100 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 có đáp án (sách mới)



Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức có đáp án, hay nhất. Mời các bạn đón xem:

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 (có đáp án - sách mới)

Quảng cáo

Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 5:




Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 (sách cũ)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 1

Câu 1. Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do

Quảng cáo

A. Địa hình cao

B. Khí hậu khô nóng.

C. Hình dạng khối lớn

D. Các dòng biển lạnh chạy ven bờ.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/20 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi?

A. Khoáng sản và thủy sản

B. Khoáng sản và rừng

C. Rừng và thủy sản.

D. Đất và thủy sản.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/20 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở châu Phi, nhiều nơi bị hoang mạc hóa là do

A. Khí hậu khô hạn.

B. Quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.

C. Rừng bị khai phá quá mức.

D. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/20 địa lí 11 cơ bản

Quảng cáo

Câu 4. Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là

A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/20 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã

A. Mang lại lợi nhuận cho các nước có tài nguyên.

B. Mang lại lợi nhuận cao cho người lao động.

C. Mang lại lợi nhuận cao cho các công ty tư bản nước ngoài.

D. Mang lại lợi nhuận cho một nhóm người lao động.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/20 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã

A. Nhanh chóng tàn phá môi trường.

B. Làm tăng diện tích đất trồng trọt.

C. Giữ được nguồn nước ngầm.

D. Thúc đẩy nhanh quá trình phong hóa đất.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/20 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do

A. Tỉ suất tử thô rất thấp

B. Quy mô dân số đông nhất thế giới

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao

D. Tỉ suất gia tăng cơ giới lớn

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/21 địa lí 12 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 8. Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là

A. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động

B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp

C. Trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột

D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/21 địa lí 12 cơ bản

Câu 9. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phá triển của châu Phi là

A. Không có tài nguyên khoáng sản

B. Hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân

C. Dân số già, số lượng lao động ít

D. Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác nhiều.

Đáp án: B

Giải thích : Mục III, SGK/22 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Cho bảng số liệu:

Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và năm 2014

(Đơn vị: tuổi)

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động

B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới

C. Tuổi họ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu

D. Dân số tuổi thọ trung bình của các châu lục có tuổi thọ trung bình là như nhau

Đáp án: B

Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra những nhận xét sau:

- Tuổi thọ của các châu lục đều có sự biến động, nhìn chung tất cả đều tăng.

- Châu Phi vẫn là châu lục có tuổi thọ trung bình thấp nhất, châu Âu cao nhất.

- Tuổi thọ trung bình của châu Phi là nhanh nhất (tăng 4 tuổi), tiếp đến là châu Âu (2 tuổi), các châu lục còn lại đều tăng 1 tuổi.

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 2

Câu 1. Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ La tinh vì

A. Có diện tích rộng lớn

B. Có đường Xích đạo chạy qua gần giữa khu vực

C. Bao quanh là các biển và đại dương

D. Có đường chí tuyến Nam chạy qua

Đáp án: B

Giải thích : Mỹ La Tinh có vị trí và tự nhiên tương đối đặc biệt, là lục địa có đường xích đạo chạy qua giữa khu vực nên hai bên đường xích đạo có cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm rất tiêu biểu với diện tích lớn.

Câu 2. Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Vùng núi An-đét

B. Đồng bằng A-ma-dôn

C. Đồng bằng La Pla-ta

D. Đồng bằng Pam-pa

Đáp án: B

Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/24 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là

A. Quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu

B. Khoáng sản phi kim loại

C. Vật liệu xây dựng

D. Đất chịu lửa, đá vôi

Đáp án: A

Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/25 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phá triển chăn nuôi dại gia súc là do

A. Có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh

B. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm

C. Ngành công nghiệp chế biến phát triển

D. Nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào

Đáp án: B

Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/25 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là

A. Thị trường tiêu thụ

B. Có nhiều loại đất khác nhau

C. Có nhiều cao nguyên

D. Có khí hậu nhiệt đới

Đáp án: D

Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/25 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho

A. Đại bộ phận dân cư

B. Người da den nhập cư

C. Các nhà tư bản, các chủ trang trại

D. Người dân bản địa (người Anh-điêng)

Đáp án: C

Giải thích : Các nước khu vực Mỹ La tinh chủ yếu là các nước có nền kinh tế kém phát triển, thiếu ổn định và nền kinh tế còn phụ thuộc vào các nước ta bản, đặc biệt là Hoa Kì. Chính vì vậy, việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Mỹ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và chủ trang trại.

Câu 7. Dân cư nhiều nước Mĩ La tinh còn nghèo đói không phải là do

A. Tình hình chính trị không ổn định

B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động

C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài

D. Phần lớn người dân không có đất canh tác

Đáp án: B

Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/25 địa lí 11 cơ bản.

Câu 8. Ở Mĩ La tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. Cải cách ruộng đất không triệt để

B. Không ban hành chính sách cải cách ruộng đất

C. Người dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp

D. Người dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại

Đáp án: A

Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/25 địa lí 11 cơ bản.

Câu 9. Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013, gần 70%), nguyên nhân chủ yếu là do

A. Chiến tranh ở các vùng nông thôn

B. Công nghiệp phá triển với tốc độ nhanh

C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm

D. Điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La tinh rất thuận lợi

Đáp án: C

Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/25 địa lí 11 cơ bản.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phá triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?

A. Chính trị không ổn định

B. Cạn kiệt dần tài nguyên

C. Thiếu lực lượng lao động

D. Thiên tai xảy ra nhiều

Đáp án: A

Giải thích : Mục II (bản đồ), SGK/26 địa lí 11 cơ bản.

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 3

Câu 1. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Giáp với nhiều biển và đại dương

B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi

C. Có đường chí tuyến chạy qua

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

Đáp án: B

Giải thích : Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng, là nơi tiếp giáp của 3 châu lục (Á, Phi và Âu) và giàu có nhất về tài nguyên dầu mỏ, khí đốt; là nơi bất ổn chính trị nhất thế giới hiện nay.

Câu 2. Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là

A. Than và uranium

B. Dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Sắt và dầu mỏ

D. Đồng và kim cương

Đáp án: B

Giải thích : Mục I.1, SGK/29 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Đỏ

B. Ven biển Ca-xpi

C. Ven Địa Trung Hải

D. Ven vịnh Péc-xich

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.1, SGK/29 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo

A. Ấn Độ giáo

B. Thiên chúa giáo

C. Phật giáo

D. Hồi giáo

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.1, SGK/29 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao

B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.

D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/29 - 30 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

A. Nguồn lao động

B. Bảo vệ rừng

C. Giống cây trồng

D. Giải quyết nước tưới

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.2, SGK/30 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

A. Đông dân và gia tăng dân số cao

B. Xung độ sắc tộc, tôn giáo và khủng bố

C. Phần lớn dân cư theo đạo Ki-tô

D. Phần lớn dân số sống theo đạo Ki-tô

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/31 - 32 địa lí 11 cơ bản.

Câu 8. Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do

A. Thiếu hụt nguồn lao động

B. Chiến tranh, xung đột tôn giáo

C. Sự khắc nghiệt của tự nhiên

D. Thiên tai xảy tai thường xuyên

Đáp án: B

Giải thích : Mục II.2, SGK/32 địa lí 11 cơ bản.

Cho biểu đồ

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Biểu đồ thể hiện lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2015

Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi 9,10:

Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới

B. Trung Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác đứng thứ hai thế giới

C. Tây Âu là khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất thế giới

D. Nga là nước có lượng dầu thô tiêu dùng ít nhất

Đáp án: A

Giải thích : Qua biểu đồ, rút ra nhận xét:

- Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới, tiếp đến là Bắc Mỹ, Nga,… và Đông Âu là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác ít nhất thế giới.

- Bắc Mĩ là khu vực có lượng dầu thô tiêu thụ lớn nhất thế giới, tiếp đến là Đông Á, Tây Âu, Tây Nam Á,…

Câu 10. Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực nào nhiều nhất?

A. Tây Nam Á.      B. Trung Á

C. Tây Âu       D. Đông Á

Đáp án: A

Giải thích : Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á là 20,5 triệu thùng/ngày; Nga là 7/9 triệu thùng/ngày; Trung Á là 1,4 triệu thùng/ngày. Còn các khu vực khác lượng dầu thô khai thác không đủ để tiêu dùng mà còn phải nhập khẩu từ các nước khác

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên