Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ

Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ

Bài tập trang 68 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc có cả hai yếu tố trên.

Quảng cáo

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Hoạt động xã hội mà em sẽ kể lại là:

........................................................................................................................

- Tình huống thực hiện bài viết viết:

........................................................................................................................

- Mục đích viết bài này là:

........................................................................................................................

- Những người có thể đọc bài viết này là:

........................................................................................................................

- Cách viết mà em lựa chọn là:

........................................................................................................................

- Tài liệu cần thu thập:

Quảng cáo

STT

Loại tài liệu

Cách thức thu thập

1

Thông tin, hình ảnh, ghi chép cá nhân về quá trình tham gia hoạt động.


2

Tư liệu về hoạt động xã hội sẽ viết.


Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

PHIẾU TÌM Ý

KỂ LẠI MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐỂ LẠI CHO BẢN THÂN

SUY NGHĨ, TÌNH CẢM SÂU SẮC

Hoạt động xã hội sẽ kể: ........................................

Sự việc

Không gian và thời gian diễn ra hoạt động

Quang cảnh và con người

Cảm nhận, suy nghĩ của tôi

















Suy nghĩ, cảm nhận chung về hoạt động: ...................................................................


Quảng cáo

PHIẾU LẬP DÀN Ý BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Mở bài

Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể


Thân bài

Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội


Kể lại trình tự hoạt động có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm


Kết bài

Khẳng định ý nghĩa hoạt động


Nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của bản thân về hoạt động


Bước 3: Viết bài

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Đọc và kiểm tra bài văn dựa vào bảng kiểm sau:

Quảng cáo

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu được hoạt động xã hội sẽ kể.



Thân bài

Hoạt động được kể lại theo ngôi thứ nhất.



Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động.



Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí



Sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm, hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.



Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của hoạt động



Nêu được suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.



Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ.



Đọc lại bài viết từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi:

1. Điều em thích ở bài viết này là:

........................................................................................................................

2. Những điều cần điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài:

........................................................................................................................

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Hoạt động xã hội mà em sẽ kể lại là: phong trào giúp đỡ trẻ em nghèo trên vùng cao diễn ra hằng năm ở trường học.

- Tình huống thực hiện bài viết viết: Em cảm thấy xúc động sâu sắc trước phong trào ý nghĩa đó.

- Mục đích viết bài này là: Kể lại cho mọi người về một hoạt động ý nghĩa thiết thực tới cộng đồng để lan tỏa tinh thần sẻ chia, yêu thương.

- Những người có thể đọc bài viết này là: Thầy cô, bạn bè, gia đình

- Cách viết mà em lựa chọn là: bài văn có bố cục 3 phần

- Tài liệu cần thu thập:

STT

Loại tài liệu

Cách thức thu thập

1

Thông tin, hình ảnh, ghi chép cá nhân về quá trình tham gia hoạt động.

Tập hợp từ trang web trường và nhật kí hoạt động cá nhân.

2

Tư liệu về hoạt động xã hội sẽ viết.

Trang web trường, internet

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

PHIẾU TÌM Ý

KỂ LẠI MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐỂ LẠI CHO BẢN THÂN

SUY NGHĨ, TÌNH CẢM SÂU SẮC

Hoạt động xã hội sẽ kể: Phong trào giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao

Sự việc

Không gian và thời gian diễn ra hoạt động

Quang cảnh và con người

Cảm nhận, suy nghĩ của tôi

Tổ chức buổi sinh hoạt để phổ biến cho học sinh toàn trường về hoạt động.

- Thời gian: Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.

- Không gian: sân trường

- Học sinh háo hức được làm việc tốt.

- Rất vui vì những hoạt động ý nghĩa được duy trì hằng năm.

Quá trình quyên góp diễn ra theo lớp.

- Thời gian: trong 1 tuần sau đó.

- Không gian: lớp học

- Các bạn tham gia tích cực.

- Cảm thấy tự hào về hoạt động ý nghĩa và hành động dù nhỏ bé nhưng đem lại niềm vui cho cộng đồng.

Cán bộ lớp tổng hợp lại và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm

- Thời gian: trong 1 tuần sau đó.

- Không gian: lớp học

- Rất nhiều quần áo được quyên góp.

- Cô đã tuyên dương cả lớp rất tích cực trong phong trào ủng hộ.

Các món quà được nhà trường tổng hợp và gửi đến các bạn nhỏ khó khăn vùng cao.

- Thời gian: tuần tiếp theo

- Không gian: toàn trường, các điểm trường khó khăn vùng cao.

Tất cả các thành viên trong lớp đều rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa.

Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Suy nghĩ, cảm nhận chung về hoạt động: Những việc tốt sẽ giúp lan tỏa điều tốt đẹp. Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.


PHIẾU LẬP DÀN Ý BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Mở bài

Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể

Phong trào giúp đỡ trẻ em nghèo trên vùng cao

Thân bài

Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội

Chúng em có thể ủng hộ bằng hiện vật hoặc một số tiền nhỏ (trích từ số tiền mừng tuổi của mình) gửi tới các bạn nhỏ vùng cao còn khó khăn.

Kể lại trình tự hoạt động có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

- Tổ chức buổi sinh hoạt để phổ biến cho học sinh toàn trường về hoạt động.

- Quá trình quyên góp diễn ra theo lớp.

- Cán bộ lớp tổng hợp lại và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.

- Các món quà được nhà trường tổng hợp và gửi đến các bạn nhỏ khó khăn vùng cao.

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa hoạt động

Những việc tốt sẽ giúp lan tỏa điều tốt đẹp.

Nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của bản thân về hoạt động

Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.

Bước 3: Viết bài

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - Đó là những lời trong bài “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lời hát đã giúp em hiểu được ý nghĩa của lòng tốt.

Hằng năm, sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, trường em sẽ phát động nhiều hoạt động từ thiện, trong đó có phong trào giúp đỡ trẻ em nghèo trên vùng cao. Cô giáo tổng phụ trách đã có một buổi sinh hoạt để phổ biến cho học sinh toàn trường. Chúng em có thể ủng hộ bằng hiện vật hoặc một số tiền nhỏ (trích từ số tiền mừng tuổi của mình). Thời gian tiếp nhận ủng hộ diễn ra trong vòng một tuần.

Đối với lớp của em, cô giáo chủ nhiệm đã giao cho lớp trưởng và lớp phó lao động phụ trách giám sát công việc. Hai bạn đã phân công đến tổ trưởng việc tiếp nhận, thống kê lại những đồ vật hay số tiền ủng hộ. Thời gian tiếp nhận chỉ trong ba ngày: thứ hai, thứ ba và thứ tư. Các bạn trong lớp tham gia rất tích cực.

Rất nhiều quần áo, đồ dùng học tập đã đã được đem đến. Các bạn tổ trưởng sẽ có một cuốn sách để ghi lại danh sách món đồ, số lượng hay số tiền của từng bạn. Trước đó, các món đồ được yêu cầu phải sắp xếp gọn gàng trong túi nên việc kiểm tra, phân loại rất dễ dàng. Với riêng em, em đã trích một khoản từ tiền mừng tuổi để mua những món đồ dùng học tập như: bút mực, tập vở hay cặp sách. Ngoài ra, em còn xin phép mẹ đem một số bộ quần áo còn mới, nhưng không mặc vừa nữa để đem đi ủng hộ. Mẹ đã đồng ý, còn giúp em giặt sạch quần áo, gấp lại gọn gàng và bỏ vào túi. Sáng hôm sau, em mang đến nộp cho bạn tổ trưởng.

Sau một tuần tiếp nhận ủng hộ, lớp em đã quyên góp được năm mươi bộ quần áo, một trăm quyển vở, hai mươi chiếc bút mực, năm cái cặp sách và một triệu đồng tiền mặt. Vào tiết sinh hoạt, bạn tổ trưởng đã tổng hợp và báo cáo lại cho cô giáo chủ nhiệm. Cô đã tuyên dương cả lớp rất tích cực trong phong trào ủng hộ.

Sau đó, tất cả sẽ được đem nộp lên cho nhà trường để chuyển lên vùng cao cho các bạn học sinh. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả các thành viên trong lớp đều rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa.

Những việc tốt sẽ giúp lan tỏa điều tốt đẹp. Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Đọc và kiểm tra bài văn dựa vào bảng kiểm sau:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu được hoạt động xã hội sẽ kể.

x


Thân bài

Hoạt động được kể lại theo ngôi thứ nhất.

x


Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động.

x


Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí

x


Sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm, hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.

x


Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của hoạt động

x


Nêu được suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.

x


Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

x


1. Điều em thích ở bài viết này là: Bài viết đầy đủ 3 phần và đã kể lại hoạt động xã hội vô cùng ý nghĩa với cộng đồng, từ đó có thể lan tỏa, nâng cao ý thức vì mọi người, tấm lòng sẻ chia, yêu thương của các bạn học sinh.

2. Những điều cần điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài:

- Kết bài có thể viết thêm một số cảm xúc cá nhân để bài viết chỉnh chu hơn.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VTH Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên