125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

Với 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử (cơ bản - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3).

125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 66: Tia phóng xạ β- không có tính chất nào sau đây:

Quảng cáo

A. Mang điện tích âm.

B. Bị lệch về bản âm khi đi xuyên qua tụ điện.

C. Lệch đường trong từ trường

D. Làm phát huỳnh quang một số chất.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Tia phóng xạ β- mang điện tích âm nên bị lệch về bản dương khi đi xuyên qua tụ điện.

Bài 67: Trong phóng xạ β-, hạt nhân con.

A. Lùi một ô trong bảng tuần hoàn.

B. Lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn.

C. Tiến hai ô trong bảng tuần hoàn.

D. Tiến một ô trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Phóng xạ β- 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) . So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con tiến 1 ô trong bảng tuần hoàn và có cùng số khối.

Thực chất của phóng xạ β- là: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) ( vp là phản hạt nơtrinô).

Bài 68: Trong phóng xạ β- có sự biến đổi:

A. Một n thành một p, một e- và một nơtrinô.

B. Một p thành một n, một e- và một nơtrinô.

C. Một n thành một p , một e+ và một nơtrinô.

D. Một p thành một n, một e+ và một nơtrinô.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 69: Một đồng vị phóng xạ nhân tạo mới hình thành, hạt nhân của nó có số proton bằng số notron. Hỏi đồng vị đó có thể phóng ra bức xạ nào sau đây?

A. β+    B. β-    C. α và β-    D. β-và γ

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Trừ các đồng vị của Hidro và Heli, nói chung các hạt nhân của các nguyên tố khác đều có số proton nhỏ hơn hặc bằng số notron: Z ≤ N ≤ 1,5Z. Hệ thức này có thể giúp xác định loại tia phóng xạ là β+ hay β- của 1 chất phóng xạ. Ở đây hạt nhân ban đầu có số proton bằng số notron nên sau đó sẽ có sự chuyển đổi từ p sang n: p → n + v + β+ (v là hạt notrino).

Bài 70: Ông bà Joliot-Curi đã dùng hạt α bắn phá nhôm 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) phản ứng tạo ra một hạt nhân X và một nơtrôn. Hạt nhân X tự động phóng xạ và biến thành hạt nhân 30Si. Kết luận nào đây là đúng?

A. X là 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) : Đồng vị phóng xạ tự nhiên và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta cộng.

B. X là 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta trừ.

C. X là 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta cộng.

D. X là 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta trừ.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: X là 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) là đồng vị phóng xạ nhân tạo, có số proton = số notron nên tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta cộng.

Bài 71: Trong phóng xạ α thì hạt nhân con :

A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Phóng xạ α 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) . So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn và có số khối giảm 4 đơn vị. Trong phóng xạ α thì hạt nhân con lùi 2 ô trong bản phân loại tuần hoàn

Quảng cáo

Bài 72: Chọn câu sai: Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là:

A. Tia α và β.

B. Tia γ và β.

C. γ và tia Rơnghen.

D. Tia β và tia Rơnghen

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Các tia α, β mang điện nên đều bị lệch trong điện - từ trường, chỉ có tia γ và tia rơnghen là các bức xạ điện từ ( hạt photon năng lượng cao) nên không bị lệch

Bài 73: Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?

A. Tia γ.    B. Tia β+.    C. Tia β-.    D. Tia α.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Tia α chính là các hạt nhân He được phóng ra từ hạt nhân với tốc độ khoảng 2.107 m/s, trong khi đó các tia β-, β+ phóng ra với tốc độ rất lớn, có thể đạt xấp xỉ bằng tốc độ ánh sáng, tia γ là sóng điện từ có bước sóng cực ngắn, tốc độ 3.108 m/s

Bài 74: Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ?

A. Tia γ.    B. Tia β+.    C. Tia α.    D. Tia X.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Tia X được sinh ra bởi một chùm điện tử hoặc chùm hạt mang điện có động năng lớn sau khi bị hãm bởi một khối kim loại có nguyên tử lượng lớn.

Bài 75: Trong số các phân rã α, β và γ, hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã nào?

A. Phân rã γ

B. Phân rã β

C. Phân rã α

D. Trong cả ba phân rã trên, hạt nhân bị phân rã đều mất một lượng năng lượng như nhau.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Tia α có điện tích lớn nên ion không khí mạnh, khối lượng nghỉ lớn do vậy hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất.

Quảng cáo

Bài 76: Điều nào sau đây là sai khi nói về tia alpha?

A. Tia α thực chất là hạt nhân nguyên tử hêli 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia  bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

C. Tia α phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

D. Khi đi trong không khí, tia α làm ion hoá không khí và mất dần năng lượng.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Tia α chính là các hạt nhân He được phóng ra từ hạt nhân với tốc độ khoảng 2.107 m/s

Bài 77: Tia phóng xạ γ có cùng bản chất với:

A. Tia Rơnghen.

B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

C. Các tia đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.

D. Tất cả các tia nêu ở trên.

Lời giải:

Đáp án:

HD Giải: Phóng xạ γ (hạt phôtôn). Hạt nhân con sinh ra ở trạng thái kích thích có mức năng lượng E1 chuyển xuống mức năng lượng E2 đồng thời phóng ra một phôtôn có năng lượng: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) Do vậy nó cùng bản chất với tia Rơnghen

Bài 78: Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng đâm xuyên của các tia α, β, γ:

A. α, β, γ    B. α, γ, β    C. γ, β, α    D. γ, α, β

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Tia α đâm xuyên kém, trong không khí đi được 8cm. Tia β có khả năng đâm xuyên mạnh, đi được vài trăm mét trong không khí. Tia γ có khả năng đâm xuyên rất lớn, có thể đi qua lớp chì vài cm và rất nguy hiểm..

Bài 79: Kí hiệu các dạng phóng xạ sau: (1) phóng xạ α , (2) phóng xạ β- , (3) phóng xạ β+ , (4) phóng xạ γ. Ở dạng phóng xạ nào kể trên, hạt nhân bị phân rã chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn

A. (1)    B. (4)    C. (2),(3)    D. (1),(2)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Trong phóng xạ γ (hạt phôtôn), hạt nhân con sinh ra ở trạng thái kích thích có mức năng lượng E1 chuyển xuống mức năng lượng E2 đồng thời phóng ra một phôtôn có năng lượng: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3).

Bài 80: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) sau một số lần phân rã α và β- biến thành hạt nhân bền là 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) . Hỏi quá trình này đã phải trải qua bao nhiêu lần phân rã α và β-?

A. 6 lần phần rã α và 8 lần phân rã β-

B. 8 lần phân rã α và 6 lần phân rã β-.

C. 32 lần phân rã α và 10 lần phân rã β-.

D. 10 lần phân rã α và 82 lần phân rã β-.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 81: Cho phản ứng hạt nhân: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) . Phản ứng trên là

A. phản ứng toả năng lượng.

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. phản ứng phân hạch.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: phản ứng này sinh ra năng lượng là 4,8 MeV > 0 nên là phản ứng toả năng lượng.

Bài 82: Cho phản ứng hạt nhân: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) . Phản ứng này là

A. phản ứng phân hạch.

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. phản ứng toả năng lượng.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Đây là phản ứng phóng xạ, là một trong các loại phản ứng tỏa năng lượng.

Bài 83: Cho phản ứng hạt nhân: 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3) . Phản ứng này là

A. phản ứng phân hạch.

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. phản ứng không toả, không thu năng lượng

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Đây là phản ứng tổng hợp 2 hạt nhân nhẹ có số khối nhỏ hơn 10, và phản ứng tỏa năng lượng 3,25 MeV nên nó giống phản ứng nhiệt hạch.

Bài 84: Trong phương trình phản ứng hạt nhân A + B → C + D ; gọi m0 = mA + mB , m = mC + mD là tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tương tác và tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sản phẩm. Phản ứng hạt nhân là tỏa năng lượng khi:

A. m > m0    B. m < m0    C. m = m0    D. m = 2m0

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Năng lượng của phản ứng hạt nhân ΔE là: ΔE = (m0 - m)c2. ΔE > 0 toả năng lượng → m0 > m

Bài 85: Trong phương trình phản ứng hạt nhân A + B → C + D; gọi mA , mB, mC, mD là khối lượng mỗi hạt nhân. KA, KB , KC , KD là động năng của mỗi hạt nhân. W = βm.c2 = (mtrước – msau)c2 = [(mA + mB) – (mC + mD)].c2 là năng lượng của phản ứng. Tìm hệ thức đúng

A. W = (KC + KB) – (KA + KD)

B. W = (KC + KA ) – (KB + KD)

C. W = (KC + KD) – (KA + KB)

D. W = (KA + KB) – (KC + KD)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có: mA.c2 + KA + mB.c2 + KB = mC.c2 + KC + mD.c2 + KD → W =[(mA + mB) – (mC + mD)].c2 = (KC + KD) – (KA + KB)

Bài 86: Trong phương trình phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng: A + B → C + D ; gọi m0 = mA + mB , m = mC + mD là tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tương tác và tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sản phẩm. Wđs là tổng động năng của các hạt nhân sản phẩm. Năng lượng cần phải cung cấp cho các hạt nhân A, B dưới dạng động năng là

A. 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

B. 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

C. 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

D. 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 3)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Ta có [(mA + mB) – (mC + mD)].c2 = (KC + KD) – (KA + KC) ↔ (m0 – m).c2 = Wđs – Wđ cung cấp → Wđ cung cấp = (m-m0 ) c2 +Wđs

Bài 87: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hệ số nhân nơtrôn s là số nơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch, gây được phân hạch tiếp theo.

B. Hệ số nhân nguồn s > 1 thì hệ thống vượt hạn, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các vụ nổ bom nguyên tử.

C. Hệ số nhân nguồn s = 1 thì hệ thống tới hạn, phản ứng dây chuyền kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các nhà máy điện nguyên tử.

D. Hệ số nhân nguồn s < 1 thì hệ thống dưới hạn, phản ứng dây chuyền xảy ra chậm, ít được sử dụng.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Hệ số nhân nguồn s < 1 thì hệ thống dưới hạn, phản ứng dây chuyền không xảy ra.

Bài 88: Phản ứng phân hạch U235 dùng trong lò phản ứng hạt nhân và cả trong bom nguyên tử. Tìm sự khác biệt căn bản giữa lò phản ứng và bom nguyên tử.

A. Số nơtron được giải phóng trong mỗi phản ứng phân hạch ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò phản ứng.

B. Năng lượng trung bình được mỗi nguyên tử urani giải phóng ra ở bom nguyên tử nhiều hơn hơn ở lò phản ứng

C. Trong lò phản ứng số nơtron có thể gây ra phản ứng phân hạch tiếp theo được khống chế.

D. Trong lò phản ứng số nơtron cần để gây phản ứng phân hạch tiếp theo thì nhỏ hơn ở bom nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Trong lò phản ứng, khi số nơtron tăng lên quá nhiều (k>1) người ta cho các thanh điều khiển có chứa Bo hoặc cađimi ngập sâu vào khu vực chứa nhiên liệu phân hạch để hấp thụ số nơtron thừa.

Bài 89: Tìm phát biểu đúng.

A. Phản ứng phân hạch dây chuyền chỉ xảy ra nếu tổng khối lượng của khối chất tham gia phản ứng nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị tới hạn nào đó (m ≤ m0).

B. Phản ứng phân hạch dây chuyền chỉ xảy ra nếu tổng khối lượng của khối chất tham gia phản ứng lớn hơn hoặc bằng một giá trị tới hạn nào đó (m > m0).

C. Phản ứng phân hạch dây chuyền luôn xảy ra, không phụ thuộc vào khối lượng của khối chất tham gia phản ứng.

D. Khối lượng tới hạn của các nguyên tố hóa học khác nhau là như nhau.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Để giảm thiểu số notron bị mất vì thoát ra ngoài nhằm đảm bảo có k ≥ 1, thì khối lượng nhiên liệu hạt nhân phải có một giá trị tối thiểu, gọi là khối lượng tới hạn m0

Bài 90: Các thanh Cađimi trong lò phản ứng hạt nhân có tác dụng

A. Hấp thụ các nơtron tạo ra từ sự phân hạch

B. Như chất xúc tác để phản ứng xảy ra

C. Làm cho sự phân hạch nhanh hơn

D. Tạo ra các nơtron duy trì phản ứng phân hạch

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Để đảm bảo cho hệ số nhân nơtron bằng 1, trong lò phản ứng người ta dùng các thanh điều khiển có chứa bo hay cađimi, là các chất có tác dụng hấp thụ nơtron

Bài 91: Trong các lò phản ứng hạt nhân, vật liệu nào dưới đây có thể đóng vai trò chất làm chậm tốt nhất đối với nơtron ?

A. Kim loại nặng.

B. Cadimi

C. Bêtông

D. Than chì.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Chất làm chậm nơtron bao gồm nước nặng D2O, nước thường, than chì, berili…

Bài 92: Nơtron nhiệt là

A. nơtron ở trong môi trường có nhiệt độ cao.

B. nơtron có năng lượng cỡ 0,01eV

C. nơtron chuyển động với vận tốc rất lớn và tỏa nhiệt

D. nơtron có động năng rất lớn

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Nơtron nhiệt là nơ tron đã được giảm tốc, có năng lượng rất nhỏ, cỡ 0,01eV

Bài 93: Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện mật độ hạt nhân phải đủ lớn

A. Để giảm khoảng cách giữa các hạt nhân làm tăng lực hấp dẫn giữa chúng làm cho các hạt nhân kết hợp được với nhau

B. Để làm tăng cơ hội các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau.

C. Để giảm năng lượng liên kết hạt nhân, tạo điều kiện để các hạt nhân kết hợp với nhau

D. Để giảm khoảng cách các hạt nhân với bán kính tác dụng

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, cần có điều kiện mật độ hạt nhân phải đủ lớn để giảm khoảng cách các hạt nhân tới bán kính tác dụng

Bài 94: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Nhà máy điện nguyên tử chuyển năng lượng của phản ứng hạt nhân thành năng lượng điện.

B. Phản ứng nhiệt hạch không thải ra chất phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.

C. Trong nhà máy điện nguyên tử, phản ứng dây chuyền xảy ra ở mức tới hạn.

D. Trong lò phản ứng hạt nhân các thanh Urani phải có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Để giảm thiểu số notron bị mất vì thoát ra ngoài nhằm đảm bảo có k ≥ 1, thì khối lượng nhiên liệu hạt nhân Urani phải có một giá trị tối thiểu m ≥ m0.

Bài 95: Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện nhiệt độ cao hàng chục triệu độ ?

A. Để các electron bứt ra khỏi nguyên tử, tạo điều kiện cho các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau

B. Để phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử tham gia phản ứng, kết hợp tạo thành hạt nhân nguyên tử mới

C. Để các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Culông giữa các hạt nhân

D. Cả A và B

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân cần có điều kiện nhiệt độ cao hàng chục triệu độ để các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Culong giữa các hạt nhân

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

hat-nhan-nguyen-tu.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên