Trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 1 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Với câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 1 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Chương 1. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 1 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng
(Cánh diều) Trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 1: Trái Đất
Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 1: Bản đồ (sách cũ)
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 - BẢN ĐỒ
Câu 1: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.
B. Phân bố tập trung theo điểm.
C. Phân bố theo tuyến.
D. Phân bố ở phạm vi rộng.
Lời giải:
Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố phân tán, lẻ tẻ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Các đối tượng địa lí thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu là
A. Các đường ranh giới hành chính.
B. Các hòn đảo.
C. Các điểm dân cư.
D. Các dãy núi.
Lời giải:
Phương pháp kí hiệu dùng để thế hiện các đối tượng có vai trò: biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể, những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
⇒ Các đối tượng địa lí thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu là các điểm dân cư.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Để thể hiện sản lượng lúa, diện tích lúa lên trên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp nào?
A. Phương pháp khoan vùng.
B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
C. Phương pháp chấm điểm.
D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Lời giải:
Đối tượng biểu hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ là : biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
⇒ Để thể hiện sản lượng lúa, diện tích lúa lên trên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?
A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.
Lời giải:
- Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn → mức độ chi tiết càng thấp → khó xác định đặc điểm của đối tượng
- Ngược lại, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì phạm vi lãnh thổ thể hiện nhỏ hơn đồng thời mức độ chi tiết càng cao.⇒ Nhận xét A, B, C đúng, nhận xét D sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là
A. Hướng gió, các dãy núi.
B. Dòng sông, dòng biển.
C. Hướng gió, dòng biển.
D. Các thảm thực vật, động vật.
Lời giải:
Đối tượng biểu hiện của phương pháp đường chuyển động là sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội. Do vậy, trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là hướng di chuyển của gió, các dòng biển, hướng bão...
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?
A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.
Lời giải:
Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất chịu tác động kết hợp của nhiều nhân tố như hướng địa hình, độ cao địa hình, địa hình bề mặt đệm, hướng gió, các tác nhân gây mưa như bão, dải hội tụ nhiệt đới.... Nơi có sườn đón gió mưa nhiều, càng lên cao độ ẩm càng tăng lượng mưa càng lớn, gió thổi từ biển vào gây mưa lớn, gió từ lục địa khô nóng ít mưa; bão và dải hội tụ nhiệt đới mang lại lượng mưa lớn.
Vi dụ: Huế là địa điểm có lượng mưa lớn ở nước ta do đây là vùng có địa hình cao đón gió từ biển thổi vào, kết hợp ảnh hưởng của bão, dải hội tụ nhiệt đới quét qua mang lại cho địa điểm này lượng mưa rất lớn.
⇒ Do vây, để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng bản đồ khí hậu với bản đồ địa hình.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện
A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
Lời giải:
Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào
A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
D. Bảng chú giải, hình dạng lãnh thổ
Lời giải:
Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng là
A. Thể hiện được sự phân bố của các đối tượng địa lí
B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng
C. Thể hiện sự phổ biến của 1 loại đối tượng riêng lẻ
D. Thể hiện sự phân hóa về phát triển của các đối tượng
Lời giải:
Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng là thể hiện sự phổ biến của 1 loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các loại đối tượng khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng
A. các mũi tên dài - ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.
B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.
C. các mũi tên có đường nét khác nhau.
D. các mũi tên có độ dày mảnh khác nhau.
Lời giải:
Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng các mũi tên dài - ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.
Ví dụ: Để thể hiện các luồng vận tải đường biển: mũi tên có độ dày lớn thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển trao đổi lớn, mũi tên mảnh thể hiện khối lượng hàng hóa trao đổi ít hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta dùng phương pháp
A. Kí hiệu.
B. Bản đồ – biểu đồ.
C. Kí hiệu đường chuyển động.
D. Chấm điểm.
Lời giải:
Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển cùa đối tượng.
⇒ Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp kí hiệu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương người ta thường dùng:
A. phương pháp kí hiệu.
B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
C. phương pháp bản đồ biểu đồ.
D. phương pháp khoanh vùng
Lời giải:
Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
⇒ Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương người ta thường dùng phương pháp bản đồ biểu đồ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Để thể hiện một mỏ khoáng sản (kim cương, sắt,…) trên bản đồ, người ta dùng
A. Kí hiệu hình học.
B. Kí hiệu chữ.
C. Kí hiệu tượng hình.
D. Kí hiệu đường.
Lời giải:
Để thể hiện một mỏ khoáng sản (kim cương, sắt,…) trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu hình học.
Ví dụ: mỏ than kí hiệu hình vuông tô đen, mỏ sắt kí hiệu tam giác tô đen.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Để thể hiện sự di chuyển của các cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm, người ta dùng phương pháp
A. Phương pháp đường đẳng trị
B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
C. Phương pháp chấm điểm
D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Lời giải:
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động đùng để thể hiện hương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ.
⇒ Để thể hiện sự di chuyển của các cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm, người ta dùng phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
Đáp án cần chọn là: B
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án khác:
- Trắc nghiệm Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (Phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 5 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (Phần 2)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều