40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)



Câu 1: Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên, nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó chạy với tốc độ trung bình là 70 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường còn lại là

Quảng cáo

    A. 40 km/h.

    B. 60 km/h.

    C. 80 km/h.

    D. 75 km/h.

Chọn C.

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 2: An nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi!”. Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?

    A. An.

    B. Bình.

    C. Cả An lẫn Bình.

    D. Không phải An cũng không phải Bình.

Quảng cáo

Chọn A

Vì An đi mà hóa ra đứng → vật mốc là An.

Câu 3: Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?

    A. Một điểm trên vành bánh xe.

    B. Một điểm trên nan hoa.

    C. Một điểm ở moay-ơ (ổ trục).

    D. Một điểm trên trục bánh xe.

Chọn D.

Điểm trên trục bánh xe là chuyển động thẳng đều khi xe chạy đều trên đường thẳng nằm ngang.

Câu 4: Một người chạy thể dục buổi sáng, trong 10 phút đầu chạy được 3,0 km; dừng lại nghỉ trong 5 phút, sau đó chạy tiếp 1500 m còn lại trong 5 phút. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là

    A. 300 mét/phút.

    B. 225 mét/phút.

    C. 75 mét/phút.

    D. 200 mét/phút.

Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 5: Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao nhieu km?

    A. 60 km.

    B. 100 km.

    C. 200 km.

    D. 300 km.

Chọn C.

Trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B.

Gốc thời gian là lúc các xe cùng khởi hành.

Phương trình chuyển động của mỗi xe đi từ A, B lần lượt là:

x1 = 60t, x2 = 100 + 40t,

Hai xe gặp nhau khi: x1 = x2 => t = 5h => x1 = 300 km

=> lúc gặp nhau, 2 xe cách B một đoạn: d = 300 – 100 = 200 km.

Quảng cáo

Câu 6: Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động

    A. tròn đều.

    B. đều.

    C. thẳng đều.

    D. biến đổi đều.

Chọn D.

Chuyển động biến đổi đều là chuyển động mà trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây về chuyển động biến đổi đều là không chính xác?

    A. Gia tốc tức thời không đổi.

    B. Đồ thị vận tốc – thời gian là một đường thẳng.

    C. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian là đường parabol.

    D. Vectơ gia tốc luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

Chọn D.

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ tăng hoặc giảm đều theo thời gian (gia tốc tức thời không đổi).

- Đồ thị gia tốc – thời gian: là đường thẳng song song với trục Ot:

- Đồ thị vận tốc – thời gian: là đường thẳng xiên gốc, bắt đầu từ vị trí (t = 0, v = v0), hướng lên nếu a > 0, hướng xuống nếu a < 0.

- Đồ thị tọa độ – thời gian: là đường cong (nhánh hyperbol) bắt đầu từ vị trí (t = 0, x = x0), bề lõm hướng lên nếu a > 0, bề lõm hướng xuống nếu a < 0.

- Trong chuyển động nhanh dần đều thì a và v cùng chiều (a.v > 0), chuyển động chậm dần đều (a.v < 0).

D sai.

Câu 8: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng:

    A. x = 2t + t2.

    B. x = 2t + 2t2.

    C. x = 2 + t2.

    D. x = 2 + 2t2.

Chọn A.

Từ phương trình tổng quát của vận tốc trong chuyển động biến đổi đều: v = v0 + a.t

Suy ra: v0 = 2 m/s, a = 2 m/s2

Phương trình chuyền động của vật có dạng: x = x0 + v0t + 0,5a.t2 = 0 + 2t + t2.

Quảng cáo

Câu 9: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc có dạng v = 4 + 3t. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 giây bằng

    A. 7 m/s.

    B. 13 m/s.

    C. 16 m/s.

    D. 19 m/s.

Chọn B.

Vận tốc có dạng là hàm bậc nhất của thời gian nên có giá trị trung bình trong khoảng thời gian từ t1 = 1s đến t2 = 5s là:

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 10: Đoạn nào của đồ thị ứng với chuyển động thẳng đều?

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)

    A. Đoạn AB

    B. Đoạn BC

    C. Đoạn CD

    D. Đoạn DE.

Chọn D.

Đoạn MN vật chuyển động đều do vận tốc không thay đổi.

Đoạn NO vật chuyển động chậm dần đều do đồ thị biểu diễn là một đoạn thẳng xiên hướng xuống.

Đoạn OP vật chuyển động đều do đồ thị là đường nằm ngang, vận tốc không đổi.

Đoạn PQ vật chuyển động nhanh dần đều do đồ thị biểu diễn là một đoạn thẳng xiên hướng lên..

Câu 11: Chuyển động của một vật có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Tổng quãng đường vật đã đi bằng

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)

   A. 240 m.

   B. 140 m.

   C. 120 m.

   D. 320 m.

Chọn A.

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)→ Tổng quãng đường vật đi được: s = 20 + 40 + 60 + 80 + 20 + 20 = 240 m.

Cách giải khác: Tổng quãng đường vật đã đi bằng tổng diện tích hình đa giác OABCD và tam giác DEF = 12 ô vuông = 12 .2.10 = 240m

Câu 12: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?

   A. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng.

   B. Một hòn đá đước ném thẳng đứng lên cao.

   C. Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường thẳng nằm ngang.

   D. Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xilanh.

Chọn C.

- Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng là chuyển động nhanh dần đều.

- Một hòn đá đước ném thẳng đứng lên cao là chuyển động biến đổi đều, ban đầu chậm dần sau đó nhanh dần.

- Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường thẳng nằm ngang có thể coi là chuyển động đều.

- Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xilanh là dao động.

Câu 13: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?

    A. Gia tốc của chuyển động không đổi.

    B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.

    C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.

    D. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.

Chọn D.

Chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian và gia tốc tức thời a không đổi.

Câu 14: Một chiếc xe đạp đang chuyển động với vận tốc 12 km/h bỗng hãm phanh và chuyển động chậm dần đều, sau 1 phút thì dừng lại. Gia tốc của xe có độ lớn bằng

    A. 200 m/s2.

    B. 2 m/s2.

    C. 0,5 m/s2.

    D. 0,055 m/s2.

Chọn D.

Ban đầu xe có: v0 = 12 km/h = 10/3 m/s.

Xe dừng lại (v = 0) sau khoảng thời gian ∆t = 1 phút = 60 s.

Xe chuyển động thẳng chậm dần đều nên gia tốc của xe có độ lớn bằng:

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên