Lý thuyết Kính lúp hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết Kính lúp với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Kính lúp.

Lý thuyết Kính lúp

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Tổng quát về các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt

- Các dụng cụ quang được phân thành hai nhóm:

    + Các dụng cụ quan sát vật nhỏ gồm kính lúp, kính hiển vi…

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

    + Các dụng cụ quan sát vật ở xa gồm kính thiên văn, ống nhòm…

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án
Quảng cáo

- Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

- Đại lượng đặc trưng cho tác dụng trên là số bội giác:

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Trong đó:

α là góc trông ảnh qua dụng cụ quang học

α0 là góc trông vật có giá trị lớn nhất

2. Công dụng và cấu tạo của kính lúp

- Công dụng: Dùng để quan sát các vật nhỏ.

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

- Cấu tạo: Là thấu kính hội tụ (hoặc hệ thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (vài cm).

3. Sự tạo ảnh bởi kính lúp

Quảng cáo

- Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

- Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. A'B' ∈ (Cc, Cv)

Sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp:

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

- Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.

- Khi cần quan sát trong một thời gian dài nên thực hiện ngắm chừng ở điểm cực viễn để mắt không bị mỏi.

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

4. Số bội giác của kính lúp

Quảng cáo

Trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Ta có: Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Góc trông vật có giá trị lớn nhất α0 ứng với vật đặt tại điểm cực cận Cc

Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án Lý thuyết Kính lúp | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Trong đó:

Đ = OCc: khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến điểm cực cận của mắt.

f: tiêu cự thấu kính hội tụ của kính lúp.

B. Bài tập bổ sung

Câu 1: Chọn phát biểu đúng khi nói về kính lúp.

A. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ.

B. Kính lúp thực chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. Việc sử dụng kính lúp giúp tăng góc trông ảnh của những vật nhỏ.

D. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, giúp quan sát vật nhỏ và làm tăng góc trông ảnh của vật nhỏ.

Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp?

A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ;

B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ thấu kính có độ tụ dương;

C. có tiêu cự lớn;

D. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.

Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về độ bội giác của kính lúp?

A. Độ bội giác của kính lúp phụ thuộc vào mắt người quan sát

B. Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận bằng độ phóng đại ảnh

C. Độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt

D. Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt

Câu 4: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật

A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.

B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.

C. tại tiêu điểm vật của kính.

D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.

Câu 5: Cách sử dụng kính lúp sai là:

A. Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh ảo nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.

B. Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh thật nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.

C. Khi sử dụng nhất thiết phải đặt mắt sau kính lúp.

D. Thông thường, để tránh mỏi mắt người ta sử dụng kính lúp trong trạng thái ngắm chừng ở cực viễn.

Câu 6: Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào

A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính.

B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật.

C. tiêu cự của kính và độ cao vật.

D. độ cao ảnh và độ cao vật.

Câu 7: Với α là trông ảnh của vật qua kính lúp, α0 là góc trông vật trực tiếp đặt ở điểm cực cận của mắt, độ bội giác khi quan sát qua kính là :

A. G=αoα

B. G=SinαSinα0

C. G=CotαCotα0

D. G=ααo

Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi biết khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt D= OCC và mắt sử dụng kính lúp có độ bội giác G=Df

A. Mắt bình thường ngắm chừng ở vô cực.        

 

B. Mắt bình thường ngắm chừng ở điểm cực cận.

C. Mắt đặt sát kính lúp   

D. Mắt đặt ở tiêu điểm vật của kính lúp.

Câu 9: Yếu tố nào sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác của kính lúp khi quan sát vật có kích thước cỡ mm khi ngắm chừng ở vô cực.

A. Đặc điểm của mắt.

B. Đặc điểm của kính lúp.

C. Kích thước của vật.

D. Đặc điểm của mắt và của kính lúp.

Câu 10: Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép tiếp tục khi ngắm chừng ở vô cực?

A. Dời vật.

B. Dời thấu kính.

C. Dời mắt.

D. Ghép sát đồng trục một thấu kính.

Câu 11: Ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. Điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

B. Điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

C. Điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

D. Điều chỉnh kính sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

Câu 12: Ngắm chừng ở điểm cực viễn là

A. Điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

B. Điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.C. Điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

D. Điều chỉnh kính sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


mat-cac-dung-cu-quang.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên