Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em
Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em
Bài tập trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
- Đề tài của đoạn văn là: ................................................
- Mục đích viết là: .....................................................
- Người đọc: .......................................................
- Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU THU THẬP TƯ LIỆU ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO | ||||
Tên bài thơ |
Thể thơ |
Tên tác giả |
Nguồn (NXB/trang Web) |
Nội dung |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Từ tư liệu đã tìm, em hãy đọc diễn cảm bài thơ vài lần và ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của mình vào phiếu tìm ý sau:
PHIẾU TÌM Ý ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO 1. Cảm xúc của tôi khi đọc bài thơ này là: ...................................... 2. Bài thơ này gợi cho tôi những suy nghĩ về: ................................. |
Mở đoạn |
Tên bài thơ, tên tác giả |
|
Cảm nghĩ chung về bài thơ |
||
Thân đoạn |
Cảm xúc, suy nghĩ |
|
Bằng chứng |
||
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm nghĩ |
|
Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân |
Bước 3: Viết đoạn
........................................................................................
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Hãy sử dụng bảng kiểm sau để kiểm soát đoạn văn và điều chỉnh những chỗ chưa đạt:
Bảng kiểu đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Các phần của đoạn văn |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Mở đoạn |
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. |
||
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ. |
|||
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và khái quát về bài thơ. |
|||
Thân đoạn |
Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ theo trình tự hợp lí. |
||
Làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. |
|||
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. |
||
Dùng dấu câu để kết thúc đoạn văn. |
|||
Diễn đạt |
Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp (ví dụ: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng). |
||
Viết đúng chính tả, ngữ pháp. |
|||
Dùng từ phù hợp. |
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
- Đề tài của đoạn văn là: tình cảm cha con
- Mục đích viết là: nêu cảm nghĩ về hình ảnh người cha trong bài thơ.
- Người đọc: thầy cô, bạn bè, bố mẹ,...
- Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU THU THẬP TƯ LIỆU ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO | ||||
Tên bài thơ |
Thể thơ |
Tên tác giả |
Nguồn (NXB/trang Web) |
Nội dung |
Những cánh buồm |
Tự do |
Hoàng Trung Thông |
thivien.net |
Thông qua hình ảnh người cha dắt con đi trên cát, người đọc thấy được tình cảm âm thầm yêu thương, luôn chở che và thôi thúc con tự bước đi trên đôi chân của mình. |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Từ tư liệu đã tìm, em hãy đọc diễn cảm bài thơ vài lần và ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của mình vào phiếu tìm ý sau:
PHIẾU TÌM Ý ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO 1. Cảm xúc của tôi khi đọc bài thơ này là: xúc động, bồi hồi khi nghĩ về cha. 2. Bài thơ này gợi cho tôi những suy nghĩ về: tình cảm của cha lớn lao, thầm lặng, tình phụ tử luôn thiêng liêng. |
Mở đoạn |
Tên bài thơ, tên tác giả |
Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông |
Cảm nghĩ chung về bài thơ |
Gợi nên nhiều rung động về tình cha. |
|
Thân đoạn |
Cảm xúc, suy nghĩ |
Cảm động, cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến của người cha dành cho con. |
Bằng chứng |
Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha. |
|
Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. | ||
Người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. | ||
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm nghĩ |
Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em. |
Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân |
Xúc động và yêu thương, biết ơn cha mình nhiều hơn. |
Bước 3: Viết đoạn
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy, cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Hãy sử dụng bảng kiểm sau để kiểm soát đoạn văn và điều chỉnh những chỗ chưa đạt:
Bảng kiểu đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Các phần của đoạn văn |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Mở đoạn |
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. |
x |
|
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ. |
x |
||
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và khái quát về bài thơ. |
x |
||
Thân đoạn |
Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ theo trình tự hợp lí. |
x |
|
Làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. |
x |
||
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. |
x |
|
Dùng dấu câu để kết thúc đoạn văn. |
x |
||
Diễn đạt |
Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp (ví dụ: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng). |
x |
|
Viết đúng chính tả, ngữ pháp. |
x |
||
Dùng từ phù hợp. |
x |
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nội dung câu chủ đề của đoạn văn là: ....
Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Phần thân đoạn được tóm tắt như sau: ....
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VTH Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST