Chuyên đề Dao động lớp 11
Tài liệu chuyên đề Dao động Vật Lí lớp 11 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 11.
Chuyên đề Dao động lớp 11
Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Dao động điều hòa
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Dao động cơ
- Dao động cơ học nói chung là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng xác định. |
|
- Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ. - Dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau tùy theo vật hay hệ vật dao động. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa. - Dao động tự do: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực (dao động riêng) |
2. Dao động điều hòa
- Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côssin (hay sin) theo thời gian.
- Phương trình được gọi là phương trình dao động điều hòa.
Với: : Li độ (m hoặc cm)
A: Biên độ (m hoặc cm)
: Pha dao động (rad).
: Pha ban đầu (rad)
3. Đồ thị dao động điều hòa
Đường biểu diễn li độ với
- Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều: Điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ góc . Gọi P là hình chiếu của M trên trục Ox (Hình 1.6). Điểm P dao động điều hòa với phương trình. |
Bảng 1.2. Sự tương tự trong dao động điều hòa và chuyển động tròn đều
Kí hiệu |
Dao động điều hòa |
Chuyển động tròn đều |
Li độ |
Tọa độ hình chiếu của vật trên trục tọa độ đi qua tâm và nằm trong mặt phẳng của quỹ đạo tròn. |
|
A |
Biên độ |
Bán kính |
T |
Chu kì dao động |
Chu kì quay |
Tần số dao động |
Tần số quay |
|
Tần số góc |
Tốc độ góc |
|
Pha dao động |
Tọa độ góc |
II. Bài tập ôn lý thuyết
A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾN
Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a. Dao động cơ học nói chung là chuyển động ………………… trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một…………………………...
b. Dao động cơ của một vật có thể là …………………. hoặc không tuần hoàn.
c.Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian………………., vật trở lại ……………….. theo hướng cũ.
d. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là ………………….
e. Dao động điều hòa là dao động trong đó ……………… của vật là một hàm côsin (hay sin)………………….
f. Phương trình ………………… được gọi là phương trình dao động điều hòa.
B. BÀI TẬP NỐI CÂU
Câu 2. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo định nghĩa. Dđđh là
A. Chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.
C. Hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
D. Chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính
A. Là một dđđh
B. Được xem là một dđđh.
C. Là một dao động tuần hoàn
D. Không được xem là một dđđh.
Câu 3: Vật dđđh theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos.
D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Mô tả dao động điều hòa
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa
Phương trình dao động điều hòa:
- Li độ x: là độ dịch chuyển từ vị trí cân bằng đến vị trí của vật tại thời điểm t.
- Biên độ A: là độ dịch chuyển cực đại của vật tính từ vị trí cân bằng.
- Chu kì: là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T. Đơn vị của chu kì dao động là giây (s).
- Tần số: là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.
Đơn vị của tần số là 1/s, gọi là Héc (kí hiệu Hz)
- Tần số góc:
Trong dao động điều hòa của mối vật thì và là những đại lượng không đổi, không phụ thuộc vào thời điểm quan sát. Với những vật khác nhau thì các đại lương này khá nhau. Vì thế chúng là những đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa.
2. Độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì
+) Pha ban đầu (rad): cho biết tại thời điểm bắt đầu quan sát vật dao động điều hòa ở đâu và sẽ đi về phía nào. Nó có giá trị nằm trong khoảng từ - đến (rad) +) (): Pha dao động (rad). +) Độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì: luôn bằng độ lệch pha ban đầu. - Nếu thì dao động 1 sớm pha hơn dao động 2. - Nếu thì dao động 1 trễ pha hơn dao động 2. - Nếu thì dao động 1 cùng (đồng) pha hơn dao động 2. - Nếu thì dao động 1 ngược pha với dao động 2. |
a. Hai dao động đồng pha b. Hai dao động ngược pha |
¨ Lưu ý: Cách tính độ lệch pha giữa hai dao động lệch nhau một khoảng thời gian
II. Bài tập ôn lý thuyết
A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a. Li độ: x là …………………. từ vị trí cân bằng đến vị trí của vật tại thời điểm t.
b. Biên độ A là độ dịch chuyển …………… của vật tính từ…………………….
c. Chu kỳ là …………………… để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T. Đơn vị của chu kì dao động là giây (s).
d. Tần số: là ………………… mà vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.
e. Nếu thì dao động 1 …………………… hơn dao động 2.
f. Nếu thì dao động 1 …………………… hơn dao động 2.
g. Nếu thì dao động 1 …………………… hơn dao động 2.
h. Nếu ……………………. thì dao động 1 ngược pha với dao động 2.
B. BÀI TẬP NỐI CÂU
Câu 2. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT
Câu 1: Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho độ lệch về thời gian giữa hai dao động điều hòa cùng chu kì?
A. Li độ
B. Pha
C. Pha ban đầu
D. Độ lệch pha.
Câu 2: Biên độ của hệ dao động điều hòa phụ thuộc yếu tố nào?
A. Cách kích thích cho vật dao động
B. Cách chọn trục tọa độ
C. Cách chọn gốc thời gian
D. Cấu tạo của hệ
Câu 3: Pha của dao động được dùng để xác định:
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C. Trạng thái dao động
D. Chu kỳ dao động
Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Vận tốc của vật dao động điều hòa
a.Phương trình vận tốc.
Vận tốc tức thời của một vật được xác định bằng công thức:
(với rất nhỏ)
Vận tốc tức thời của một vật chính là đạo hàm của li độ x theo thời gian.
Hệ thức độc lập thời gian:
Nhận xét:
b.Đồ thị vận tốc
Hình 3.1. Đồ thị (x – t) của một vật dao động điều hòa () |
Hình 3.2. Đồ thị (v – t) của một vật dao động điều hòa () |
Hình 3.3. Đồ thị (a – t) của một vật dao động điều hòa () |
Từ đồ thị ta có thể đưa ra một số nhận xét:
+ Đồ thị vận tốc – thời gian có dạng là một đường hình sin.
+ Vận tốc biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng sớm pha so với li độ.
2. Gia tốc của vật dao động điều hòa
a.Phương trình của gia tốc
Gia tốc tức thời của một vật được xác định bằng công thức:
(với rất nhỏ)
Gia tốc tức thời của một vật là đạo hàm của vận tốc theo thời gian.
Nhận xét:
b. Đồ thị của gia tốc.
Từ đồ thị ta có thể đưa ra một số nhận xét:
+ Đồ thị gia tốc – thời gian có dạng là một đường hình sin li độ và vận tốc.
+Gia tốc biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ, sớm pha so với li độ.
II. Bài tập ôn lý thuyết
A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a. Vận tốc biến thiên điều hòa cùng ………...……, nhưng sớm pha …………… so với li độ
b. Giá trị vận tốc đạt cực đại khi qua ……………………………
c. Giá trị vận tốc đạt cực tiểu ……………………. khi qua VTCB theo chiều âm.
d. Tốc độ là độ lớn của vận tốc (tốc độ bằng trị tuyệt đối của vận tốc) nên tốc độ …………….
e. Tốc độ đạt cực tiểu khi ngang qua ………………….
f. Tốc độ đạt cực đại ………………… khi ngang qua VTCB.
g. Gia tốc của vật biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ………………. với li độ, sớm pha so với ……………….
h. Giá trị gia tốc đạt cực tiểu khi …………………. (ở biên dương).
i. Giá trị gia tốc đạt cực đại ……………………. khi x = -A (ở biên âm).
j. Độ lớn gia tốc đạt cực tiểu bằng 0 khi vật qua …………………….
k. …………………….. luôn hướng về VTCB.
l.Vật chuyển động ……………… ( và ngược chiều) ứng với quá trình từ VTCB ra biên.
m. Vật chuyển động nhanh dần ( và cùng chiều) ứng với quá trình từ ……………………. Trong 1 chu kì, v và a cùng dấu trong khoảng T/2.
Câu 2: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a. Dao động: Là sự chuyển động của vật quanh một ........................., gọi là vị trí cân bằng.
b. Dao động tuần hoàn: Là dao động mà trạng thái của vật được ............................ như cũ sau những khoảng thời gian xác định (là chu kì dao động)
c. Chu kì T(s): ......................... thực hiện 1 dao động toàn phần.
d. Tần số f (Hz): ..................... thực hiện trong một giây.
e. A phụ thuộc cách ......................; : phụ thuộc cách .................................. và chọn trục toạ độ (chiều dương); phụ thuộc ....................., cấu tạo của hệ dao động.
f. Hình chiếu của ......................... lên đường thẳng qua tâm và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo là dao động điều hoà.
g. luôn hướng về ........................ và luôn cùng chiều ........................
h. Mối liên hệ về pha giữa li độ, vận tốc và gia tốc: a sớm pha hơn v: ; v ................... hơn x: ; a và x.........................
Năng lượng trong dao động điều hòa
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Động năng – Thế năng – Cơ năng
2. Cơ năng của con lắc đơn và con lắc lò xo
II. Bài tập ôn lý thuyết
A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a. Đồ thị chỉ sự biến thiên của động năng theo li độ x là một đường ………………. có bề lõm ……………..
b. Đồ thị cho thấy, khi vật đi từ vị trí cân bằng tới vị trí biên thì động năng của vật đang ……………………..
c. Khi đi từ ………………………… thì động năng của vật tăng từ 0 đến giá trị cực đại.
d. Đồ thị biến thiên của thế năng theo li độ x cũng là một đường parabol có bề lõm …………..
e. Thế năng của con lắc đơn là thế năng …………………. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng thì thế năng của con lắc ở li độ góc α là: ………………………….
B. BÀI TẬP NỐI CÂU
Câu 2. Hãy nối những khái niệm tương ứng ở cột A với những công thức tương ứng ở cột B
Dao động điều hòa tắt dần và hiện tượng cộng hưởng
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Dao động tắt dần
a. Định nghĩa: Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần.
b. Nguyên nhân làm tắt dần dao động: là do lực ma sát và lực cản của môi trường làm tiêu hao cơ năng của con lắc, chuyển hóa dần dần cơ năng thành nhiệt năng. Vì thế biên độ của con lắc giảm dần và cuối cùng con lắc dừng lại.
- Ta có:
trong đó: W: Cơ năng ;
Ama sát: Công của lực ma sát
* Lưu ý: Lực cản môi trường phụ thuộc vào bản chất của môi trường và bản chất của vật dao động.
Hình 4.4. Vật nặng của con lắc lò xo dao động:
a. trong không khí;
b. trong chất lỏng;
c. trong chất lỏng khi có gắn thêm vật cản
c. Ứng dụng: Các thiết bị đóng cửa tự động hay giảm xóc ô tô, xe máy, ... là những ứng dụng của dao động tắt dần.
2. Dao động duy trì
- Nếu ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động có ma sát để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó thì dao động kéo dài mãi và gọi là dao động duy trì. - Năng lượng bù đắp trong dao động duy trì: |
Cơ chế bổ sung năng lượng cho đồng hồ quả lắc |
3. Dao động cưỡng bức
a. Định nghĩa:Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động cưỡng bức.
Hình 4.7. Võng máy tự động sử dụng điện |
Hình 4.6. Đồ thị: a. ngoại lực điều hòa – thời gian (đường màu đỏ) b. Li độ - thời gian của vật (đường màu xanh) |
b. Đặc điểm của dao động cưỡng bức:
* Về tần số: Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số lực cưỡng bức
* Về biên độ:
- Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi.
- Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào
+ biên độ của lực cưỡng bức,
+ lực cản trong hệ: Biên độ của lực cưỡng bức càng lớn khi lực cản càng nhỏ.
+ sự chênh lệch giữa tần số cưỡng bức f và tần số riêng f0 của hệ: sự chênh lệch càng ít thì biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn.
4. Hiện tượng cộng hưởng
a. Định nghĩa: Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng. b. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng: hoặc hoặc . |
c. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của biên độ vào tần số cưỡng bức gọi là đồ thị cộng hưởng. Nó càng nhọn khi lực cản của môi trường càng nhỏ.
d. Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng:
Đề ôn tập chương Dao động
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG DAO ĐỘNG SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
1. [NB] Theo định nghĩa. Dđđh là
A. Chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.
C. Hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
D. Chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian.
2. [NB] Chọn phát biểu đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính A. Là một dđđh B. Được xem là một dđđh. C. Là một dao động tuần hoàn D. Không được xem là một dđđh. |
3. [TH] Phương trình dđđh của một chất điểm có dạng . Độ dài quỹ đạo của dao động là
A. A.
B. 2A.
C. 4A
D. A/2.
4. [TH] Một vật dao động điều hòa có phương trình là: (cm). Xác định pha ban đầu của dao động.
A. (rad)
B. (rad)
C. (rad)
D. (rad)
5. [NB] Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho độ lệch về thời gian giữa hai dao động điều hòa cùng chu kì?
A. Li độ
B. Pha
C. Pha ban đầu
D. Độ lệch pha.
6. [NB] Chu kì dao động là:
A. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s
B. Khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái ban đầu.
7. [TH] Một vật dđđh với phương trình:
Nếu chọn gốc toạ độ O tại VTCB của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật
A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.
B. qua VTCB O ngược chiều dương của trục Ox.
C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.
D. qua VTCB O theo chiều dương của trục Ox.
8. [TH] Đồ thi biễu diễn hai dđđh cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A như hình vẽ. Hai dao động này luôn
A. Có li độ đối nhau. B. Cùng qua VTCB theo cùng một hướng. C. Có độ lệch pha là D. Có biên độ dao động tổng hợp là 2A. |
9. [NB] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vec-tơ gia tốc của vật.
A. Luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
B. Có độ lớn tỷ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật.
C. Luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. Có độ lớn tỷ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật.
10. [NB] Véc tơ vận tốc của một vật dđđh luôn
A. Hướng ra xa VTCB
B. Cùng hướng chuyển động.
C. Hướng về VTCB
D. Ngược hướng chuyển động.
11. [TH] Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính gia tốc của một vật dao động điều hòa?
A.
B.
C. .
D. .
12. [TH]Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dđđh có hình dạng nào sau đây?
A. Parabol
B. Tròn
C. Elip
D. Hyperbol.
13. [NB] Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, cơ năng của nó bằng:
A. Tổng động năng và thế năng của vật khi qua một vị trí bất kì.
B. Thế năng của vật nặng khi qua vị trí cân bằng.
C. Động năng của vật nặng khi qua vị trí biên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
14. [NB] Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v thì động năng của nó là:
A.
B.
C.
D.
15. [TH] Một chất điểm dao động điều hòa trên trục , động năng của chất điểm này biến thiên với chu kì . Chu kì dao động của chất điểm này là
A. 1s
B. 2s.
C. 3s.
D. 4s.
16. [TH] Đồ thị dưới đây biểu diễn sự biến thiên của một đại lượng z theo đại lượng y trong dao động điều hòa của con lắc đơn. Khi đó li dộ của con lắc là , vận tốc là , thế năng là và động năng là . Đại lượng z, y ở đây có thể là: A. B. C. D. |
17. [NB] Dao động tắt dần là dao động có
A. Năng lượng giảm dần theo thời gian.
B. Vận tốc giảm dần theo thời gian.
C. Tần số giảm dần theo thời gian.
D. Li độ giảm dần theo thời gian.
18. [NB] Khi đến các trạm dừng để đón hoặc trả khách, xe buýt chỉ tạm dừng mà không tắt máy. Hành khách ngồi trên xe nhận thấy thân xe bị “rung”. Dao động của thân xe lúc đó là dao động A. Cộng hưởng. B. Tắt dần. C. Cưỡng bức. D. Điều hòa. |
19. [TH] Trong những dao động tắt dần sau, trường hợp nào tắt dần nhanh có lợi
A. Dao động của đồng hồ quả lắc. |
B. Dao động của khung xe qua chỗ đường mấp mô. |
C. Dao động của con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm. |
D. Dao động của con lắc đơn trong phòng thí nghiệm. |
20. [TH] Một chất điểm dao động tắt dần có biên độ giảm đi sau mỗi chu kì. Phần năng lượng của chất điểm bị giảm đi trong một dao động là
A.
B.
C.
D.
21. [VD] Nếu tăng chiều dài của con lắc đơn lên 4 lần thì chu kì dao động của con lắc sẽ
A. Không thay đổi.
B. Tăng lên 4 lần.
C. Tăng lên 2 lần.
D. Giảm đi 2 lần.
22. [VD] Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 5cm, chu kì 2s. Tại thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng O theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A.
B.
C.
D.
23. [VD] Khi phi hành gia ở trong không gian, họ sử dụng một thiết bị đo khối lượng cơ thể (BMMD) để xác định khối lượng của mình. BMMD bao gồm một khung, trong đó phi hành gia tự buộc mình bằng một chiếc thắt lưng. Khung này có khối lượng 20kg, không có ma sát trên thanh ray và được gắn với một lò xo có độ cứng 16000 N/m. Biết chu kì dao động của hệ là 5s. Hãy tính khối lượng của phi hành gia A. 80kg B. 95kg C. 100kg D. 70kg |
24. [VD] Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, dao động điều hoà với biên độ là Động năng cực đại của vật là
A. 10 J.
B. 0,5 J.
C. 5000 J.
D. 1000 J
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Vật Lí lớp 11 các chương hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều