Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 11 (có đáp án) : Liên kết gen và hoán vị gen (Phần 3)
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.
Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 11 (có đáp án) : Liên kết gen và hoán vị gen (Phần 3)
Câu 21: Khi nói về hoán vị gen, phát biếu nào sau đây không đúng?
A. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%
B. Các gen càng xa nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng nhỏ
C. Nếu biết tần số hoán vị gen giữa 2 gen nào đó thì có thể tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.
D. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong kì đầu của giảm phân I tùy giới tính, tùy loài
Đáp án: B
Câu 22: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tương hoán vị gen
A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá
B. Giúp giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST
C. tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen kiên kết
D. đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen
Đáp án: B
Câu 23: Một nhà chọn giống cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen thuộc các loài khác nhau. Kết quả thu được ở đời con và kết luận về quy luật di truyền được ghi nhận ở bảng sau:
Phép lai và kết quả đời con lai phân tích | Quy luật di truyền |
(1) Dd, Ee x dd, ee → Fa = 3:3:1:1 | (a) Liên kết gen hoàn toàn |
(2) Aa, Bb x aa, bb → Fa = 1:1 | (b) Phân li độc lập |
(3) Mm, Nn x mm,nn → F1 = 1:1:1:1 | (c) Liên kết gen không hoàn toàn |
Biết rằng các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. (1)-(a), (2)-(c), (3)-(b).
B. (1)-(b), (2)-(a), (3)-(c).
C. (1)-(a), (2)-(b), (3)-(c).
D. (1)-(c), (2)-(a), (3)-(b).
Đáp án: D
Cơ thể dị hợp 2 cặp gen khi lai phân tích có thể cho các tỷ lệ:
1:1: liên kết hoàn toàn
1:1:1:1 PLĐL hoặc HVG với f=50%
Tỷ lệ khác:HVG với f
Tổ hợp đúng là: (1)-(c), (2)-(a), (3)-(b).
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50%.
D. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.
Đáp án: B
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
B. Các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau.
C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau thì không biểu hiện cùng nhau.
D. Tần số hoán vị gen cho biết khoảng cách tương đối giữa các gen.
Đáp án: D
Câu 26: Phép lai nào sau đây giúp Morgan phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn?
A. Lai phân tích ruồi giấm cái F1.
B. Lai phân tích ruồi giấm đực F1.
C. Lai thuận nghịch.
D. Lai gần.
Đáp án: B
Câu 27: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen không alen phân ly độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 2 alen trội A và B cho hoa màu đỏ, chỉ có mặt alen trội A cho hoa màu vàng, chỉ có mặt alen trội B cho hoa màu hồng và khi không có alen trội nào cho hoa màu trắng. Tính trạng chiều cao cây do 1 gen có 2 alen quy định, alen D quy định thân cao; alen d quy định thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 hoa đỏ, thân cao: 3 hoa đỏ, thân thấp: 2 hoa vàng, thân cao: 1 hoa vàng, thân thấp: 3 hoa hồng, thân cao: 1 hoa trắng, thân cao. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây phủ hợp với kết quả trên?
I. Kiểu gen của (P) là
II. Khi cho cây hoa vàng, thân cao và cây hoa trắng, thân cao ở F1 lai với nhau thu được F2 100% hoa vàng: thân cao
III. Tần số HVG 20%
IV. Tỉ lệ kiểu hình cây thân cao, hoa đỏ, dị hợp 3 cặp gen ở F1 là 25%
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Đáp án: B
Có kiểu hình hoa trắng và kiểu hình thân thấp → cây P dị hợp về 3 cặp gen.
Không có kiểu hình trắng – thấp (aabbdd) → không có HVG, P dị hợp đối.
Không có kiểu hình hoa trắng thân thấp:aabbdd→ gen B và d cùng nằm trên 1 NST
Kiểu gen của P:
Xét các phát biểu:
I đúng
II sai, Khi cho cây hoa vàng, thân cao và cây hoa trắng, thân cao ở F1 lai với nhau:
→ hoa vàng thân cao và hoa trắng thân cao
III sai, các gen liên kết hoàn toàn
IV đúng,
Câu 28: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen A, a và B, b tương tác bổ sung quy định: kiểu gen có cả 2 alen trội A và B quy định hoa đỏ, kiểu gen có một trong 2 alen trội A hoặc B quy định hoa vàng, kiểu còn lại quy định hoa trắng. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 52,5% cây hoa đỏ, thân cao; 3,75% cây hoa đỏ thân thấp; 21,25% hoa vàng, thân cao; 16,25% cây hoa vàng, thân thấp; 1,25% cây hoa trắng, thân cao; 5% cây hoa trắng thân thấp.
Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây P có thể là
II. F1 có tỉ lệ số cây hoa đỏ, thân cao đồng hợp trong tổng số cây hoa đỏ, thân cao là 2/21.
III. F1 có tối đa 21 loại kiểu gen.
IV. Đã có hoán vị gen xảy ra ở trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc mẹ.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Đáp án: C
P: AaBbDd × AaBbDd → F1
F1 : Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của màu sắc hoa và chiều cao thân có:
Màu sắc: đỏ : vàng : trắng = 9 : 6 : 1.
Chiều cao: Cao : thấp = 3 :1.
Nếu các gen PLĐL thì F1 có tỉ lệ KH: (9 : 6 : 1) × (3 :1) ≠ đề bài
→ 1 trong 2 cặp gen qui định màu sắc hoa di truyền liên kết với cặp gen qui định chiều cao cây KG P có thể là
Cây thấp trắng aabbdd = 0,05 → bbdd = 0,2 = 0,5 ♂× 0,4♀ → Hoán vị gen 1 bên mẹ (hoặc bố)
Giả sử hoán vị ở mẹ: ab♀ = 0,4 > 0,25 → ab là giao tử liên kết → KG của P là:
F1 : (1AA :2Aa :1aa) × (0,4BD : 0,4bd : 0,1Bd : 0,1bD) × (0,5BD : 0,5bd)
Ý II. F1 có tỉ lệ số cây hoa đỏ, thân cao đồng hợp 0,25AA × 0,4BD × 0,5BD = 0,05.
Cây cao đỏ 0,525.
Tỉ lệ số cây hoa đỏ, thân cao đồng hợp trong tổng số cây hoa đỏ, thân cao là 0,05/0,525 = 2/21. → II đúng.
Ý III.
- Phép lai (Aa ×Aa) cho 3 loại KG.
Phép lai (0,4BD : 0,4bd : 0,1Bd : 0,1bD) × (0,5BD : 0,5bd) cho 7 loại KG
→ F1 có tối đa 3 × 7 = 21 loại kiểu gen → III đúng.
Ý IV. Theo ý I, → Đã có hoán vị gen xảy ra ở trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc mẹ → IV đúng.
Câu 29: Ở một loài thực vật, khi cho cây (P) tự thụ phấn, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 46,6875% cây hoa đỏ, thân cao: 9,5625% cây hoa đỏ, thân thấp: 28,3125% cây hoa trắng, thân cao: 15,4375% cây hoa trắng, thân thấp. Biết tính trạng chiều cao cây do một gen có 2 alen qui định. Biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và cái đều như nhau, không xảy ra đột biến. Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung qui định.
(2) Phép lai trên đã xảy ra hoán vị gen với tần số 30%.
(3) Cây thân cao, hoa đỏ dị hợp tử ở F1 chiếm tỉ lệ 56,625%.
(4) Trong tổng số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 19,838%.
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Đáp án: D
Xét tỷ lệ hoa đỏ/hoa trắng= 9/7 → tương tác bổ sung (Aa;Bb)
Thân cao/thân thấp= 3/1 (Dd)
Nếu các gen PLĐL thì đời con sẽ có tỷ lệ kiểu hình (9:7)(3:1)≠ đề bài → gen quy định chiều cao và 1 trong 2 gen quy định màu sắc cùng nằm trên 1 cặp NST.
Giả sử cặp Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST
Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ, thân cao (A-D-B-) = 0,466875 →A-D-=0,6225 →aadd =0,1225 →ab=0,35 là giao tử liên kết, f= 30%
I đúng
II đúng
III sai, tỷ lệ
IV đúng, tỷ lệ cây đồng hợp lặn là:
Trong tổng số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ:
Câu 30: Ở một loài sinh vật lưỡng bội; xét phép lai P: , tạo ra F1, ở F1 các cá thể có kiểu gen không mang alen trội nào chiếm 0,25%. Biết rằng hoán vị gen ở hai giới xảy ra với tần số bằng nhau, mỗi gen quy định môt tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Tần số hoán vị là 20%.
II. Ở F1, số cá thể có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
III. Ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm tỉ lệ là 12,75%.
IV. Số loại kiểu gen ở F1 là 27.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Đáp án: C
Tỷ lệ kiểu gen
Tỷ lệ giao tử: Ad = aD =0,4; AD = ad = 0,1
Xét các phát biểu
I đúng
II sai, tỷ lệ dị hợp 3 cặp gen là: (2×0,42 + 2×0,12)×0,5 = 0,17
III sai, tỷ lệ kiểu hình trội về 3 tính trạng là : A-D-B- = (0,5+aadd)×0,75D- = 38,25%
IV sai, số kiểu gen ở F1 là 30
Câu 31: Cây lanh là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á. Locut chi phối màu sắc hoa có 2 alen, trong đó alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Hai locut khác mỗi locut có 2 alen là B, b và D, d cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp tử 3 cặp gen nói trên thu được đời con có 70 thân cao, hoa đỏ : 180 thân cao, hoa trắng : 320 thân thấp, hoa trắng : 430 thân thấp, hoa đỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là
II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 28%.
III. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số như nhau thì cây dị hợp về 3 locut nói trên tự thụ phấn sẽ thu được đời con có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 locut với tỉ lệ 0,049.
IV. Nếu cho cây dị hợp tử về cả 3 locut nói trên tự thụ phấn thì đời con sẽ có tối đa 30 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Đáp án: C
Thân cao/ thân thấp = 1/3 → tương tác theo kiểu 9:7
Nếu các gen PLĐL thì đời con phải có tỷ lệ (3:1)(1:1) ≠ đề bài →cặp gen Aa nằm trên cùng 1 cặp NST với cặp gen Bb hoặc Dd
Giả sử Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ta có kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở P: A-B-D-= 0,07→A-B-=0,07/0,5 =0,14 = AB × 1ab → AB =0,14 là giao tử hoán vị, f=28%
I, II đúng
III sai, Nếu cho cây tự thụ phấn:
IV đúng, số kiểu gen tối đa là 10×3=30; 4 loại kiểu hình.
Câu 32: Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1). Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2). Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
(3). Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
(4). Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5). Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Câu 33: Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở
A. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân
B. Hiện tượng phân ly ngẫu nhiên giữa các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh
C. Các loại đột biến cấu trúc của các NST ở các tế bào sinh dục liên quan đến sự thay đổi vị trí của các gen không alen
D. Thay đổi vị trí của các cặp gen trên cặp NST tương đồng do đột biến chuyển đoạn tương đồng
Đáp án: A
Câu 34: Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là
A. làm tăng sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
B. làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
C. liên kết gen tạo ra nhiều giao tử hoán vị.
D. tạo điều kiện cho các gen ở các nhiễm sắc thể khác nhau tổ hợp lại với nhau.
Đáp án: B
Câu 35: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là
A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
D. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc
Đáp án: C
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen (Phần 4)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (Phần 3)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (Phần 4)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều