Vở thực hành Ngữ văn 9 Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 69 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Có thể cho rằng nền văn học Việt Nam “vừa cổ xưa vừa non trẻ”:

- “Cổ xưa” vì: ................................................................

- “Non trẻ” vì: ...............................................................

Trả lời:

Có thể cho rằng nền văn học Việt Nam “vừa cổ xưa vừa non trẻ”:

- “Cổ xưa” vì: Văn học Việt Nam gắn với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời kì các Vua Hùng, gắn với văn học dân gian truyền miệng vốn có vị trí rất quan trọng.

- “Non trẻ” vì: khác với các nền văn học như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp,... là nền văn học “già” có từ thời gian trục trước Công Nguyên, văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa”.

Bài tập 2 trang 69 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Điền thông tin về các thời kì hình thành và phát triển của nền văn học viết Việt Nam vào bảng sau:

Thời kì

Nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết và thể loại

 

 

Trả lời:

Quảng cáo

Thời kì

Nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết và thể loại

Thời kì trung đại (từ khoảng thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX) bao gồm 4 giai đoạn: giai đoạn thế kỉ X – XIV; giai đoạn thế kỉ XV – XVII; giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX; giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.

• Giai đoạn thế kỉ X – XIV: Văn học viết chủ yếu vay mượn và cải biến từ ngôn ngữ,

văn tự (chữ Hán) đến các thể loại, phong cách, điển cố, thể thức nhưng đã có những thành

tựu “độc đáo” (thời Lý – Trần). Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ XII – XIII và đến thế kỉ XV văn học

bằng chữ Nôm đã xuất hiện và phát triển song song với văn học viết bằng chữ Hán.

• Giai đoạn thế kỉ XV – XVII: Văn học viết bằng chữ Hán đã đạt đến đỉnh cao (thời - Hậu Lê). Văn học viết bằng chữ Nôm đã “phát triển rầm rộ. Các thể loại chủ yếu vẫn vay mượn từ văn học Trung Hoa nhưng “đã vượt qua sự mô phỏng tầm thường để đạt đến tinh hoa như nguyên mẫu và đi sâu biểu đạt tâm hồn dân tộc mình”. Sự Việt hoá thể loại như vậy tập trung trước tiên ở nội dung tác phẩm. O SONG

• Giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX: Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm - phát triển song song. Tuy nhiên văn học viết bằng chữ Nôm “phát triển rầm rộ, đạt đến cực thịnh trong thế kỉ XVIII, cơ hồ lấn át thơ văn chữ Hán. Đồng thời, văn học viết bằng chữ Nôm đã “sáng tạo ra các thể loại văn học độc lập của người Việt, Việt hoá nhiều thể loại văn học chữ Hán, biến thành tài sản của riêng người Việt [...] giúp cho văn học cổ điển Việt Nam thoát dần các khuôn mẫu Hán, trở về với các truyền thống Đông Nam Á, như các truyện thơ, để trở thành nền văn học độc lập, biểu hiện sâu sắc tâm hồn Việt Nam”. Sự Việt hoá thể loại đã thể hiện ở cả hình thức và nội dung tác phẩm văn học.

• Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Quá trình tiếp xúc với văn hoá Pháp, văn hoá phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn của văn học Việt Nam: “Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chữ Hán và các kì thi Hán học bị bãi bỏ, chữ quốc ngữ thịnh hành và cùng với nó, một nền văn học hiện đại theo kiểu châu Âu dần dần xuất hiện.”.

Thời kì hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay) có thể được phân kì thành 3 giai đoạn: giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945; giai đoạn 1945 – 1975; giai đoạn từ 1975 đến nay.

• Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945: “Ở Việt Nam hình thành một nền văn học hiện đại thực thụ”, “văn học Việt Nam (từ một nền văn học trung đại cổ xưa với truyền thống khu vực) đã hoá thân thành một nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, trở thành một bộ phận của văn học thế giới".

• Giai đoạn 1945 – 1975: “Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo - khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, văn học thiên về phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc”; “Sau năm 1954, đất nước chia làm hai miền, văn học miền Bắc vẫn đi vào con đường văn học vô sản, xã hội chủ nghĩa; còn ở miền Nam văn học đi theo ảnh hưởng của văn học Âu Mỹ đương đại”.

• Giai đoạn từ 1975 đến nay: “Sau năm 1975, đất nước thống nhất nhưng gặp nhiều khó khăn về kinh tế, khó khăn do chiến tranh biên giới phía tây nam và chiến tranh biên giới phía bắc gây ra. Văn học bộc lộ những yếu kém của chính sách văn nghệ, dẫn đến cuộc đổi mới có tính “cởi trói” cuối năm 1986. Cuối những năm chín mươi của thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI, sự thâm nhập của in-tơ-nét cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (2007), văn học có những đổi thay mới....

Quảng cáo

Bài tập 3 trang 70 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Mối quan hệ, điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kì trung đại.

Mối quan hệ giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kì trung đại:

.....................................................................................................

Điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kỳ trung đại

Điểm tương đồng



Điểm khác biệt

Văn học viết bằng chữ Hán

Văn học viết bằng chữ Nôm



Trả lời:

Mối quan hệ giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kì trung đại:

Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm là hai bộ phận văn học quan trọng thời kì trung đại, làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Hán ra đời cùng với sự hình thành của văn học viết Việt Nam. Văn học chữ Nôm ra đời khi văn học viết đã có thành tựu và tạo nên bản sắc của nền văn học dân tộc cả về hình thức và nội dung.

Quảng cáo

Điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm trong thời kỳ trung đại

Điểm tương đồng

Cùng chung một số thể loại, hình thức nghệ thuật “di thực” từ Trung Hoa nhưng chú trọng “đi sâu biểu đạt tâm hồn của dân tộc mình”

=> Hai bộ phận văn học cùng thể hiện lịch sử tâm hồn của dân tộc, bản sắc của con người, đất nước Việt Nam.

Điểm khác biệt

Văn học viết bằng chữ Hán

Văn học viết bằng chữ Nôm

Chữ Hán là loại chữ vay mượn hoàn toàn của Trung Hoa. Cùng với sự vay mượn về văn tự, các yếu tố hình thức khác cũng được mô phỏng, vay mượn gần như nguyên vẹn, mang tính khuôn mẫu như: “văn ngôn, các thể loại, thậm chí cả phong cách, điển cố, thể thức diễn đạt”...

Chữ Nôm là loại chữ được mô phỏng từ chữ Hán nhưng được sử dụng để sáng tác bằng tiếng Việt.

cùng với sự phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm, các yếu tố hình thức nghệ thuật của văn học Việt Nam cũng thay đổi, phát triển: “Nó đã sáng tạo ra các thể loại văn học độc lập của riêng người Việt, Việt hoá nhiều thể loại văn học chữ Hán [...] giúp cho văn học cổ điển Việt Nam thoát dần các khuôn mẫu Hán...".

Bài tập 4 trang 70 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Những yếu tố lịch sử, xã hội có ảnh hưởng quan trọng, tạo nên đặc điểm nổi bật của văn học viết Việt Nam thế kỉ XX: ........

Trả lời:

Những yếu tố lịch sử, xã hội có ảnh hưởng quan trọng, tạo nên đặc điểm nổi bật của văn học viết Việt Nam thế kỉ XX:

- Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá phương Tây bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX cùng với những biến động lớn trong lịch sử dân tộc: “Sự xâm lược của thực dân Pháp, một mặt gây nên những biến động chính trị, xã hội, mặt khác tạo nên những tiếp xúc của Việt Nam với phương Tây, dấy lên phong trào canh tân theo các tư tưởng tư sản Âu Mỹ. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chữ Hán và các kì thi Hán học bị bãi bỏ, chữ quốc ngữ thịnh hành và cùng với nó, một nền văn học hiện đại theo kiểu châu Âu dần dần xuất hiện”.

- Những biến động lịch sử, xã hội ảnh hưởng tới sự thay đổi của văn học về nghệ thuật và nội dung: Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945; công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập dân tộc từ 1945 – 1954 và từ 1954 - 1975; công cuộc xây - dựng lại đất nước sau 1975 và đổi mới từ 1986 đến nay.

Bài tập 5 trang 71 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Biểu hiện tính truyền thống và hiện đại của nền văn học Việt Nam:

1

2

3




Trả lời:

1

2

3

Hình thức chữ viết: Bắt đầu với văn học viết bằng chữ Hán và đạt thành tựu rực rỡ trong thời kì trung đại, văn học Việt Nam tiếp tục phát triển với bộ phận văn học viết bằng chữ Nôm (dùng tiếng Việt để sáng tác) và chuyển đổi mạnh mẽ sang nền văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX với văn học sáng tác bằng chữ quốc ngữ.

Sự phát triển của các thể loại: Tính truyền thống và hiện đại của văn học Việt Nam được thể hiện qua sự phát triển và biến đổi của các thể loại. Bắt đầu với các thể loại vay mượn và mô phỏng theo khuôn mẫu của văn học Trung Hoa (bộ phận văn học viết bằng chữ Hán), tiếp tục sáng tạo ra các thể loại mang đậm bản sắc Việt Nam (văn học viết bằng chữ Nôm) và chuyển đổi mạnh mẽ sang các thể loại hiện đại (văn học viết bằng chữ quốc ngữ).

Nội dung: Dù sáng tác bằng hình thức chữ viết, ngôn ngữ nào, thể loại nào, văn học Việt Nam vẫn biểu hiện trọn vẹn bản sắc của đất nước, con người Việt Nam; lịch sử văn học là lịch sử tâm hồn dân tộc Việt Nam, “mang âm hưởng chủ đạo của chủ nghĩa yêu nước [...] thể hiện khát vọng tự do, dân chủ và hạnh phúc".

Bài tập 6 trang 71 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) với chủ đề: “Trong mỗi thời kì, văn học Việt Nam đều có những tác phẩm tiêu biểu, độc đáo về nghệ thuật và chứa đựng giá trị nội dung sâu sắc”.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

 Trong mỗi thời kỳ, văn học Việt Nam đều có những tác phẩm tiêu biểu, độc đáo về nghệ thuật và chứa đựng giá trị nội dung sâu sắc, phản ánh chân thực tâm tư, nguyện vọng và đời sống của con người qua từng giai đoạn lịch sử. Thời kỳ trung đại với "Truyện Kiều" của Nguyễn Du không chỉ nổi bật với nghệ thuật thơ lục bát điêu luyện mà còn chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, nêu bật thân phận con người trong xã hội phong kiến. Sang thời kỳ hiện đại, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố thể hiện nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị thực dân phong kiến, cùng với đó là sự sắc sảo trong cách miêu tả hiện thực cuộc sống và tâm lý nhân vật. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những tác phẩm như "Đất nước đứng lên" hay "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành không chỉ phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc mà còn đem đến những hình tượng nghệ thuật sống động, gắn bó mật thiết với thiên nhiên và con người Việt Nam. Đến thời kỳ đổi mới, văn học Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những tác phẩm như "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, khám phá sâu sắc những vết thương chiến tranh và hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống trong thời bình. Mỗi thời kỳ đều ghi dấu ấn qua những tác phẩm không chỉ độc đáo về mặt nghệ thuật mà còn sâu sắc về nội dung, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn học nước nhà. Những tác phẩm này không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là nguồn cảm hứng và bài học quý báu cho các thế hệ sau.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VTH Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên