125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 1)
Với 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 1).
125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 1)
Bài 1: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ:
A. Các proton B. Các nơtron C. Các electron D. Các nuclon
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn (p) (mang điện tích nguyên tố dương), và các nơtron (n) (trung hoà điện), gọi chung là nuclôn. Kí hiệu hạt nhân:
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử?
A. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn.
B. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân.
C. Số nguồn N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z.
D. Hạt nhân trung hòa về điện
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Hạt nhân mang điện và có điện tích bằng Z
Bài 3: Đơn vị MeV/c2 có thể là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?
A. khối lượng
B. năng lượng
C. động lượng
D. hiệu điện thế
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Từ công thức E = mc2 → m= E/ c2, ở đây E là năng lượng có đơn vị là MeV nên m có đơn vị MeV/c2
Bài 4: Nhân Uranium có 92 proton và 143 notron kí hiệu nhân là
A. B. C. D.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Kí hiệu hạt nhân: , Ở đây X là tên viết tắt hạt nhân, A là số khối, Z là số proton, A = Z + N
Bài 5: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có
A. cùng số nuclôn nhựng khác số prôtôn.
B. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
C. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.
D. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Theo định nghĩa hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
Bài 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân:
A. Bán kính hạt nhân tỉ lệ với số nuclôn.
B. Tính chất hóa học phụ thuộc vào số khối.
C. Các hạt nhân đồng vị có cùng số nơtron.
D. Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn
Bài 7: Chọn phát biểu đúng:
A. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng nguyên tử số nhưng khác số prôtôn.
B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
C. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.
D. Lực hạt nhân tác dụng trong khoảng kích thước nguyên tử.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
Bài 8: Chọn câu sai:
A. Một mol nguyên tử (phân tử) gồm NA nguyên tử (phận tử) NA = 6,022.1023.
B. Khối lượng của 1 mol ion H+ bằng 1 gam.
C. Khối lượng của 1 mol N2 bằng 28 gam.
D. Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon bằng 12 gam.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Khối lượng 1 nguyên tử thường được tính bằng u (1u = 1,66055.10-27kg), 1 nguyên tử cacbon nặng 12u, một mol nguyên tử C (gồm 6,022.1023 nguyên tử) nặng 12g.
Bài 9: Trong vật lý hạt nhân, bất đẳng thức nào là đúng khi so sánh khối lượng prôtôn (mp), nơtrôn (mn) và đơn vị khối lượng nguyên tử u.
A. mp > u > mn.
B. mn < mp < u
C. mn > mp > u
D. mn = mp > u
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: mp = 1,007276 u, mn = 1,008665 u
Bài 10: Trong hạt nhân nguyên tử thì:
A. Số nơtron luôn nhỏ hơn số proton
B. Điện tích hạt nhân là điện tích của nguyên tử.
C. Số proton bằng số nơtron
D. Khối lượng hạt nhân coi bằng khối lượng nguyên tử
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Trừ các đồng vị của Hidro và Heli, nói chung các hạt nhân của các nguyên tố khác đều có số proton nhỏ hơn hặc bằng số notron: Z ≤ N ≤ 1,5Z nên A và C sai Nguyên tử trung hòa về điện, còn hạt nhân mang điện tích dương nên B sai Vì khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của notron và proton (me = 5,486.10-4 u) nên có thể coi khối lượng hạt nhân coi bằng khối lượng nguyên tử
Bài 11: Hạt nhân có
A. 35 nơtron. B. 35 nuclôn. C. 17 nơtron. D. 18 nuclôn.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Từ ký hiệu của hạt nhân , A là số khối hay số nuclon, Z là điện tích hạt nhân (số proton) → Hạt nhân có 35 nuclôn, 17 prôtôn
Bài 12: Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là
A. lực tĩnh điện
B. lực hấp dẫn
C. lực từ
D. lực tương tác mạnh
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Các nuclon liên kết với nhau bởi lực hạt nhân. Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn, nó là loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân (lực tương tác mạnh). Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15m).
Bài 13: Hãy chọn câu đúng:
A. Trong ion đơn nguyên tử số proton bằng số electron.
B. Trong hạt nhân số proton phải bằng số nơtron.
C. Trong hạt nhân (trừ các đồng vị của Hiđro và Hêli) số proton bằng hoặc nhỏ hơn số nơtron.
D. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Trừ các đồng vị của Hidro và Heli, nói chung các hạt nhân của các nguyên tố khác đều có số proton nhỏ hơn hặc bằng số notron: Z ≤ N ≤ 1,5Z
Bài 14: Hai hạt nhân và có cùng
A. số prôtôn. B. điện tích. C. số nơtron D. số nuclôn.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Từ ký hiệu của hạt nhân , A là số khối hay số nuclon, Z là điện tích hạt nhân (số proton) → Hai hạt nhân và có cùng số nuclôn
Bài 15: So với hạt nhân , hạt nhân có nhiều hơn
A. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
B. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.
C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.
D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Từ ký hiệu của hạt nhân , A là số khối hay số nuclon, Z là điện tích hạt nhân (số proton) → hạt nhân có nhiều hơn 5 nơtrôn và 6 prôtôn
Bài 16: Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là
A. 10-15m B. 10-8 m C. 10-10 m D. Vô hạn
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Lực hạt nhân là loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân (lực tương tác mạnh). Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15m).
Bài 17: Nguyên tử của đồng vị phóng xạ có:
A. 92 electrôn và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.
B. 92 prôtôn và tổng số nơtron và electrôn bằng 235.
C. 92 nơtron và tổng số nơtron và prôtôn bằng 235.
D. 92 nơtron và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Số khối = 235 = số proton + số nơtron, Số proton = số electron = 92 → số nơtron = 143
Bài 18: Phát biểu nào sai khi nói về năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng?
A. Năng lượng liên kết có trị số bằng năng lượng cần thiết để tách hạt nhân thành các nuclôn riêng
B. Năng lượng liên kết là đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của các hạt nhân.
C. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn.
D. Năng lượng liên kết có trị số bằng tích độ hụt khối của hạt nhân với bình phương vận tốc ánh sáng c2.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Năng lượng liên kết riêng ε (là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn): ε = ΔE/A.
Lưu ý: Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại. Thực tế các hạt nhân có số khối A trong khoảng 50u đến 80u có năng lượng liên kết riêng lớn nhất (ΔE0 ≈ 8,8MeV/1nucleon) nên bền hơn các hạt nhân có số khối ngoài khoảng.
Bài 19: Độ hụt khối của hạt nhân nguyên tử được xác định
A. [Z.mp + (A - Z).mn] + m
B. [Z.mp + (A + Z).mn] - m
C. [Z.mp + (A + Z).mn] + m
D. [Z.mp + (A - Z).mn] - m
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Xét hạt nhân được tạo thành bởi Z proton và N notron: . Gọi m0 là tổng khối lượng các nuclôn: m0 = Z.mp + N.mn = Z.mp + (A - Z).mn và m là khối lượng hạt nhân X (Với mỗi hạt nhân tổng khối lượng các nucleon luôn lớn hơn khối lượng hạt nhân tạo thành m0 > m). Độ hụt khối của hạt nhân : Δm = m0 – m
Bài 20: Hạt nào sau đây có độ hụt khối khác không?
A. hạt α B. pôzitron. C. prôtôn D. Êlectron
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Hạt α được cấu tạo bởi 2 proton và 2 nơtron nên độ hụt khối khác không.
Bài 21: Năng lượng liên kết của hạt nhân nguyên tử được xác định
A. ΔE = Δm.c2
B. ΔE = m.c2
C. ΔE = Δm.c
D. ΔE = Δm2.c2
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Năng lượng liên kết hạt nhân X là năng lượng tỏa ra khi các nuclon riêng rẽ liên kết thành hạt nhân hoặc la năng lượng tối thiểu cần thiết để phá vỡ hạt nhân thành các nuclon riêng rẽ: ΔE = Δm.c2 = (m0 - m)c2
Bài 22: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị khối lượng nguyên tử. Trị số của đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng.
A. 1/12 khối lượng đồng vị Cacbon
B. 12 lần khối lượng đồng vị Cacbon
C. khối lượng đồng vị Cacbon
D. 2 lần khối lượng đồng vị Cacbon
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u. Đơn vị u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của đồng vị , cụ thể là: 1u = 1,66055.10-27kg hay ⇒ 1gam = 1u.NA. 1u xấp xỉ bằng khối lượng của một nuclôn, nên hạt nhân có số khối A thì có khối lượng xấp xỉ bằng A(u).
Bài 23: Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng
A. 1MeV = 1,6.10-19 J
B. 1uc2 = (1/931,5) MeV = 1,07356.10-3MeV
C. 1uc2 = 931,5 MeV = 1,49.10-10 J
D. 1MeV = 931,5 uc2
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: 1uc2 = 1,66055.10-27kg .(3.108 m/s)2 = 1,49.10-10 J = 931,5 MeV
Bài 24: Tìm phát biểu sai về năng lượng liên kết
A. Theo thuyết tương đối, hệ các nuclôn ban đầu có năng lượng E0 = [Z.mp + (A – Z).mn].c2
B. Hạt nhân được tạo thành có khối lượng m ứng với năng lượng E nhỏ hơn E = m.c2 < E0
C. Vì năng lượng toàn phần được bảo toàn, nên đã có một năng lượng W = E0 – E = Δm.c2 tỏa ra khi hệ các nuclôn tạo thành hạt nhân. W gọi là năng lượng liên kết của hạt nhân
D. Năng lượng liên kết càng lớn, hạt nhân càng dễ bị phá vỡ
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại.
Bài 25: Tìm phát biểu sai về độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân
A. Mọi hạt nhân đều có khối lượng m ( ) nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn khi còn riêng rẽ
B. Độ hụt khối Δm của các hạt nhân đều luôn dương Δm = Z.mp + (A – Z).mn - m(X) > 0
C. Năng lượng liên kết của hạt nhân tương ứng với Wlk = Δm.c2
D. Năng lượng liên kết dương và càng lớn thì hạt nhân càng bền. Năng lượng liên kết âm thì hạt nhân không bền, tự phân rã.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại.
Bài 26: Năng lượng liên kết riêng là năng lượng tính cho một nuclôn, công thức nào sau đây là đúng ?
A. ε = ΔE/Z B. ε = ΔE/A C. ε = ΔE/N D. ε = ΔE/ΔN
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Năng lượng liên kết riêng ε (là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn): ε = ΔE/A.
Bài 27: Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào
A. khối lượng hạt nhân.
B. Năng lượng liên kết.
C. Độ hụt khối.
D. Tỉ số giữa độ hụt khối và số khối.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào tỉ số giữa độ hụt khối và số khối
Bài 28: Cho hạt nhân và hạt nhân có độ hụt khối lần lượt là Δm1 và Δm2. Biết hạt nhân bền vững hơn hạt nhân . Hệ thức đúng là
A.
B.
C. A1 > A2
D. Δm1 > Δm2
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. Theo giả thiết, hạt nhân bền vững hơn hạt nhân nên
Bài 29: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. năng lượng liên kết càng lớn.
B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
C. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ
D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có năng lượng liên kết ΔE = Δm.c2 càng lớn.
Bài 30: Tìm phát biểu sai về độ bền vững của các hạt nhân
A. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
B. Hạt nhân của các nguyên tố ở đầu và ở cuối bảng tuần hoàn bền vững nhất
C. Các hạt nhân bền vững có lớn nhất cỡ 8,8MeV/ nuclôn, đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn với 50 < A < 80
D. Ta thấy lớn hơn rất nhiều năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử ( 10 – 103 eV). Điều này cũng chứng tỏ tương tác hạt nhân giữa các nuclôn mạnh hơn rất nhiều so với tương tác tĩnh điện giữa các electron với hạt nhân
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Các hạt nhân bền vững có lớn nhất cỡ 8,8MeV/ nuclôn, đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn với 50 < A < 80
Bài 31: Trong các hạt nhân: , , và , hạt nhân bền vững nhất là
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: nguyên tử hạt nhân có số khối trung bình trong khoảng từ 50 đến 80 thì hạt nhân bền vững nhất
Bài 32: Chọn câu sai trong các câu sau đây khi nói về các định luật bảo toàn mà phản ứng hạt nhân phải tuân theo:
A. Bảo toàn điện tích.
B. Bảo toàn số nuclon
C. Bảo toàn năng lượng và động lượng
D. Bảo toàn khối lượng.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Không có định luật bảo toàn khối lượng trong phản ứng hạt nhân (không được nhầm lẫn với định luật bảo toàn số khối hay còn gọi là bảo toàn số nuclon).
Bài 33: Phản ứng hạt nhân tuân theo những định luật bảo toàn nào sau đây?
(I) Khối lượng (II) Số khối (III) Động năng
A. Chỉ (I)
B. Cả (I) , (II) và (III).
C. Chỉ (II)
D. Chỉ (II) và (III).
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải:Có 4 định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân, gồm
- Bảo toàn số nuclôn (số khối): A1 + A2 = A3 + A4
- Bảo toàn điện tích (nguyên tử số): Z1 + Z2 = Z3 + Z4
- Bảo toàn động lượng và - Bảo toàn năng lượng toàn phần
Bài 34: Trong các đại lượng sau, đại lượng nào được bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.
I: điện tích II: Số khối. III: Số proton IV: Số nơtron V: Động lượng.
A. I; II; V B. I; II. C. I; II; III; IV; V D. I; III; V.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Có 4 định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân, gồm
- Bảo toàn số nuclôn (số khối): A1 + A2 = A3 + A4
- Bảo toàn điện tích (nguyên tử số): Z1 + Z2 = Z3 + Z4
- Bảo toàn động lượng và - Bảo toàn năng lượng toàn phần
Bài 35: Chọn câu sai:
A. Tổng điện tích các hạt ở 2 vế của phương trình phản ứng hạt nhân bằng nhau.
B. Trong phản ứng hạt nhân số nuclon được bảo toàn nên khối lượng của các nuclon cũng được bảo toàn.
C. Phóng xạ là một phản ứng hạt nhân, chỉ làm thay đổi hạt nhân nguyên tử của nguyên tố phóng xạ.
D. Sự phóng xạ là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, không chịu tác động của điều kiện bên ngoài.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Không có định luật bảo toàn khối lượng trong phản ứng hạt nhân (không được nhầm lẫn với định luật bảo toàn số khối hay còn gọi là bảo toàn số nuclon).
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều