Bài tập mắt (cực hay, chi tiết)



Bài viết Bài tập mắt với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập mắt.

Bài tập mắt (cực hay, chi tiết)

Bài 1 : Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

A. Thể thủy tinh và thấu kính

B. Thể thủy tinh và màng lưới

C. Màng lưới và võng mạc

D. Con ngươi và thấu kính

Lời giải:

Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc)

Đáp án: B

Bài 2 : Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là

A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

B. Ảnh ảo lớn hơn vật.

C. Ảnh thật nhỏ hơn vật.

D. Ảnh thật lớn hơn vật.

Lời giải:

Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Đáp án: C

Bài 3 : Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:

A. Thể thủy tinh của mắt.

B. Võng mạc của mắt.

C. Con ngươi của mắt.

D. Lòng đen của mắt.

Lời giải:

Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Ta có, màng lưới hay còn gọi là võng mạc

Đáp án: B

Bài 4 : Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như

A. Gương cầu lồi

B. Gương cầu lõm

C. Thấu kính hội tụ

D. Thấu kính phân kỳ

Lời giải:

Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm

Đáp án: C

Bài 5 : Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở

A. Trước màng lưới của mắt.

B. Trên màng lưới của mắt.

C. Sau màng lưới của mắt.

D. Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.

Lời giải:

Ta có: Dù mắt có phải điều tiết hay không điều tiết thì muốn nhìn thấy vật thì ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới của mắt

Đáp án: B

Bài 6 : Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:

A. Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

B. Thay đổi đường kính của con ngươi.

C. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

D. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Lời giải:

Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)

Đáp án: C

Bài 7 : Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.

B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.

C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.

D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

Lời giải:

A - sai vì: Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn

B - sai vì: Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận và khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất

C - sai vì: Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn

D - đúng

Đáp án: D

Bài 8 : Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất.

B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.

C. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi.

D. Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới.

Lời giải:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Khi nhìn vật ở xa vô cực (điểm cực viễn) mắt không phải điều tiết

Đáp án: B

Bài 9 : Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng

A. từ điểm cực cận đến mắt.

B. từ điểm cực viễn đến vô cực.

C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. từ điểm cực viễn đến mắt.

Lời giải:

Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt

=> Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng giới hạn nhìn rõ này.

Đáp án: C

Bài 10 : Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt?

A. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

B. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.

C. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.

D. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Lời giải:

Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt

Đáp án: A

Bài 11 : Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là

A. Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.

B. Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.

C. Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.

Lời giải:

Ta thấy, về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là cùng tạo ra ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Đáp án: B

Bài 12 : Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí:

A. trên thể thủy tinh của mắt.

B. trước màng lưới của mắt.

C. trên màng lưới của mắt.

D. sau màng lưới của mắt.

Lời giải:

Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở trên màng lưới của mắt.

Đáp án: C

Bài 13 : Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là:

A. thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.

B. màng lưới có thể thay đổi độ cong.

C. thể thủy tinh có thể di chuyển được.

D. màng lưới có thể di chuyển được.

Lời giải:

Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.

Đáp án: A

Bài 14 : Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở

A. điểm cực cận

B. điểm cực viễn

C. khoảng cực cận

D. khoảng cực viễn

Lời giải:

Ta có: Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy tinh có tiêu cự dài nhất.

Đáp án: B

Bài 15 : Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở

A. điểm cực cận

B. điểm cực viễn

C. khoảng cực cận

D. khoảng cực viễn

Lời giải:

Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất)

Đáp án: A

Bài 16 : Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.

A. 0,5cm

B. 1,0cm

C. 1,5cm

D. 2,0cm

Lời giải:

d=20m

d′=2cm=0,02m

h=10m

Ta có:

Bài tập mắt (cực hay, chi tiết)

Đáp án: B

Bài 17 : Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt

A. 0cm

B. 2cm

C. 5cm

D. vô cùng

Lời giải:

Một người nhìn rõ một vật => ảnh ở trên võng mạc.

Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt chính bằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt và bằng 2cm.

Đáp án: B

Bài tập tự luyện

Bài 1: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 60 cm và điểm cực cận cách mắt 12 cm. Nếu người ấy muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ bao nhiêu?

Bài 2: Một người ra cửa hàng mua được một chiếc kính biết rằng khi đeo kính trên thì người đó có thể nhìn các vật xa vô cùng. Hỏi mắt người đó bị tật gì, mua kính gì?

Bài 3: Khoảng nhìn thấy của một mắt là từ 18 cm đến 50 cm. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm. Tìm khoảng tiêu cự của mắt đó.

Bài 4: Một cháu nhỏ cao 110 cm, mắt cách đỉnh đầu 10 cm, đứng soi qua một vũng nước ngay dưới chân cháu để nhìn mắt mình, mắt không điều tiết. Hỏi cháu bé phải dùng kính có độ tụ nào để sửa tật cho mắt.

Bài 5: Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua một kinh lúp có tiêu cự 12 cm. Xem như kính đặt sát mắt. Độ bội giác của ảnh biến thiên trong khoảng nào?

Bài 6: A có khoảng nhìn thấy từ 20 cm đến 120 cm, B có khoảng nhìn thấy từ 50 cm. Hỏi mắt của họ có vấn đề gì không? Nếu có thì họ phải sử dụng loại kính gì để có thể cải thiện được khoảng nhìn thấy của mình? Vì sao?

Bài 7: Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự 12 cm. Xem như kính đặt sát mắt. Vật phải nằm trong khoảng nào trước kính?

Bài 8: Tìm điểm cực cận của mắt. Biết rằng khi đeo kính lão thì vật ở khoảng cách 30 cm thì sẽ nhìn được ảnh lớn gấp 10 lần vật, và khoảng cách tối thiểu để nhìn rõ vật khi đeo kính là 20 cm.

Bài 9: Một người có khả năng nhìn rõ các vật cách mắt từ 50 cm. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm. Tìm khoảng tiêu cự của mắt đó.

Bài 10: Một người cận thị dùng một gương phẳng để soi, biết gương đất cách mắt từ 8 cm đến 20 cm thì mắt có thể quan sát được hình ảnh trong gương. Hỏi khoảng nhìn của người đó là bao nhiêu?

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên