60 bài tập trắc nghiệm Sóng âm có lời giải (phần 1)



Với 60 bài tập trắc nghiệm Sóng âm có (phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm Sóng âm có (phần 1)

60 bài tập trắc nghiệm Sóng âm có lời giải (phần 1)

Câu 1. Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào?

Quảng cáo

A. Nguồn âm và môi trường truyền âm.

B. Nguồn âm và tai người nghe.

C. Môi trường truyền âm và tai người nghe.

D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác.

Lời giải:

Chọn B.

Phụ thuộc vào cường độ âm và tai người hay nguồn âm và tai người.

Câu 2. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?

A. Độ đàn hồi của nguồn âm.

B. Biên độ dao động của nguồn âm.

C. Tần số của nguồn âm.

D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Lời giải:

Chọn C.

Độ cao của âm là đặc trưng sinh lí của âm, phụ thuộc vào tần số âm.

Câu 3. Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào?

A. Từ 0 dB đến 1000 dB.

B. Từ 10 dB đến 100 dB.

C. Từ -10 dB đến 100dB.

D. Từ 0 dB đến 130 dB.

Lời giải:

Chọn D.

Tai người có thể nghe âm có mức cường độ từ 0 đến 130 dB.

Quảng cáo

Câu 4. Âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra có mối liên hệ với nhau như thế nào?

A. Hoạ âm có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.

B. Tần số hoạ âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.

C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2.

D. Tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ hoạ âm bậc 2.

Lời giải:

Chọn B.

Âm cơ bản có tần số f, hoạ âm có tần số 2f, 3f …

Câu 5. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng gì?

A. Làm tăng độ cao và độ to của âm;

B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.

C. Vừa khuyếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra.

D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn, làm cho tiếng đàn trong trẻo.

Lời giải:

Chọn C.

Tính chất hộp cộng hưởng âm.

Câu 6. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là

A. f = 85Hz.             B. f = 170Hz.

C. f = 200Hz.             D. f = 255Hz.

Lời giải:

Chọn C.

Khoảng cách giữa hai điểm dao động ngược pha gần nhau nhất trên một phương truyền sóng là một nửa bước sóng λ = 1,7m. Sau đó áp dụng công thức tính bước sóng λ = v.T = v/f.

Câu 7. Một sóng cơ học có tần số f = 1000Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là

A. sóng siêu âm.

B. sóng âm.

C. sóng hạ âm.

D. chưa đủ điều kiện để kết luận.

Quảng cáo

Lời giải:

Chọn B.

Sóng âm là sóng cơ học có tần số từ 16Hz đến 20000Hz. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20000Hz.

Câu 8. Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây?

A. Sóng cơ học có tần số 10Hz.

B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.

C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0μs.

D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.

Lời giải:

Chọn D.

Từ chu kỳ suy ra tần số, so sánh tần số tìm được với dải tần số 16Hz đến 20000Hz.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz.

B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.

C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz.

D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.

Lời giải:

Chọn D.

Sóng âm thanh chính là sóng âm.

Câu 10. Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?

A. Môi trường không khí loãng.

B. Môi trường không khí.

C. Môi trường nước nguyên chất.

D. Môi trường chất rắn.

Lời giải:

Chọn D.

Vận tốc âm phụ thuộc vào môi trường đàn hồi, mật độ vật chất môi trường càng lớn thì vận tốc âm càng lớn: vrắn > vlỏng > vkhí.

Câu 11. Một sóng âm 450Hz lan truyền với tốc độ 360m/s trong không khí. Độ lệch pha giữa hai điểm cách nhau 1m trên một phương truyền sóng là

A. ΔΦ = 0,5π(rad).             B. ΔΦ = 1,5π(rad).

C. ΔΦ = 2,5π(rad).             D. ΔΦ = 3,5π(rad).

Lời giải:

Chọn C.

Độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng được tính theo công thức: .

Vật lý lớp 12: Lý thuyết - bài tập có đáp án

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.

B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.

C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.

D. Âm sắc là một đặc tính của âm.

Quảng cáo

Lời giải:

Chọn A.

Nhiều nhạc cụ chưa chắc đã phát ra nhạc âm. Ví dụ: Khi dàn nhạc giao hưởng chuẩn bị nhạc cụ, mỗi nhạc công đều thử nhạc cụ của mình khi đó dàn nhạc phát ra một âm thanh hỗn độn, đó là tạp âm. Khi có nhạc trưởng chỉ đạo dàn nhạc cùng phát ra âm có cùng độ cao, đó là nhạc âm.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Âm có cường độ lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “to”.

B. Âm có cường độ nhỏ thì tai ta có cảm giác âm đó “bé”.

C. Âm có tần số lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “to”.

D. Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm.

Lời giải:

Chọn D.

Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm.

Câu 14. Nhận xét nào sau đây là không đúng? Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu, thu được:

A. tăng lên khi nguồn âm chuyển động lại gần máy thu.

B. giảm đi khi nguồn âm chuyển động ra xa máy thu.

C. tăng lên khi máy thu chuyển động lại gần nguồn âm.

D. không thay đổi khi máy thu và nguồn âm cùng chuyển động hướng lại gần nhau.

Lời giải:

Chọn D.

Theo hiệu ứng ĐốpLe khi nguồn âm và máy thu chuyển động tương đối so với nhau thì tần số máy thu thu được phụ thuộc vào vận tốc tương đối giữa chúng.

Câu 15. Một ống trụ có chiều dài 1m. ở một đầu ống có một píttông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660Hz ở gần đầu hở của ống. Tốc độ âm trong không khí là 330m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài

A. l = 0,75m.             B. l = 0,50m.

C. l = 25,0cm.             D. l = 12,5cm.

Lời giải:

Chọn D.

Để có cộng hưởng âm trong ống thì độ dài ống phải thoả mãn điều kiện lẻ lần một phần tư bước sóng.

Câu 16. Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là ?

A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.

B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.

D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Lời giải:

Chọn D.

Sóng âm trong chất khí là sóng dọc.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây về đặc trưng sinh lí của âm là ?

A. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm.

B. Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị của âm.

C. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ hay mức cường độ của âm.

D. Tai người có thể nhận biết được tất cả các loại sóng âm.

Lời giải:

Chọn D.

Tai người chỉ nhận biết được các sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.

Câu 18. Chọn phát biểu đúng

A. Các nguồn âm khi phát ra cùng âm cơ bản f sẽ tạo ra những âm sắc giống nhau.

B. Âm sắc là một đặc trưng sinh lí giúp ta phân biệt được các âm có cùng biên độ.

C. Hai âm có cùng độ cao được phát ra từ hai nguồn âm khác nhau sẽ có âm sắc khác nhau.

D. Âm phát ra từ một nhạc cụ sẽ có đường biểu diễn là một đường dạng sin.

Lời giải:

Chọn C.

Hai âm có cùng độ cao nhưng phát ra từ hai nguồn khác nhau sẽ có âm sắc khác nhau.

Câu 19. Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng

A. biên độ.              B. cường độ âm.

C. mức cường độ âm.              D. tần số.

Lời giải:

Chọn D.

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào tần số âm. Hai cùng độ cao là hai âm cùng tần số.

Câu 20. Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây là ?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.

B. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.

C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

D. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.

Lời giải:

Chọn C.

Sóng siêu âm là sóng cơ nên không truyền được trong chân không.

Xem thêm: Lý thuyết & Phương pháp giải: Các dạng bài tập về sóng âm

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85


song-am.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên