m/s

C. 38,7.106 kg.m/s

D. 38,7.107 kg.m/s

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên