Vở thực hành Ngữ Văn 7 Thực hành Tiếng Việt trang 28 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Thực hành Tiếng Việt trang 28 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Giải VTH Ngữ Văn 7 Thực hành Tiếng Việt trang 28 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 28 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thiện bảng so sánh tục ngữ và thành ngữ.

Trả lời:

Tục ngữ

Thành ngữ

Giống nhau

Đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

Khác nhau

Hình thức

Tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Thành ngữ gồm các từ đều là từ đơn, đứng độc lập, có nghĩa riêng; chia thành các cặp đối xứng nhau, không cần liên kết hoặc phụ thuộc vào từ khác.

Nội dung

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói.





Quảng cáo

Bài tập 2 trang 29 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Gạch chân các thành ngữ và chỉ rõ các thành ngữ vừa tìm được thuộc thành phần nào trong câu:

a. Mẹ suốt đời một nắng hai sương để chăm lo cho con.

b. Ông bà đã sống bên nhau đến đầu bạc răng long.

c. Cặp đôi thanh mai trúc mã là một minh chứng cho tình yêu đích thực.

d. Anh ấy làm việc gì cũng kiểu đẽo cày giữa đường.

Trả lời:

a. Mẹ suốt đời một nắng hai sương để chăm lo cho con.

⇒ Vị ngữ

b. Ông bà đã sống bên nhau đến đầu bạc răng long.

⇒ Vị ngữ

c. Cặp đôi thanh mai trúc mã là một minh chứng cho tình yêu đích thực.

⇒ Chủ ngữ

d. Anh ấy làm việc gì cũng kiểu đẽo cày giữa đường.

⇒ Vị ngữ.

Quảng cáo

Bài tập 3 trang 29 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Gạch chân các thành ngữ và phân tích tác dụng của chúng.

a. Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

(Tú Xương – Thương vợ)

b. Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

Trả lời:

Quảng cáo

a. Thành ngữ: Năm nắng mười mưa

- Tác dụng: Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được Tú Xương diễn đạt trong câu thơ chỉ sự vất vả, tất bật lo toan của bà Tú, không dám ngơi nghỉ dù nắng hay mưa. Đó cũng là cuộc sống, số phận khổ cực mà bà Tú phải chịu. Đây là thành ngữ quen thuộc trong vô số thành ngữ của Việt Nam, giờ đây được Tú Xương vận dụng vào thơ của mình, điều đó càng chứng tỏ sự đồng cảm, thương vợ của ông.

b. Thành ngữ: Chân cứng đá mềm / Trời yên biển lặng.

- Tác dụng: Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khỏe, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Thành ngữ “Trời yên biển lặng” cũng trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.

Bài tập 4 trang 30 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Sắp xếp các ngữ liệu sau vào bảng bên dưới sao cho phù hợp. Vì sao em lại sắp xếp như vậy?

1. Xấu như ma.

2. Đẹp như tiên.

3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

4. Đói cho sạch, rách cho thơm.

5. Góp gió thành bão.

6. Ruột để ngoài da.

7. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

8. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

9. Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ

Thành ngữ



Lí do:

Lí do:

Trả lời:

Tục ngữ

Thành ngữ

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Đói cho sạch, rách cho thơm

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Xấu như ma

Đẹp như tiên

Góp gió thành bão

Ruột để ngoài da

Ếch ngồi đáy giếng

Lí do: Các câu trên phản ánh quan niệm của nhân dân, mỗi câu có 2 vế, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Lí do: Các câu trên ngắn gọn, có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Bài tập 5 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại 2 câu tục ngữ, 2 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. Nêu tác dụng.

Trả lời:

- Thành ngữ:

Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn.

Vt c chày ra nước.

à Tác dụng: Gây ấn tượng về tình cảm vợ chồng / về độ tằn tiện, ki bo của một người nào đó. Tăng sức biểu cảm.

- Tục ngữ:

Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng

Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không

à Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả của con người ăn ít nhưng làm nhiều / có nhiều tiền thì mua chi cũng được, dù mua tiên là nhân vật không tưởng. Tăng sức biểu cảm.

Bài tập 6 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đặt câu với các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được ở bài tập 5.

Trả lời:

- Vợ chồng nhà anh ấy đã cùng nhau giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, đúng là “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”.

- Anh ta keo kiệt đến nỗi vắt cổ chày ra nước.

- Bác ấy rất vất vả, ngày nào cũng ăn một bát cháo chạy ba quãng đường.

- Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, đúng như câu nói “Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không”.

Bài tập 7 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ (hoặc tục ngữ) về một chủ đề tự chọn.

Trả lời:

Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba – Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VTH Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên