Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải



Với Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật lí 11.

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải

1. Lý thuyết 

- Mọi hạt điện tích chuyển động trong một từ trường, đều chịu tác dụng của một lực từ, lực từ này gọi là lực lo-ren-xơ (Lorentz).

Lực Lo-ren-xơ do từ trường có cảm ứng từ F10: B→ tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc v→:

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết

+ Điểm đặt trên điện tích.

+ Phương vuông góc với vB.

+ Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái “Để bàn tay trái mở rộng sao cho các véc tơ B hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều của v, khi đó, ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực Lorenxơ nếu hạt mang điện dương; hạt mang điện âm thì lực Lorenxơ có chiều ngược với chiều ngón tay cái”

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết

+ Có độ lớn: fL = B.v.|q|sinα, với Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

- Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều

Khi hạt điện tích q khối lượng m bay vào trong từ trường với vận tốc v mà chỉ chịu tác dụng của lực Lo-ren-xơ. Khi đó, f luôn luôn vuông góc với v nên f không sinh công, động năng của hạt được bảo toàn nghĩa là độ lớn vận tốc của hạt không đổi, chuyển động của hạt là chuyển động đều.

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết

Chuyển động của hạt điện tích là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.

Trong mặt phẳng đó, lực Lo-ren-xơ f luôn vuông góc với vận tốc v, nghĩa là đóng vai trò lực hướng tâm:

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

Với R là bán kính cong của quỹ đạo.

⇒ Quỹ đạo của một hạt điện tích trong một từ trường đều, với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường, có bán kính:

 Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

2. Phương pháp

- Áp dụng công thức lực Lo-ren-xơ để giải bài toán

 Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

-  Khi góc α = 90° thì hạt chuyển động tròn đều. Lúc này Lorenxơ đóng vai trò lực hướng tâm nên: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

+ Lực hướng tâm: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

+ Với chuyển động tròn đều thì ta có: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết   

- Khi điện tích chuyển động điện trường B và cường độ điện trường E thì điện tích chịu tác dụng đồng thời hai lực: lực điện Fd, và lực từ Ft.

+ Khi electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U thì nó sẽ có động năn Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hãy cho biết:

a) Một electron chuyển động với vận tốc đầu vo = 107 m/s, trong từ trường đều B = 0,1T, sao cho v0 hợp với B một góc 30°. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên electron.

b) Giá trị của góc α? Biết một điện tích q = 10-4 C, chuyển động với vận tốc vo= 20 m/s trong một từ trường đều B = 0,5T, sao cho v0 hợp với đường sức từ một góc α. Lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích có độ lớn 5.10-4 N.

c) Giá trị của vo để điện tích chuyển động thẳng đều? Biết điện tích điểm q = 10-4 C, khối lượng m = 1 g chuyển động với vận tốc đầu v0, theo phương ngang trong một từ trường đều B = 0,1 T có phương nằm ngang và vuông góc với v0.

Hướng dẫn giải

a) Độ lớn của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt: 

fL = Bvqsinα = 0,1.107.1,6.10–19.sin30o = 8.10–14 (N)

b) Gọi a là góc tạo bởi vectơ vB.

Ta có: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết   

c) Khi q chuyển động thẳng đều khi fL = P

+ Ta có: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

Ví dụ 2: Hãy cho biết:

a) Giá trị của B. Biết một electron có khối lượng m = 9,1.10–31 kg, chuyển động với vận tốc ban đầu vo = 107 m/s, trong một từ trường đều B sao cho v0 vuông góc với các đường sức từ. Qũy đạo của electron là một đường tròn bán kính R = 20 mm.

b) Thời gian để điện tích quay được một vòng bằng một chu kì chuyển động. Biết một điện tích q = 10-6 C, khối lượng m = 10-4 g, chuyển động với vận tốc đầu v0 đi vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T sao cho v0 vuông góc với các đường sức từ.

c) Một proton có khối lượng m = 1,67.10-27 kg chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 7 cm trong một từ trường đều cảm ứng từ B = 0,01T. Xác định vận tốc và chu kì quay của proton.

d) Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế U = 500 V, sau đó bay vào theo phương vuông góc với đường sức từ. Cảm ứng từ của từ trường là B = 0,2T. Bán kính quỹ đạo của electron. 

Hướng dẫn giải

a) Khi electron chuyển động vào từ trường với vận tốc ban đầu vuông góc với cảm ứng từ B thì electron sẽ chuyển động tròn đều, do đó lực Lorenxơ là lực hướng tâm nên ta có:

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

b) Khi hạt mang điện chuyển động vào từ trường với vận tốc ban đầu vuông góc với cảm ứng từ B thì nó sẽ chuyển động tròn đều, do đó lực Lorenxơ là lực hướng tâm nên ta có: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

+ Vì chuyển động tròn đều nên: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết

c) Vì proton chuyển động với quỹ đạo tròn nên lực Lorenxơ là lực hướng tâm, do đó ta có: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

 + Vì chuyển động tròn đều nên: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết   

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

+ Vận tốc chuyển động của proton trên quỹ đạo tròn: Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết   

d) Theo định lý động năng ta có: Wđ2 – Wđ1 = Angoại lực

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết

+ Vì proton chuyển động với quỹ đạo tròn nên lực Lorenxơ là lực hướng tâm, do đó ta có:

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

4. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều:

 Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

Đáp án: B

Bài 2: Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường 

đều:  

 Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải hay, chi tiết 

Đáp án: D

Bài 3: Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu một lực Lo-ren-xơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là

A. 109 m/s.                                                           

B. 108 m/s.                     

C. 1,6.106 m/s.                                                     

D. 1,6.109 m/s.

Đáp án: B

Bài 4: Một điện tích 10–6 C bay với vận tốc 104 m/s xiên góc 30so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lo–ren–xơ tác dụng lên điện tích là

A. 2,5 mN.                     

B. 25√2 mN.                  

C. 25 N.                        

D. 2,5 N.

Đáp án: A

Bài 5: Một hạt mang điện tích q = 4.10-10 C, chuyển động với vận tốc 2.10m/s trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với vectơ cảm ứng từ. 

Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt là 4.10-5 N. Độ lớn cảm ứng từ B của từ trường là:
 
A. 0,05T.                       

B. 0,5T.                         

C. 0,02T.

D. 0, 2T.

Đáp án: B

Bài 6: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều 

B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lorenxơ 16.10-16 N. Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là

A. 600.                           

B. 300.                           

C. 900.                           

D. 450.

Đáp án: B

Bài 7: Một hạt mang điện 3,2.10–19C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên nó biết m = 6,67.10–27kg, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.      

A. 1,2.10-13N                                                        

B. 1,98.10-13N                

C. 3,21.10-13N                                                      

D. 3,4.10-13N

Đáp án: B

Bài 8: Một electron bay vào trong từ trường đều B = 1,2 T. Lúc lọt vào từ trường, vận tốc của electron là 107 m/s và véctơ vận tốc hợp với véctơ cảm ứng từ một góc α = 30o. Điện tích của electron là -1,6.10–19 C. Bán kính quỹ đạo (hình lò xo) của electron là

A. 2,37.10-5 m.                                                     

B. 5,9.10-5 m.                 

C. 8,5.10-5 m.                                                       

D. 8,9.10-5 m.

Đáp án: A

Bài 9: Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong một từ trường đều B = 10–2 T. Cho khối lượng của proton là 1,72.10–27 kg. Vận tốc của proton là

A. 3,45.104 m/s.                                                    

B. 3,245.104 m/s.            

C. 4,65.104 m/s.                                                    

D. 4,985.104 m/s.

Đáp án: C

Bài 10: Hạt proton có khối lượng mP = 1,672.10-27 kg chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5 m dưới tác dụng của một từ trường đều vuông góc với mặt phang quỹ đạo và có độ lớn B = 10-2 T. Tốc độ và chu kì của proton lần lượt là

A. 4,78.108 m/s và 6,6ms.                                      

B. 4,78.108 m/s và 5,6ms.

C. 4,87.108 m/s và 6,6ms.                                      

D. 4,87.108 m/s và 5,6ms.

Đáp án: A

5. Bài tập tự luyện

Bài 1: Người ta cho một electron có vận tốc 3,2.106 m/s bay vuông góc với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,91 mT thì bán kính quỹ đạo của nó là 2 cm. Biết độ lớn điện tích của electron là 1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là

A. 9,1.10-31 kg.      

B. 9,1.10-29 kg.                

C. 10-31 kg.           

D. 10-29 kg.

Bài 2: Thời gian để điện tích quay được một vòng bằng một chu kì chuyển động? Biết một điện tích q = 106 C, khối lượng m = 10-4 g , chuyển động với vận tốc đầu v0 = 10 m/s đi vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2T sao cho v0 vuông góc với các đường sức từ.

Bài 3: Bán kính quỹ đạo của electron? Biết một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế U = 500 V, sau đó bay vào theo phương vuông góc với đường sức từ. Cảm ứng từ của từ trường là B = 0,2T.

Bài 4: Hai điện tích độ lớn, cùng khối lượng bay vuông với các đường cảm ứng vào cùng một từ trường đều. Bỏ qua độ lớn của trọng lực. Điện tích một bay với vận tốc 1000 m/s thì có bán kính quỹ đạo 20 cm. Điện tích 2 bay với vận tốc 1200 m/s thì có bán kính quỹ đạo

A. 20 cm.             

B. 21 cm.             

C. 22 cm.             

D. 200/11 cm.

Bài 5: Một proton chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ.

E = 8000V/m, v = 2.106 m/s, xác định hướng và độ lớn B:

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải

A. B hướng ra. B = 0,002T                

B. B hướng vào. B = 0,003T 

C. B hướng xuống. B = 0,004T        

D. B hướng lên. B = 0,004T

Bài 6: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lorenxơ 16.10-16 N. Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là:

A. 600                             

B. 300                              

C. 900                                      

D.450

Bài 7: Một e được tăng tốc bởi hiệu điện thế 10000V, rồi cho bay vào trong từ trường đều B=2T, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ, biết vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ: 

A. 6.10-11 N                           

B. 6.10-12 N           

C. 2,3.10-12 N                         

D. 2.10-12 N

Bài 8: Một hạt mang điện 3,2.10-19 C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên nó biết m = 6,67.10-27 kg, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.        

A. 1,2.10-13 N                 

B. 1,98.10-13 N                

C. 3,21.10-13 N                

D. 3,4.10-13 N

Bài 9: Một electron chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều

và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức từ như hình vẽ.

B = 0,004T, v = 2.106 m/s, xác định hướng và cường độ điện trường E:

Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải

A. E hướng lên, E = 6000V/m           

B. E hướng xuống, E = 6000V/m  

C. E hướng xuống, E = 8000V/m      

D. E hướng lên, E = 8000V/m   

Bài 10: Một điện tích 1 mC có khối lượng 10 mg bay với vận tốc 1200 m/s vuông góc với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 1,2 T, bỏ qua trọng lực tác dụng lên điện tích. Bán kính quỹ đạo của nó là:

A. 0,5 m               

B. 1 m.                          

C. 10 m.               

D. 0,1 mm.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên