Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 26. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (sách cũ)

Câu 1: Nguồn lực là

A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.

B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.

D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/99 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.

A. Vai trò.

B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

C. Mức độ ảnh hưởng.

D. Thời gian.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/99 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 3: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Vốn.

C. Vị trí địa lí.

D. Thị trường.

Đáp án: B

Giải thích: Trong xu thế mở cửa hội nhập, toàn cầu hóa thì nguồn lực bên ngoài, đặc việt là nguồn vốn đầu tư là nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Đồng thời, tận dụng tốt nguồn vốn sẽ giúp nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

Câu 4: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành :

A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.

C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/99 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố

A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.

B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.

C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.

D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/100 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 6: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

B. Vốn.

C. Thì trường tiêu thụ.

D. Con người.

Đáp án: D

Giải thích: Con người là nguồn lực bên trong (nội lực), con người là nguồn lực có vai trò quyết định nhất, quan trọng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Con người có trình độ, chất lượng lao động tốt, chuyên môn kĩ thuật cao, sáng tạo,… thì sẽ giúp đất nước phát triển và ngược lại.

Câu 7: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người.

D. Sự giâu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/100 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.

C. Nguồn lực bên trong.

D. Nguồn lực bên ngoài.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/100 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực tự nhiên – xã hội.

C. Nguồn lực từ bên trong.

D. Nguồn lực từ bên ngoài.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/100 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 10: Nguồn lực bên trong có vai trò

A. Quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

B. Quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/100 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Nguồn lực bên ngoài có vai trò

A. Quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

B. Quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

C. Rất ít tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

D. To lớn, góp phần quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/100 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài

A. Luôn đối nghịch nhau.

B. Luôn hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.

C. Luôn đứng độc lập, không có sự hợp tác.

D. Chỉ hợp tác với nhau ở một số khía cạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài là hai nguồn lực luôn có tác động, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội phù hợp với từng giai đoạn của đất nước mà nguồn lực bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế hơn.

Câu 13: Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải

A. Khai thác triệt để các nguồn nhân lực của đất nước.

B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài.

C. Dựa hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài.

D. Sử dụng các nguồn lực bên trong, không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài.

Đáp án: B

Giải thích: Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn trong nước như tài nguyên thiên nhiên, con người,… đồng thời kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài như vốn, khoa học – kĩ thuật, máy móc,...

Câu 14: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:

A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng dịch vụ.

B. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư.

C. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/101 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là

A. Cơ cấu nghành kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/101 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây đúng với cơ cấu nghành kinh tế ?

A. Ổn định về tỉ trọng giữa các nghành.

B. Thay đổi phù hợp với trình độ phát triển sản xuất.

C. Giống nhau giữa các nước, nhóm nước.

D. Không phản ánh được trình độ phát triển của các quốc gia.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/101 địa lí 10 cơ bản.

Cho bảng số liệu

Nhóm nước Năm 1990 Năm 2012
Nông-lân-ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Nông-lân-ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
Các nước phát triển 3 33 64 1,6 24,4 74,0
Các nước đang phát triển 29 30 41 9,3 38,8 51,9
Thế giới 6 34 60 3,8 28,4 67,8

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGHÀNH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM

Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 17 đến 19.

Câu 17: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng nghành nông - lâm – ngư nghiệp rất nhỏ, tỉ trọng nghành dịch vụ rất cao.

B. Tỉ trọng nghành nông - lâm – ngư nghiệp còn tương đối nhỏ.

C. Tỉ trọng các nghành tương đương nhau.

D. Tỉ trọng nghành công nghiệp – xây dựng cao nhất.

Đáp án: A

Giải thích: Các nước phát triển có cơ cấu ngành kinh tế: khu vực I chiếm tỉ trọng rất nhỏ (1,6%) và có xu hướng giảm (giảm 1,4%). Khu vực II, III chiếm tỉ trọng rất lớn, đặc biệt là khu vực III (74%), có xu hướng tăng (khu vực III – tăng 10%).

Câu 18: Cơ cấu nghành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp rất cao.

B. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm nhanh.

C. Tỉ trọng các nghành tương đương nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ cấu nghành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là:

- Ngành ngành nông – lâm – ngư có xu hướng giảm mạnh và giảm 19,7%.

- Ngành công nghiệp – xây dựng tăng 10,8% và ngành dịch vụ tăng 8,9%.

Câu 19: Cơ cấu nghành kinh tế của các nhóm nước và thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành công nghiệp – xây dựng.

B. Tăng tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng nhanh dịch vụ.

C. Giữ nguyên tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, thay đổi tỉ trọng nhanh công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. Giảm tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành dịch vụ.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ cấu nghành kinh tế của các nhóm nước và thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm mạnh tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỉ trọng nghành dịch vụ. Còn ngành công nghiệp – xây dựng chưa ổn định ở từng nhóm nước, tưng thời kí khác nhau.

Câu 20: Cơ cấu kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu là

A. Cơ cấu lãnh thổ.

B. Cơ cấu nhanh và thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

D. Cơ cấu nhanh kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/101 địa lí 10 cơ bản.

Câu 21: Cơ cấu thành phần kinh tế đng diễn ra theo hướng.

A. Tăng cường vai trò kinh tế Nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế ngoài Nhà nước.

B. Phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức kinh doanh.

C. Hạn chế sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

D. Tập trung cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, coi nhẹ khu vực kinh tế trong nước.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/102 địa lí 10 cơ bản.

Câu 22: Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của

A. Sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/102 địa lí 10 cơ bản.

Câu 23. “Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới,…”. Những thành tựu trên đã khẳng định vai trò của nguồn lực nào dưới đây?

A. Tận dụng nguồn vốn đầu tư và thị trường quốc tế.

B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

C. Khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên.

D. Nguồn lao động có chất lượng, chuyên môn.

Đáp án B.

Giải thích:

- Từ sau khi thống nhất, nước ta bước vào thời kì mới xây dựng phát triển kinh tế. Năm 1986, Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới nền kinh tế. Chính sách Đổi mới được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong kinh tế là tiến hành mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế) phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp.

- Đến nay, chính sách Đổi mới kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế nước ta: nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (thông qua các tổ chức liên kết: WTO, APEC, ASEAN,…).

=> Như vậy, sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực chính sách và chiến lược phát triển kinh tế.

Câu 24. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ

CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị %)

Nhóm nước Năm 1990 Năm 2012
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp -xây dựng Dịch vụ Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp -xây dựng Dịch vụ
Các nước phát triển 3 33 64 1,6 24,4 74,0
Các nước đang phát triển 29 30 41 9,3 38,8 51,9
Thế giới 6 334 60 3,8 28,4 67,8

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của thế giới và các nhóm nước năm 2012 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ đường.

Đáp án A.

Giải thích: Đề bài yêu cầu:

- Thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế.

- Trong 1 năm (năm 2012).

=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn, xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của thế giới và các nhóm nước năm 2012 là biểu đồ tròn.

Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Tài nguyên thiên nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người.

B. Nguồn lực tự nhiên tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ được đánh dấu bởi việc lựa chọn chính sách phát triển hợp lí.

C. Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến.

D. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản minh chứng cho vai trò của chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có.

Đáp án C.

Giải thích:

- Theo lí thuyết của vụ nổ BigBang, Trái Đất được hình thành cách đây 15 tỷ năm từ các đám bụi khí, sau đó lần lượt xuất hiện các thành phần tự nhiên như nước, đất, sự phát triển của sinh vật (cây cỏ, động vật). Khoa học cũng chứng minh rằng nguồn gốc loài người được tiến hóa từ vượn => Điều này cho thấy tài nguyên thiên nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người => nhận xét A đúng.

- Các nguồn lực tự nhiên dù có giàu có ở mức nào nhưng nếu không có tác động của con người thông qua các chính sách chiến lược khai thác thì tài nguyên vẫn mãi tồn tại ở dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu được khai thác và sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên sẽ phát huy nhiều hiệu quả và mang lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội => Nhận xét B đúng.

- Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, chịu nhiều thiên tai thất thường. Tuy nhiên với sự thông minh của con người, đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại -> Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với Hoa Kì và EU.

=> Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản minh chứng cho vai trò của chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có => Nhận xét D đúng.

- Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên sẽ thay đổi tùy vào cách khai thác và mục đích sử dụng của con người => Nhận xét: Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến là không đúng.

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ

CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị %)

Nhóm nước Năm 1990 Năm 2012
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp -xây dựng Dịch vụ Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp -xây dựng Dịch vụ
Các nước phát triển 3 33 64 1,6 24,4 74,0
Các nước đang phát triển 29 30 41 9,3 38,8 51,9
Thế giới 6 334 60 3,8 28,4 67,8

Câu 26. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.

B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực I, II và tăng tỉ trọng khu vực III.

D. Tăng tỉ trọng khu vực I, II và giảm tỉ trọng khu vực III.

Đáp án C.

Giải thích: Nhận xét: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có sự chuyển dịch theo hướng

- Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (3% xuống 1,6%).

- Giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng (33% xuống 24,4%).

- Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ (64% lên 74%).

=> Nhận xét C đúng.

Câu 27. Dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ miền.

Đáp án C.

Giải thích: Đề bài yêu cầu:

- Thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế.

- Trong 1 năm (năm 1990).

=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn, xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990 là biểu đồ tròn.

Câu 28: Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực nào dưới đây?

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Vốn, thị trường.

D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

Đáp án D.

Giải thích:

- Từ sau khi thống nhất, nước ta bước vào thời kì mới xây dựng phát triển kinh tế. Năm 1986, Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới nền kinh tế. Chính sách Đổi mới được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong kinh tế là tiến hành mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế) phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp.

- Đến nay, chính sách Đổi mới kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế nước ta: nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (thông qua các tổ chức liên kết: WTO, APEC, ASEAN,…).

=> Như vậy, Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực: chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên