Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 12. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (sách cũ)

Câu 1: Hệ thống các đai khí áp trên Trái đất gồm

A. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp thấp cực.

B. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.

C. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp thấp cực.

D. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực..

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau

A. các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.

B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.

C. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Đại áp thấp xích đạo.

D. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 3: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.

C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao

A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.

B. không khí càng khôn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.

D. không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.

B. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.

C. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.

D. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí tăng.

B. Khí ấp giảm khi độ ẩm không khí tăng.

C. Khí áp tăng hoặc giảm sẽ làm độ ẩm không khí tăng hoặc giảm theo.

D. Giữa khí áp và độ ẩm không khí không có mối quan hệ nào.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Gió tây ôn đới là loại gió

A. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.

B. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.

C. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

D. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Đặc điểm của gió tây ôn đới là

A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.

B. Thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

C. Thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.

D. Thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Gió Mậu Dịch là loại gió

A. Thổi từ xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.

B. Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

C. Thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.

D. Thổi từ các khu vực áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 10: Gió Mậu Dịch có hướng

A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

B. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

C. Tây nam ở bán cầu Bắc, động Bắc ở bán cầu Nam.

D. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là

A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa

B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa

C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.

D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Gió mùa là

A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.

B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.

C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Hướng gió mùa ở nước ta là

A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.

B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.

C. mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.

D. mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.

Đáp án: A

Giải thích: Hướng gió mùa ở nước ta là gió mùa mùa hạ có hướng tây nam (hướng đông nam ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ), còn gió mùa mùa mùa đông có hướng đông bắc.

Câu 15: Gió mùa là gió thổi theo mùa với đặc tính

A. nhìn chung mùa hạ gió nóng và khô, mùa đông gió lạnh và ẩm.

B. nhìn chung mùa hạ gió nóng và ẩm, mùa đông gió lạnh và khô.

C. nhìn chung mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.

D. nhìn chung mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh lẽo và ấm.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Gió biển và gió đất là loại gió

A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.

B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.

C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.

D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.

Câu 17: Gió đất có đặc điểm

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.

Câu 18: Gió biển là loại gió

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.

Câu 19: Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30oC thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

A. 19,5oC.   B. 19,2oC.   C. 19,7oC.   D. 19,4oC.

Đáp án: B

Giải thích: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.

- Khoảng cách từ độ cao 200m đến độ cao 2000m là 1800m, nên ta có số nhiệt độ đã giảm đi là: (1800 x 0,6) / 100 = 10,8oC.

- Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là: 30 – 10,8 = 19,2oC.

Câu 20: Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng

A. Tây nam.   B. Đông nam.   C. Tây bắc.   D. Đông bắc.

Đáp án: A

Giải thích: Gió phơn (gió Lào) ở nước ta thực chất là gió mùa Tây Nam thổi qua núi nên có hướng Tây Nam.

Câu 21: Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m , nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

A. 30oC.    B. 32oC.    C. 35oC.    D. 37oC.

Đáp án: D

Giải thích: Khi sang bên kia sườn núi (sườn khuất gió), xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 1oC.

- Khoảng cách từ độ cao 2000m xuống đến độ cao 200m là 1800m, nên ta có số nhiệt độ đã tăng lên là: (1800 x 1) / 100 = 18oC.

- Vậy nhiệt độ không khí trong gió ở độ cao 200m là: 19 + 18 = 37oC.

Câu 22: Vào mùa hạ gió có hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc là hướng gió chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Nam Á.

B. Đông Nam Á.

C. Đông Á.

D. Tây Nam Á.

Đáp án B.

Giải thích:

- Mùa đông: Ở phương Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc nhiệt độ hạ thấp hình thành khối áp cao nhiệt lực, khối khí lạnh này tràn xuống khu vực các nước Đông Nam Á theo hướng đông bắc -> tạo thành gió mùa mùa đông (Việt Nam và Bắc Lào là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc)

- Mùa hạ (giữa và cuối hạ): gió xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam -> vượt qua Xích đạo gió bị lệch hướng (do lực Cô-ri-ô-lít) thành gió mùa Tây Nam và hoạt động mạnh ở khu vực Đông Nam Á (nước ta cũng đón gió mùa Tây Nam gây mưa cho nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là Nam Bộ và Tây Nguyên).

Câu 23: Tại sao miền có frông đi qua thường mưa nhiều?

A. Có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

B. Frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

C. Dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.

D. Dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao, gây mưa.

Đáp án A.

Giải thích: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

Câu 24: Ở đỉnh núi có độ cao 3000m, nhiệt độ của không khí là 170C thì khi xuống đến độ cao 500m, nhiệt độ của không khí sẽ là

A. 420C.

B. 390C.

C. 400C.

D. 450C.

Đáp án A.

Giải thích:

- Chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi 3000m và vị trí 500m là: h = 3000m – 500m = 2500m.

- Chênh lệch nhiệt độ giữa đỉnh núi và chân núi là: 2500 x 10C / 100 = 250C.

- Nhiệt độ của không khí ở độ cao 500m là: 170C + 250C = 420C.

Như vậy, nhiệt độ của không khí ở độ cao 500m là 420C.

Câu 25: Gió phơn ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?

A. Đông Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nguyên.

Đáp án B.

Giải thích: Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới). Như vây, gió phơn ảnh hưởng nhiều nhất đến vùng Bắc Trung Bộ ở nước ta.

Câu 26: Vì sao dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn?

A. Nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn.

B. Không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.

C. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bốc lên được nên không có mưa.

D. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.

Đáp án C.

Giải thích: Dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn chủ yếu do không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bốc lên được nên không có mưa.

Câu 27: Ở đỉnh núi có độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí sẽ là

A. 300C.

B. 320C.

C. 350C.

D. 370C.

Đáp án A.

Giải thích:

- Chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi 2000m và vị trí 200m là: h = 2000m – 200m = 1800m

- Chênh lệch nhiệt độ giữa đỉnh núi và chân núi là: 1800 x 10C / 100 = 180C.

- Nhiệt độ của không khí ở độ cao 200m là: 190C + 180C = 370C.

Như vậy, nhiệt độ của không khí ở độ cao 200m là 370C.

Câu 28: Tại sao các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới?

A. Không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. Không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa.

C. Nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

D. Nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa.

Đáp án B.

Giải thích: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa.

Câu 29: Vì sao càng lên cao khí áp càng giảm?

A. Lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.

B. Không khí càng khôn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.

D. Không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

Đáp án D.

Giải thích: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên