Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều Bài 12: Triều Nguyễn
Với giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 12: Triều Nguyễn sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5.
- Câu 1 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 2 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 3 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 4 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 5 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 6 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 7 trang 33 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 8 trang 34 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 9 trang 34 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
Giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều Bài 12: Triều Nguyễn
Lựa chọn đáp án đúng trong các câu từ 1 đến 5.
Câu 1 trang 32 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Vị vua lập ra Triều Nguyễn là
A. Gia Long
B. Minh Mạng.
C. Tự Đức.
D. Hàm Nghi.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Sau khi đánh bại Triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Anh lên ngôi, lập ra Triều Nguyễn, lấy hiệu là Gia Long.
Câu 2 trang 32 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Vị vua nào dưới đây của Triều Nguyễn được coi là vị vua của những cải cách?
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Thiệu Trị.
D. Tự Đức.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vị vua của Triều Nguyễn được coi là vị vua của những cải cách là vua Minh Mạng.
Câu 3 trang 32 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Năm 1858 diễn ra sự kiện nào dưới đây?
A. Bộ Hoàng Việt luật lệ được ban hành.
B. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
C. Vua Hàm Nghi phát dụ Cần vương.
D. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 4 trang 32 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Vị quan nào dưới đây đã có công khai phá và lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình), huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Nguyễn Lộ Trạch.
C. Phan Đình Phùng.
D. Nguyễn Công Trứ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vị quan đã có công khai phá và lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình), huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay là Nguyễn Công Trứ.
Câu 5 trang 32 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Bãi Sậy.
B. Ba Đình.
C. Hương Khê.
D. Yên Thế.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
Câu 6 trang 32 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Ghép tên nhân vật ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B để thấy được vai trò của các nhân vật lịch sử dưới thời Nguyễn.
Hướng dẫn giải
1 – D
2 – C
3 – G
4 – A
5 – B
6 – E
Câu 7 trang 33 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đọc câu chuyện Phan Đình Phùng và khởi nghĩa Hương Khê trong SGK trang 58, chọn đúng hoặc sai trong các ý A, B, C, D dưới đây:
A. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã tập hợp được đông đảo người dân cả nước tham gia.
B. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thể hiện được tinh thần yêu nước, chống Pháp xâm lược của nhân dân.
C. Nghĩa quân Hương Khê đã tự chế tạo được vũ khí hiện đại, kỉ luật chiến đấu cao.
D. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại do mất cảnh giác, không có sự phòng bị.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B, C
Nhận định A, D chưa đúng. Vì:
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã tập hợp người dân bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tham gia.
- Thất bại của Khởi nghĩa Hương Khê là do nhiều yếu tố, bao gồm: sự chênh lệch về vũ khí trang bị, lực lượng; chiến thuật chiến lược còn hạn chế;... chứ không phải do mất cảnh giác.
Câu 8 trang 34 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát từ hình 1 đến hình 3, hãy:
a) Cho biết tên của ba nhân vật lịch sử trên.
b) Tìm hiểu và giới thiệu về một trong ba nhân vật đó theo gợi ý. tiểu sử, đức tính hoặc tài năng, đóng góp nổi bật với lịch sử dân tộc; điều em học được từ nhân vật.
Hướng dẫn giải
a) Hình 1 là vua Gia Long, hình 2 là vua Minh Mạng, hình 3 là vua Hàm Nghi.
b) Tìm hiểu và giới thiệu về một nhân vật (Học sinh có thể chọn một vị vua để tìm hiểu và giới thiệu). Dưới đây là gợi ý.
- Vua Gia Long.
+ Tên thật là Nguyễn Ánh; năm 1802, ông lên ngôi vua, lập ra Triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long. Năm 1804, vua đặt quốc hiệu là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế ngày nay). Ông đã thực hiện nhiều chính sách tạo cơ sở cho một đất nước thống nhất, phát triển.
+ Điều học sinh có thể học được từ nhân vật là sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi nghiệp lớn.
- Vua Minh Mạng:
+ Là vị vua thứ hai của Triều Nguyễn; trong hơn 20 năm trị vì, vua Minh Mạng đã thực hiện nhiều chính sách quan trọng nhằm củng cố và phát triển đất nước: cải cách hành chính, khai hoang, tiếp thu khoa học – kĩ thuật của phương Tây,...
+ Điều học sinh có thể học được từ nhân vật là sự chuyên tâm vào công việc, ý thức ham học hỏi,...
- Vua Hàm Nghi:
+ Là vị vua thứ tám của Triều Nguyễn; năm 1885, vua Hàm Nghi phát dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân giúp vua đánh giặc. Cuối năm 1888, vua Hàm Nghĩ bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri (Algeria). Trong suốt thời gian bị lưu đày, nhà vua vẫn giữ cốt cách của người Việt.
+ Điều học sinh có thể học được từ nhân vật là tinh thần yêu nước, yêu và gìn giữ văn hoá, cốt cách của người Việt,...
Câu 9 trang 34 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Sưu tầm tư liệu và kể một câu chuyện về một nhân vật tiêu biểu của Triều Nguyễn mà em yêu thích.
Hướng dẫn giải
Học sinh có thể sưu tầm tư liệu và kể câu chuyện về một trong các nhân vật tiêu biểu của Triều Trần như: vua Gia Long, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng,...
(*) Tham khảo:
- Câu chuyện về Nguyễn Công Trứ và đóng góp của ông:
+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nông dân không có ruộng đất cày cấy, bỏ làng đi phiêu tán và nổi dậy chống triều đình.
+ Nhận thấy vùng Duyên hải Bắc Bộ còn nhiều đất có thể khẩn hoang. Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ xin triều đình cấp tiền công, tiền gạo để tập hợp dân nghèo khai khẩn.
+ Năm 1828, vua Minh Mạng cử Nguyễn Công Trứ làm Doanh điển sứ, chuyên coi việc khai khẩn ruộng đất.
+ Nguyễn Công Trứ đã chiêu mộ dân phiêu tán khai phá được một vùng đất đai rộng lớn miền ven biển, lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay.
Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VBT Lịch sử và Địa lí lớp 5 Cánh diều của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Lịch sử và Địa lí 5 (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều