Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 1: Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 1: Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Vật Lí 11.
Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 1: Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án
Bài 1. Hai điện tích dương q1, q2 có cùng một độ lớn được đặt tại hai điểm A, B thì ta thấy hệ ba điện tích này nằm cân bằng trong chân không. Bỏ qua trọng lượng của ba điện tích. Chọn kết luận đúng .
A. qo là điện tích dương
B. qo là điện tích âm
C. qo có thể là điên tích âm có thể là điện tích dương
D. qo phải bằng 0
Đáp án: B
Bỏ qua trọng lượng của 3 điện tích. Vì hai điện tích dương có cùng độ lớn được đặt tại hai điểm A, B và q0 đặt tại trung điểm của AB nên q0 luôn cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cùng giá, ngược chiều từ hai điện tích q1, q2.
Để điện tích q1 đặt tại A cân bằng thì lực tác dụng của q0 lên q1 phải cân bằng với lực tác dụng của q2 lên q1, tức ngược chiều lực tác dụng của q2 lên q1. Vậy q0 phải là điện tích âm.
Bài 2. Hai quả cầu nhẹ có cùng khối lượng được treo vào mỗi điểm bằng hai dây chỉ giống nhau. Truyền cho hai quả cầu điện tích cùng dấu q1 và q3 = 3q1, hai quả cầu đẩy nhau. Góc lệch của hai dây treo hai quả cầu so với phương thẳng đứng là α1 và α2. Chọn biểu thức đúng :
A. α1 = 3α2
B. 3α1 = α2
C. α1 = α2
D. α1 = 1,5α2
Đáp án: C
Hai quả cầu tích điện cùng dấu nên đẩy nhau. Mỗi quả cầu cân bằng do tác dụng của ba lực là trọng lực P− , lực điện F− , lực căng T− của dây treo nên P− + T− + F− = 0
Vì hai quả cầu giống nhau nên có cùng trọng lực P− ; lực điện tác dụng lên hai quả cầu là hai lực trực đối có độ lớn ; lực căng của mỗi dây treo hướng dọc theo sợi dây.
Ta có , do vậy hai dây treo bị lệch so với phương thẳng đứng góc α1 = α2 = α.
Bài 3. Quả cầu nhỏ có khối lượng 18g mang điện tích q1 = 4.10-6 C treo ở đầu một sợi dây mảnh dài 20cm. Nếu đặt điện tích q2 tại điểm treo sợi dây thì lực căng của dây giảm đi một nửa. Lấy g = 10m/s2. Điện tích q2 có giá trị bằng :
A. -2.10-6C
B. 2.10-6C
C. 10-7C
D. -10-7C
Đáp án: D
Khi chưa có q2, quả cầu cân bằng do tác dụng của trọng lực P→ , lực căng T→ của dây treo:
Khi có q2, quả cầu cân bằng do tác dụng của trọng lực P→ , lực căng T→ và lực điện F→:
Lực điện ngược hướng trọng lực P→ nên q2 hút q1 ⇒ q2 là điện tích âm
Thay số:
Bài 4. Hai điện tích điểm q1 và q2 được giữ cố định tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng a trong điện môi. Điện tich q3 đặt tại điểm C trên đoạn AB cách B một khoảng a/3. Để điện tích q3 cân bằng phải có điều kiện nào sau đây ?
A. q1 = 2q2
B. q1 = -4q2
C. q1 = 4q2
D. q1 = -2q2
Đáp án: C
Để q3 cân bằng thì các lực của q1, q2 tác dụng lên q3 phải thoả mãn:
F1→+ F2→= 0→
Hai lực F1→,F2→ cùng phương, ngược chiều, q3 đặt tại điểm C trên đoạn AB nên q1 và q2 cùng dấu
Bài 5. Hai điện tích điểm q1 = 4.10-6 và q2 = 4.10-6C đặt tại 2 điểm A và B trong chân không cách nhau một khoảng 2a = 12cm. Một điện tích q = -2.10-6C đặt tại điểm M trên đường trung trực của AB, cách đoạn AB một khoảng bằng a. Lực tác dụng lên điện tích q có độ lớn là :
A. 10√2N
B. 20√2N
C. 20N
D. 10N
Đáp án: A
Hai lực F1− F2−tác dụng lên q ( hinh 1.1G)
Ta có AM = BM = a√2 =6√2 cm
Vì
Hợp lực tác dụng lên điện tích q:
Vì F1 = F2 và Tam giác ABM vuông cân tại M nên F=F1√2 =10√2N
Bài 6. Hai quả cầu nhỏ có cùng khối lượng m,cùng tích điện q, được treo trong không khí vào cùng một điểm O bằng sợi dây mảnh (khối lượng dây không đáng kể) cách điện, không dãn, chiều dài l. Do lực đẩy tĩnh điện, chúng cách nhau một khoảng r(r << l). Điện tích của mỗi quả cầu là:
Đáp án: A
Ở vị trí cân bằng mỗi quả cầu sẽ chịu tác dụng của ba lực: trọng lực P→ , lực tĩnh điện F→ và lực căng dây T→ , khi đó:
Mặc khác , với r rất nhỏ so với l nên α nhỏ, ta có do vậy độ lớn của điện tích đã truyền cho quả cầu là:
Bài 7. Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau một khoảng r = 1 m thì chúng hút nhau một lực F1 = 7,2 N. Sau đó cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực F2 = 0,9 N. Điện tích của mỗi quả cầu trước khi tiếp xúc là
Đáp án: C
+ Lực tương tác giữa hai quả cầu trước khi cho chúng tiếp xúc nhau:
Vì lực tương tác giữa hai điện tích là lực hút nên hai điện tích này trái dấu nhau q1q2=-8.10-10 (1)
+ Vì hai quả cấu giống nhau nên điện tích của mỗi quả cầu sau khi cho chúng tiếp xúc với nhau
Ta có
+ Giải hệ phương trình (1) và (2) ta thu được
Bài 8. Tại ba đỉnh của một tam giác đều người ta đặt ba điện tích giống nhau q1 = q2 = q3 = 6.10-7 . Hỏi phải đặt điện tích q0 ở đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ đứng cân bằng.
A. Tại tâm tam giác và q0 = -3,46.10-7C
B. Tại tâm tam giác và q0 = -5,34.10-7C
C. Tại tâm tam giác và q0 = 3,46.10-7C
D. Tại tâm tam giác và q0 = 5,34.10-7C
Đáp án: A
+ Điều kiện cân bằng của điện tích q3 đặt tại C:
+ F3→ có phương là phân giác của góc Ĉ,
+ Xét tương tự cho q1 và q2 ta suy ra được q0 phải nằm ở tâm của tam giác
Bài 9. Tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm trong không khí, đặt hai điện tích q1 = -3.10-6 ,q2 = 8.10-6 . Xác định lực điện do hai điện tích này tác dụng lên q3 = 2.10-6 đặt tại C. Biết AC = 12 cm, BC = 16 cm.
A. F = 3,98N
B. F = 9,67N
C. F = 3,01N
D. F = 6,76N
Đáp án: D
+ Các điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 các lực F13→ và F23→ có phương chiều như hình vẽ và độ lớn:
+ Lực tổng hợp tác dụng lên q3 có phương chiều như hình vẽ, và độ lớn
Bài 10. Hai quả cầu giống bằng kim loại, có khối lượng 5g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10cm. Hai quả cầu này tiếp xúc nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính độ lớn điện tích đã tích cho quả cầu. Lấy g = 10m/s2.
A. q= 6.10-7
B. q= 4.10-7
C. q= 2.10-7
D. q= 2.10-7
Đáp án: B
+ Khi tích điện q cho một quả cầu thì mỗi quả cầu sẽ mang điện 0,5q cùng dấu nên chúng đẩy nhau.
+ Ở vị trí cân bằng mỗi quả cầu sẽ chịu tác dụng của ba lực: trọng lực P→ , lực tĩnh điện F→ và lực căng dây T→ , khi đó:
Mặt khác do vậy độ lớn của điện tích đã truyền cho quả cầu là
Bài 11. Cho các yếu tố sau:
I. Độ lớn của các điện tích II. Dấu của các điện tích
III. Bản chất của điện môi IV. Khoảng cách giữa hai điện tích
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. II và III
B. I,II và III
C. I,III và IV
D. Cả bốn yếu tố
Đáp án: C
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất, có độ lớn phụ thuộc vào bản chất của điện môi, tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Bài 12. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí thay đổi như thế nào nếu đặt một tấm nhựa xen vào khoảng giữa hai điện tích?
A. Phương, chiều, độ lớn không đổi
B. Phương, chiều không đổi, độ lớn giảm
C. Phương thay đổi tùy theo hướng đặt tấm nhựa, chiều, độ lớn không đổi
D. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.
Đáp án: B
Nếu đặt một tấm nhựa xen vào khoảng giữa hai điện tích thì độ điện môi của môi trường tăng lên do đó lực tương tác có độ lớn giảm. Tuy nhiên phương, chiều của lực không đổi.
Bài 13. Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng
A. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N
B. là lực hút, có độ lớn 0,9N
C. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N
D. là lực đẩy có độ lớn 0,9N
Đáp án: D
Hai điện tích giống nhau nên cùng dấu, tương tác giữa hai điện tích là lực đẩy
Bài 14. Hai điện tích điểm q1=1,5.10-7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10-3N. Giá trị của điện tích q2 là:
A. 2.10-7C
B. 2.10-3C
C. -2.10-7C
D.-2.10-3C
Đáp án: C
Hai điện tích hút nhau nên trái dấu nhau, q1 là điện tích dương
⇒q2 là điện tích âm
Bài 15. Hai điện tích điểm q1=2,5.10-6C và q2=4.10-6C đặt gần nhau trong chân không thì lực đẩy giữa chúng là 1,44N. Khoảng cách giữ hai điện tích là:
A. 25cm
B 20cm
C.12cm
D. 40cm
Đáp án: A
Thay số : r = 0,25m = 25cm
Bài 16. Hai điện tích q1 và q2 đặt gần nhau trong chân không có lực tương tác là F. Nếu đặt điện tích q3 trên đường nối q1 và q2 và ở ngoài q2 thì lực tương tác giữa q1 và q2 là F’ có đặc điểm:
D. Không phụ thuộc vào q3
Đáp án: D
Lực tương tác giữa hai điện tích q1 và q2:
nên không phụ thuộc vào sự có mặt của điện tích q3
Bài 17. Hai điện tích điểm đặt gần nhau trong không khí có lực tương tác là F. Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích hai lần và đặt hai điện tích vào trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ɛ = 3 thì lực tương tác là:
Đáp án: B
Bài 18. Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau một khoảng 30cm có lực tương tác tĩnh giữa chúng là F. Nếu nhúng chúng trong dầu có hằng số điện môi là 2,25, để lực tương tác giữa chúng vẫn là F thì khoảng cách giữa các điện tích là:
A. 20cm
B. 10cm
C. 25cm
D. 15cm
Đáp án: A
Bài 19. Hai vật nhỏ mang điện tích cách nhau 40cm trong không khí thì đẩy nhau với lực là 0,675 N. Biết rằng tổng điện tích của hai vật là 8.10-6C. Điện tích của mỗi vật lần lượt là:
A. q1 = 7.10-6C; q2 = 10-6C
B. q1 = q2 = 4.10-6C
C. q1 = 2.10-6C ; q2 = 6.10-6C
D. q1 = 3.10-6C ; q2 = 5.10-6C.
Đáp án: C
Ta có:
Vì hai vật đẩy nhau nên hai vật nhiễm điện cùng dấu
Mặt khác: q1 + q2 = 8.10-6C (1) nên hai vật mang điện tích dương
Ta có: (2)
Từ (1) (2), ta có: q1 = 2.10-6C; q2 = 6.10-6C.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 2: Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 4: Công của lực điện có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 5: Điện thế - Hiệu điện thế có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 6: Tụ điện có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều