Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 6. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (sách cũ)

Câu 1: Ở nơi mặt trời lên thiên đỉnh, vào đúng giữa trưa , tia sáng mặt trời sẽ tạo với bề mặt một góc là

A. 90o   B. 66o33’’   C. 23o27’   D. 180o

Đáp án: A

Giải thích: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ở nơi mặt trời lên thiên đỉnh thì tia sáng mặt trời sẽ tạo với bề mặt một góc là 90o (tia sáng mặt trời chiếu thắng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất).

Câu 2: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là

A. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

B. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.

C. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

D. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 3: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là

A. Cực Bắc và cực Nam.

B. Vùng từ chí tuyến nên cực.

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.

D. Khắp bề mặt trái đất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I (hình 6.1), SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh một lần trong năm là

A. các địa điểm nằm trên xích đạo.

B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.

C. các địa điểm nằm trên hai vòng cực.

D. 2 cực.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I (hình 6.1), SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Trên bề mặt trái đất nơi không có hiện tượng mặt trời lên thiên đình trong năm là

A. các địa điểm nằm trên xích đạo.

B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.

C. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến.

D. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I (hình 6.1), SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I (hình 6.1), SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 7: Trong quá trinh chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I (hình 6.1), SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày

A. 21- 3 và 22 – 6.     B. 22 – 6 và 22 – 12.

C. 21 – 3 và 23 – 9.     D. 22 – 12 và 21 – 3

Đáp án: C

Giải thích: Mục I (hình 6.1), SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc ( từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc ), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I (hình 6.1), SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh , Nha Trang , Vinh , Hà Nội nơi có 2 lần mặt trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là

A. Tp . Hồ Chí Minh.   B. Nha Trang.   C. Vinh.   D. Hà Nội

Đáp án: D

Giải thích: Hà Nội ở gần chí tuyến nên có thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất. TP. Hồ Chí Minh ở gần xích đạo nên có thời gian 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau nhất trong năm.

Quảng cáo

Câu 11: Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất là

A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.

B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.

C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.

D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/22 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II (hình 6.2), SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II (hình 6.2), SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II (hình 6.2), SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II (hình 6.2), SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời . Đó là các ngày

A. 21 – 3 và 22 – 6.     B. 22 – 6 và 23 – 9.

C. 23 – 9 và 21 – 3.     D. 22 – 6 và 22 – 12.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II (hình 6.2), SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 17: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Bắc lần lượt là:

A. 22 – 12; 23 – 9 ; 22 – 6 ; 21 – 3.

B. 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12.

C. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

D. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ;22 – 6.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 18: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là

A. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6.

B. 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 .

C. 21 – 3 ; 22 – 6 ;23 – 9 ; 22 – 12 .

D. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 19: Theo dương lịch , mùa hạ ở bán cầu bắc từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 . Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo dương lịch sẽ là

A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6.

B. Từ 22 – 6 đến 23 – 9.

C. Từ 23 – 9 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 21 – 3.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/23 địa lí 10 cơ bản.

Câu 20: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Đáp án: A

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 21: Ở bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 22: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau ?

A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6.

B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.

C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9.

D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 23: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau ?

A. Ở 2 cực.

B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 24: Ở bán cầu Bắc, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm ?

A. Ngày 21 – 3.     B. Ngày 22 – 6.

C. Ngày 23 – 9.     D. Ngày 22 – 12 .

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 25: Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm ?

A. Ngày 21 – 3.     B. Ngày 22 – 6.

C. Ngày 23 – 9.     D. Ngày 22 – 12.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 26: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày căng dài ra , đêm căng ngắn lại ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 27: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày căng ngắn lại , đêm căng dài ra ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Đáp án: A

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 28: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn dần , đêm càng dài dần ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Câu 29: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra , đem càng ngắn lại ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/24 địa lí 10 cơ bản.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên