Bài tập lực điện từ (cực hay, chi tiết)
Bài viết Bài tập lực điện từ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập lực điện từ.
Bài tập lực điện từ (cực hay, chi tiết)
Bài 1 : Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
A. Chịu tác dụng của lực điện
B. Chịu tác dụng của lực từ
C. Chịu tác dụng của lực điện từ
D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi
Lời giải:
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.
Đáp án: C
Bài 2 : Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?
A. Quy tắc nắm tay phải
B. Quy tắc nắm tay trái
C. Quy tắc bàn tay phải
D. Quy tắc bàn tay trái
Lời giải:
Khi biết chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn thẳng, chiều đường sức từ, quy tắc bàn tay trái giúp ta xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
=> Quy tắc bàn tay trái dùng xác định chiều của lực điện từ
Đáp án: D
Bài 3 : : Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây
B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó
C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó
Lời giải:
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
Đáp án: C
Bài 4 : Quy tắc bàn tay trái được xác định?
A. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
B. Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
C. Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
D. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Lời giải:
Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Đáp án: D
Bài 5 : Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện.
D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm.
Lời giải:
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
=>Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
Đáp án: C
Bài 6 : Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Lời giải:
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
=> Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Đáp án: D
Bài 7 : Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
Lời giải:
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ
=> Phương án B đúng
Đáp án: B
Bài 8 : Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?
A. Cùng hướng với dòng điện
B. Cùng hướng với đường sức từ
C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ
D. Không có lực điện từ
Lời giải:
Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì không có lực điện từ .
Đáp án: D
Bài 9 : Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:
A. Từ B sang A
B. Từ A sang B
C. Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB
D. Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB
Lời giải:
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra chiều dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ B sang A
Đáp án: A
Bài 10 : Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:
Tên các cực của nam châm là:
C. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm
D. Không xác định được
Lời giải:
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:
Đáp án: A
Bài 11 : Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với các đường sức từ
D. Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với các đường sức từ
Lời giải:
Khung dây sẽ quay đến vị trí mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ thì dưng lại.
Vì: Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với các cạnh => Vì vậy, các lực này có tác dụng kéo căng (hay nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.
Đáp án: B
Bài 12 : : Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính
Lời giải:
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được lực từ tác dụng lên các đoạn dây dẫn của khung như sau:
=> Ý kiến đúng là khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay mà chỉ bị kéo căng ra
Đáp án: B
Bài 13 : Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng:
A. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng trước ra đằng sau của mặt phẳng chứa nam châm thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.
B. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Nam.
C. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.
D. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm
Lời giải:
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra:
Đáp án: C
Bài tập bổ sung
Câu 1: Lực điện từ là lực
A. xuất hiện khi một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ.
B. xuất hiện khi một nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
C. xuất hiện khi một kim nam châm đặt gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D. xuất hiện khi một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Câu 2: Theo quy tắc bàn tay trái, đặt bàn tay trái sao cho ……… hướng vào lòng bàn tay.
A. lực từ.
B. lực điện từ.
C. dòng điện.
D. đường sức từ.
Câu 3: Khi dòng điện chạy qua khung dây dẫn ABCD nằm ngang, song song với đường sức từ của nam châm. Hãy cho biết lực điện từ F tác dụng lên AB theo chiều nào?
A. Phương nằm ngang, chiều sang trái.
B. Phương nằm ngang, chiều sang phải.
C. Phương thẳng đứng, chiều đi lên.
D. Phương thẳng đứng, chiều đi xuống.
Câu 4: Hãy biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường của một nam châm điện. Dòng điện chạy qua dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía sau ra phía trước trang giấy.
A. Có chiều từ dưới lên trên.
B. Có chiều từ trên xuống dưới.
C. Có chiều từ trái qua phải.
D. Có chiều từ phải qua trái.
Câu 5: Một nam châm hình chữ U và 1 dây dẫn thẳng được bố trí như hình a, b, c, d. Dòng điện trong dòng điện cho phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía trước ra phía sau trang giấy. Hỏi trường hợp nào lực điện từ tác dụng vào dây dẫn hướng thẳng đứng lên trên?
A. trường hợp a.
B. trường hợp b.
C. trường hợp c.
D. trường hợp d.
Câu 6: Khung dây dẫn AB được móc vào một lực kế nhẹ và được đặt sao cho đoạn BC nằm lọt vào khoảng giữa hai cực của một nam châm hình chữ U (hình dưới). Số chỉ của lực kế sẽ thay đổi như thế nào khi cho dòng điện chạy qua khung dây theo chiều ABCD?
A. Không đổi.
B. Tăng.
C. Giảm.
D. Tăng dần đều.
Câu 7: Xác định phương và chiều của lực điện từ tác dụng vào điểm M trên đoạn dây dẫn AB khi đóng công tắc K trên hình sau?
A. Phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
B. Phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
C. Phương nằm ngang vuông góc với AB, chiều từ ngoài vào trong mặt phẳng hình vẽ.
D. Phương nằm ngang vuông góc với AB, chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng hình vẽ.
Câu 8: Một đoạn dây dẫn thẳng AB được đặt ở gần đầu M của một cuộn dây dòng điện chạy qua như hình. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn AB theo chiều từ A đến B thì lực điện từ tác dụng lên AB có:
A. Phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
C. Phương song song với trục của cuộn dây, chiều hướng ra xa đầu M của cuộn dây.
D. Phương song song với trục của cuộn dây, chiều hướng tới đầu M của cuộn dây.
Câu 9: Mặt cắt thẳng đứng của một đèn hình trong máy thu hình được vẽ như trong hình vẽ. Tia AA' tượng trưng cho chùm electron đến đập vào màn huỳnh quang M, các ống dây L1, L2 dùng để lái chùm tia electron theo phương nằm ngang. Chùm tia electron chuyển động từ A đến A' thì lực điện từ tác dụng lên các electron có chiều như thế nào?
A. Từ trên xuống dưới trong mặt phẳng tờ giấy.
B. Thẳng góc với mặt phẳng tờ giấy và từ trước ra sau.
C. Từ dưới lên trên trong mặt phẳng tờ giấy.
D. Thẳng góc với mặt phẳng tờ giấy và từ sau ra trước.
Câu 10: Cho các trường hợp của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua như hình vẽ:
Các trường hợp có cực Bắc (N) ở phía bên phải gồm?
A. a, b.
B. Không có.
C. a.
D. c, d.
Câu 11: Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:
Các trường hợp có lực điện từ thẳng đứng hướng lên trên hình vẽ gồm:
A. a, b.
B. c, d.
C. a.
D. Không có.
Câu 12: Quan sát hình vẽ:
Hãy cho biết chiều dòng điện và chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn CD đúng với hình nào trong các hình a, b, c hay d.
A. Hình d.
B. Hình a.
C. Hình c.
D. Hình b.
Câu 13: Một dây dẫn AB có thể trượt tự do trên hai thanh ray dẫn điện MC và ND được đặt trong từ trường mà đường sức từ vuông góc với mặt phẳng MCDN, có chiều đi về phía sau mặt tờ giấy về phía mắt ta. Hỏi thanh AB sẽ chuyển động theo hướng nào?
A. Hướng F2.
B. Hướng F4.
C. Hướng F1.
D. Hướng F3.
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập động cơ điện một chiều (cực hay, chi tiết)
- Bài tập hiện tượng cảm ứng điện từ (cực hay, chi tiết)
- Bài tập điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng (cực hay, chi tiết)
- Bài tập dòng điện xoay chiều (cực hay, chi tiết)
- Bài tập máy phát điện xoay chiều (cực hay, chi tiết)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều