Top 100 Đề thi Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Vật Lí 12 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí 12.

Đề thi Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Lí 12 Xem thử Đề thi CK1 Lí 12 Xem thử Đề thi GK2 Lí 12

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Vật lí 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Vật Lí 12 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Vật Lí 12 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Vật Lí 12 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Vật Lí 12 Học kì 2 Cánh diều

Đề cương Vật Lí 12 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Vật lí 12 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),... có thể chuyển trực tiếp sang ...(1)...khi nó ...(2). Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại, với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cưm từ thích hợp vào chỗ trống.

A. (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt.

B. (1) thể hơi; (2) toả nhiệt.

C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.

D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng?

A. Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng.

B. Lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn.

C. Không có thể tích và hình dạng riêng xác định.

D. Các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Câu 4: Đơn vị của độ biến thiên nội năng DU là

A. °C.

B. K.

C. J.

D. Pa.

Câu 5: Chọn đáp án đúng: Nội năng là

A. tổng của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng của động năng và thế năng của vật.

C. tổng của động lượng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tích của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 6: Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do

3 Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. Nội năng của chất khí tăng lên.

B. Nội năng của chất khí giảm xuống.

C. Nội năng của chất khí không thay đổi.

D. Nội năng của chất khí bị mất đi.

Câu 7: Cung cấp cho vật một công là 200 J nhưng nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường bên ngoài là 120 J. Nội năng của vật

A. Tăng 80 J.

B. Giảm 80 J.

C. Không thay đổi.

D. Giảm 320 J.

Câu 8: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn là 20 N.

A. 1,5 J.

B. 1,0 J.

C. 0,5 J.

D. -1 J.

Câu 9: Một cục nước đá ở 0 °C được thả vào nước ở 0 °C. Khi đó nước đá sẽ

A. tan chảy.

B. chuyển thành nước.

C. không tan.

D. tan chảy một phần.

Câu 10: Cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là

A. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (10 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

B. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (0 °C) làm chuẩn.

C. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (0 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

D. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (10 °C) làm chuẩn.

Câu 11: Hình vẽ dưới đây gồm bốn cách sắp xếp để đo nhiệt độ của nước trong cốc bằng nhiệt kế trong phòng thí nghiệm. Hình vẽ nào thể hiện sự sắp xếp đúng để đo nhiệt độ chính xác?

3 Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. hình A.

B. hình B.

C. hình C.

D. hình D.

Câu 12: 104 °C ứng với bao nhiêu K?

A. 313 K.

B. 298 K.

C. 328 K.

D. 377 K.

Câu 13: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là

A. 8.104J.

B. 10.104J.

C. 33,44.104J.

D. 32.103J.

Câu 14: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.

A. Q = 7.107 J.

B. Q = 167 kJ.

C. Q = 167 J.

D. Q = 167.106 J.

Câu 15: Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 100 °C là

A. 23.106 J.

B. 2,3.105 J.

C. 2,3.106 J.

D. 0,23.104 J.

Câu 16: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào sau đây đúng?

A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

B. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

C. Mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

D. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

B. Jun trên kilôgam (J/kg).

C. Jun (J).

D. Jun trên độ (J/độ).

Câu 18: Cho các bước như sau:

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là

A. (2), (4), (3), (1), (5).

B. (1), (4), (2), (3), (5).

C. (1), (2), (3), (4), (5).

D. (3), (2), (4), (1), (5).

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào ngày mùa đông.

Thời gian (giờ)

1

4

7

10

13

16

19

22

Nhiệt độ (°C)

13

13

13

18

18

20

17

12

Xét tính đúng hoặc sai của các phát biểu dưới đây:

a. Nhiệt độ lúc 4 giờ là 13 °C.

b. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ.

c. Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ.

d. Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 °C.

Câu 2: Trong các phát biểu sau đây về chất ở thể rắn, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Ở thể rắn các phân từ rất gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử).

b) Các phân tử ở thể rắn sắp xếp không có trật tự, chặt chẽ.

c) Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

d) Vật rắn có thể tích và hình dạng riêng không xác định.

Câu 3: Xét tính đúng sai của các phát biểu sau khi: Nhiệt hóa hơi riêng của nước có giá trị 2,3.106 J/kg có ý nghĩa như thế nào?

a) Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

b) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

c) Mỗi kilôgam nước sẽ toả ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

d) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Câu 4: Hiện nay, kính cường lực (chịu lực rất tốt) thường được sử dụng để làm một phần tường của các tòa nhà, chung cư hay thương mại,... thay thế các vật liệu gạch, bê tông (hình vẽ). Tuy nhiên, vào những ngày mùa hè, nếu bước vào những căn phòng có tường làm bằng kính cường lực bị đóng kín, ta thường thấy không khí trong phòng nóng hơn so với bên ngoài. Dưới đây là những biện pháp đơn giản để làm giảm sự tăng nhiệt độ của không khí trong phòng đó khi trời nắng nóng vào mùa hè? Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Mở cửa để không khí đối lưu với bên ngoài, từ đó làm giảm nội năng của không khí trong phòng và nhiệt độ phòng giảm xuống.

b) Lắp rèm cửa bằng vải dày chuyên dụng, màu sẫm, bề mặt lượn sóng.

c) Dán tấm phim cách nhiệt có cấu tạo đặc biệt (từ nhiều lớp polyester và chống ánh sáng tử ngoại.

d) Đóng tất cả các cửa ở các lối vào, ra của tòa nhà để làm giảm nội năng căn phòng.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6

Câu 1: Trên một thang đo nhiệt độ X, điểm đóng băng và điểm sôi của nước lần lượt là −125 °X và 375 °X. Trên một thang đo nhiệt độ Y, điểm đóng băng và điểm sôi của nước lần lượt là –70 °Y và –30 °Y. Nếu trên thang đo độ Y tương ứng với nhiệt độ 50 °Y thì nhiệt độ trên thang đo °X sẽ là bao nhiêu?

Câu 2: Tính lượng nhiệt cần thiết để chuyển hóa 1,00 kg nước đá ở –10 °C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 100 °C (ở điều kiện áp suất bình thường). Cho nhiệt dung riêng của nước đá 2100 J/kg.K; nhiệt nóng chảy nước đá là 3,36.105 J/kg; nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.K; nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,25.106 J/kg.

Câu 3: Một bình đựng nước ở 0,00°C. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 3,3.105 J / kg và nhiệt hoá hơi riêng ở nước là 2,48.106 J / kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hoá hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là bao nhiêu?

Câu 4: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0 °C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở 20 °C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,2 kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

Câu 5: Một chất rắn nặng 437,2 g và cần 8460 J để tăng nhiệt độ của nó từ 19,3 °C lên 68,9 °C. Nhiệt dung riêng của chất đó là bao nhiêu?

Câu 6. Giá điện trung bình của trường THPT năm 2023 là 1 980 đồng/kWh đã tính cả hao phí. Bếp của nhà trường sử dụng là bếp điện với hiệu suất 70% và mỗi ngày cần đun 40 phích nước (bình thuỷ) 1,8 lít để sử dụng trong trường. Nhà trường dự định mua ấm điện với hiệu suất 90% thì mỗi tháng trong năm 2023 nhà trường sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện? Biết rằng trung bình mỗi tháng nhà trường hoạt động 26 ngày và coi như nhiệt độ nước máy luôn bằng 20 °C.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.

B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.

C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.

D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?

A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.

B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.

C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.

Câu 4: Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng?

A. Nội năng là nhiệt lượng.

B. Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B.

C. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công.

D. Nội năng là một dạng năng lượng.

Câu 5: Đơn vị của độ biến thiên nội năng DU là

A. °C.

B. K.

C. J.

D. Pa.

Câu 6: Chọn câu đúng? Cách làm thay đổi nội năng bằng hình thức thực hiện công cơ học là

A. Bỏ miếng kim loại vào nước nóng.

B. Ma sát một miếng kim loại trên mặt bàn.

C. Bỏ miếng kim loại vào nước đá.

D. Hơ nóng miếng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn.

Câu 7: Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?

A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

D. Từ vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp.

Câu 8: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kelvin là 293 K. Hỏi theo thang nhiệt độ Fahrenheit, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu?

A. 20 °F.

B. 100 °F.

C. 68 °F.

D. 261 °F.

Câu 9: Nhiệt lượng cần thiết cần cung cấp để m kg vật liệu (có nhiệt dung riêng c (J/kg.K) tăng từ nhiệt độ t1 lên tới nhiệt độ t2

A. Q = mc(t2 - t1)

B. Q = mc(t2 + t1)

C. Q = mc(t2.t1)

D. Q = mc(t2t1)

Câu 10: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là

A. 8.104J.

B. 10.104J.

C. 33,44.104J.

D. 32.103J.

Câu 11: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

B. Jun trên kilôgam (J/kg).

C. Jun (J).

D. Jun trên độ (J/độ).

Câu 12: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg. Người ta cung cấp nhiệt lượng 5,01.105 J có thể làm nóng chảy hoàn toàn bao nhiêu kg nước đá

A. 16,7 kg.

B. 1,5 kg.

C. 8,35 kg.

D. 0,668 kg.

Câu 13: Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 100 °C là

A. 23.106 J.

B. 2,3.105 J.

C. 2,3.106 J.

D. 0,23.104 J.

Câu 14: Hãy phán đoán xem, trong thí nghiệm Brown, nếu ta tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào?

A. Ngừng chuyển động.

B. Chuyển động chậm hơn.

C. Chuyển động nhanh hơn.

D. Chuyển động không đổi.

Câu 15: Khi thở ra dung tích của phổi là V1 = 2,4 lít và áp suất không khí trong phổi là p1 = 101,7.103 Pa. Khi hít vào áp suất của phổi là p2 = 101,01.103 Pa. Coi nhiệt độ của phổi là không đổi, dung tích của phổi khi hít vào bằng

A. 2,416 lít.

B. 2,384 lít.

C. 2,4 lít.

D. 1,327 lít.

Câu 16: Hình dưới biểu diễn các quá trình đẳng áp của một lượng khí xác định. Nhận xét nào sau đây đúng?

3 Đề thi Học kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. p1 > p2 > p3.

B. p3 > p2 > p1.

C. p3 > p1 > p2.

D. p2 > p3 > p1.

Câu 17: Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 32°C được nén để thể tích giảm bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén sẽ bằng

A. 97°C.

B. 652°C.

C. 1552°C.

D. 132°C.

Câu 18: Động năng trung bình của mỗi phân tử O2 ở nhiệt độ T sẽ là

A. 12kBT.

B. 32kBT.

C. 52kBT.

D. 72kBT

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Các phát biểu sau đây đúng hay sai?

a) Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.

c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng.

d) Các chất không thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Câu 2: Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 6,0 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20,0 N, diện tích tiết diện của pít-tông là 1,0 cm2. Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Công của khối khí thực hiện là 1,2 J.

b) Độ biến thiên nội năng của khối khí là 0,50 J.

c) Trong quá trình dãn nở, áp suất của chất khí là 2,0.105Pa.

d) Thể tích khí trong xilanh tăng 6,0 lít.

Câu 3: Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng:

Loại nhiệt kế

Thang nhiệt độ

Thủy ngân

Từ – 10 °C đến 110 °C

Rượu

Từ – 30 °C đến 60 °C

Kim loại

Từ 0 °C đến 400 °C

Y tế

Từ 34 °C đến 42 °C

Xét tính đúng hoặc sai của các phát biểu dưới đây:

a) Dùng nhiệt kế kim loại để đo nhiệt độ của không khí trong phòng.

b) Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của cơ thể người.

c) Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của nước đang sôi.

d) Dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của bàn là khi sử dụng.

Câu 4: Xét tính đúng sai của các phát biểu sau khi nói về nhiệt lượng

a) Nhiệt lượng là 1 dạng năng lượng có đơn vị là J.

b) Một vật có nhiệt độ càng cao thì càng chứa nhiều nhiệt lượng.

c) Trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công, nội năng của vật không bảo toàn.

d) Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6

Câu 1: Ở nhiệt độ 27,0°C, các phân tử hydrogen chuyển động với tốc độ trung bình khoảng 1900 m/s. Khối lượng của phân tử hydrogen 33,6.10-28 kg. Động năng trung bình của 1021 phân tử hydrogen bằng bao nhiêu J (viết đáp số 3 con số)?

Câu 2: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn là 20 N.

Câu 3: Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nung. Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1083 °C thì nhiệt kế có đo được không?

Câu 4: Nếu truyền 14,5 kJ nhiệt vào 485 g nước lỏng thì nhiệt độ của nó sẽ tăng bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước đá là 4200 J/kg.K.

Câu 5: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0 °C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở 20 °C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,2 kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

Câu 6: Ở nhiệt độ nào tốc độ căn quân phương của phân tử CO2 là 720 km/h?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 12

Thời gian làm bài: phút

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

A. Phản xạ.

B. Truyền được trong chân không.

C. Khúc xạ.

D. Mang năng lượng.

Câu 2: Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng. Nếu mắc hai đầu của cuộn sơ cấp điện áp hiệu dụng là U thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp sẽ là

A. U2=U1N2 N12.

B. U2=U1N1 N2.

C. U2=U1N2 N1.

D. U2=U1N2 N1.

Câu 3: Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 250 vòng dây quay đều với vận tốc 3000 vòng/phút trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung dây và có độ lớn 0,02 T. Từ thông cực đại gửi qua khung là

A. 0,025 Wb.

B. 0,15 Wb.

C. 1,5 Wb.

D. 15 Wb.

Câu 4: Để có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện, người ta có thể dùng

A. quy tắc bàn tay trái.

B. quy tắc cái đinh ốc.

C. quy tắc nắm tay phải.

D. quy tắc mặt Nam, mặt Bắc.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về từ trường?

A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua.

B. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.

C. Các đường sức từ không cắt nhau.

D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

Câu 6: Đoạn dây dẫn dài 20 cm mang dòng điện 2 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,05 T. Đoạn dây đặt hợp với các đường sức từ góc 30°. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là

A. 0,01 N.

B. 0,02 N.

C. 0,04 N.

D. 0,05 N.

Câu 7: Một khung dây phẳng giới hạn diện tích S = 5cm2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T sao cho mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°. Tính từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây.

A. Φ=8,66104 Wb.

B. Φ=8,66105 Wb.

C. Φ=33106 Wb.

D. Φ=33105 Wb.

Câu 8: Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 220 cm2. Khung quay đều quanh một trục đối xứng nằm trong mặt phẳng của khung dây với tốc độ 50 vòng/giây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B vuông góc với trục quay và có độ lớn B=25π(T). Suất điện động cực đại trong khung dây là

A. 100 V.

B. 2002 V.

C. 200 V.

D. 1002 V.

Câu 9: Tốc độ lan truyền của sóng điện từ

A. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào tần số của sóng.

B. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng và tần số của sóng.

C. phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của sóng.

D. phụ thuộc vào môi trường truyền sóng và không phụ thuộc tần số của sóng.

Câu 10: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Nếu quấn thêm vào hai đầu cuộn thứ cấp 90 vòng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp thay đổi 30% so với lúc đầu. Số vòng dây lúc đầu của cuộn thứ cấp bằng

A. 1200 vòng.

B. 600 vòng.

C. 300 vòng.

D. 900 vòng.

Câu 11: Một khung dây có diện tích 5 cm2, gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị nào?

A. 0,2 T.

B. 0,02 T.

C. 2 T.

D. 2.10-3 T.

Câu 12: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có

A. cường độ là hàm bậc nhất của hiệu điện thế.

B. cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian.

C. chiều biến đổi tuần hoàn theo thời gian.

D. cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Khi nói về lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng đặt trong từ trường đều, trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng nhận định nào là sai?

a) Lực từ có độ lớn tỉ lệ với điện trở đoạn dây.

b) Lực từ có độ lớn tỉ lệ nghịch với cảm ứng từ tại nơi đặt dây dẫn.

c) Khi đoạn dây đặt song song với các đường sức từ thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là lớn nhất.

d) Lực từ có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây.

Câu 2: Ở một bóng đèn sợi đốt có ghi 220V - 75W. Đèn được nối vào mạng điện xoay chiều. Khi đèn sáng bình thường, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đèn là 0,34A.

b) Số đo cường độ dòng điện của ampe kế mắc nối tiếp với đèn là 0,48A.

c) Trong một giờ, đèn tiêu thụ năng lượng điện là 75 W.h.

d) Điện trở của đèn là 458Ω.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4

Câu 1: Trong một máy cấp nước nóng dùng điện, bộ phận làm nóng hoạt động như một điện trở có công suất định mức là 2,2kW ở điện áp 220V. Tính cường độ dòng điện hiệu dụng.

Câu 2: Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là bao nhiêu?

Câu 3: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng có N1 vòng dây. Khi đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở đo được là 100 V. Nếu tăng thêm 150 vòng dây cho cuộn sơ cấp và giảm 150 vòng dây ở cuộn thứ cấp thì khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở vẫn là 100 V. Số vòng dây cuộn sơ cấp là bao nhiêu?

Câu 4: Một khung dây dẫn kín có diện tích 20 cm2, quay đều trong từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,02 T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây khi góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây thay đổi từ 30° đến 60° trong khoảng thời gian 0,1 giây.

B. TỰ LUẬN

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời Câu 1 và Câu 2: Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài 20,0 m có diện tích mặt cắt ngang là 2,50.10-6 m2. Đoạn dây dẫn được đặt nằm ngang sao cho dòng điện trong đoạn dây dẫn chạy từ đông sang tây với cường độ 20,0A. Ở vị trí đang xét, từ trường Trái Đất có cảm ứng từ nằm ngang, hướng từ nam lên bắc và có độ lớn 0,500.10-4T. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,90.103 kg/m3;g=9,8 m/s2.

Câu 1. Tìm độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây.

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Câu 2. Tính lực hấp dẫn tác dụng lên đoạn dây.

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 3000 m. Lấy c = 3.108 m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần điện trường tại một điểm biến thiên với tần số f. Giá trị của f là bao nhiêu?

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Tham khảo đề thi Vật Lí 12 các bộ sách có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên