100 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường có đáp án



Phần dưới là các bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 11.

100 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường có đáp án

Quảng cáo

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 4 theo bài học

Quảng cáo

Trắc nghiệm Từ trường có đáp án

Câu 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Đáp án: C

Tương tác từ là tương tác giữa:

* Nam châm với nam châm hoặc với vật liệu có tính chất từ.

* Nam châm với dòng điện.

* Dòng điện với dòng điện

Câu 2. Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đâu là đúng?

A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau

B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau

C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau

D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.

Đáp án: B

Các cực cùng tên của nam châm thì đẩy nhau, các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau.

Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau.

Cả hai cực của một nam châm đều hút một thanh sắt.

Câu 3. Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh)?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức

B. Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu)

C. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.

D. Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường (hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa.

Đáp án: B

+ Giống nhau:

- Qua mỗi điểm trong không gian có điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện. Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường ta chỉ vẽ được một đường sức từ.

- Người ta quy ước: Ở chổ nào có từ trường mạnh (hoặc điện trường mạnh) thì có đường sức vẽ mau (dày hơn), chổ nào có từ trường yếu (hoặc điện trường yếu) thì có đường sức vẽ thưa hơn.

- Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.

+ Khác nhau:

- Các đường sức điện không khép kín. Bắt đầu từ điện tích dương, kết thúc ở điện tích âm. Trường hợp chỉ có điện tích âm hoặc điện tích dương thì các đường sức từ hoặc bắt đầu hoặc kết thúc ở vô cực.

- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

Quảng cáo

Câu 4. Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

A. Dòng điện không đổi

B. Hạt mang điện chuyển động

C. Hạt mang điện đứng yên

D. Nam châm chữ U

Đáp án: C

+ Từ trường là một dạng vật chất, mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong khoảng không gian có từ trường.

+ Xung quanh một nam châm hay một dòng điện hay một điện tích chuyển động luôn tồn tại một từ trường

Câu 5. Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

A. Xung quanh dòng điện thẳng

B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng

C. Trong lòng của một nam châm chữ U

D. Xung quanh một dòng điện tròn.

Đáp án: C

Trong lòng của một nam châm chữ U xuất hiện một từ trường đều, là từ trường có các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau

Câu 6. Trong các hình vẽ ở hình vẽ, đường thẳng biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng biểu diễn một đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả không đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

Đáp án: C

+ Đường sức từ do dòng điện thẳng gây ra có chiều được xác định theo qui tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ.

Do vậy hình C mô tả không đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ.

Quảng cáo

Câu 7. Trong các hình vẽ ở hình vẽ, đường tròn biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường thẳng đi qua tâm đường tròn và vuông góc với mặt phẳng chứa đường tròn biểu diễn đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

Đáp án: D

Đường sức của từ trường do dòng điện chạy trong khung dây tròn gây ra tại tâm của vòng dây có:

Điểm đặt: tại tâm vòng dây;

Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây;

Chiều: vào Nam ra Bắc: mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt Bắc thì ngược lại;

Câu 8. Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ.

Đáp án: B

Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta xác định được chiều từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ

Câu 9. Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ M đến A. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O (là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với hướng của véctơ.

Đáp án: C

Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta xác định được chiều từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O có hướng trùng với hướng của véctơ

Câu 10. Chọn câu sai ?

A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.

B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.

C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.

D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường

Đáp án: D

Các hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn thì đường sức từ trường là các đường tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua.

⇒ Quỹ đạo của nó không phải là một đường sức của từ trường

Trắc nghiệm Lực từ, Cảm ứng từ có đáp án

Câu 1. Một phần tử dòng điện có chiều dài 𝑙, cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?

Đáp án: A

Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véc tơ cảm ứng từ B:

- Có hướng trùng với hướng của từ trường;

- Có độ lớn bằng với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.

Đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).

Câu 2. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó.

D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

Đáp án: A

Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véctơ cảm ứng từ B luôn có hướng trùng với hướng của từ trường;

Câu 3. Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường

A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó

B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu

D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó

Đáp án: D

Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường luôn tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó, có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. Nó đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu.

Câu 4. Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi

A. phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ

B. phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ

C. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 45o

Đáp án: B

Lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện I.l đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là B :

- Có điểm đặt tại trung điểm của l;

- Có phương vuông góc với lB;

- Có chiều tuân theo qui tắc bàn tay trái;

- Có độ lớn: F = B.I.l.sinα với α là hợp bởi của véctơ B và chiều của I

Do vậy F nhỏ nhất khi α = 0o hoặc 180o, tức là khi đó phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ.

Câu 5. Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là

A. 1:2

B. 1:4

C. 2:1

D. 4:1

Đáp án: C

Do cảm ứng từ không đổi nên:

Câu 6. Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20cm, của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là

A. 10-1T

B. 10-2T

C. 10-3T

D. 1,0T

Đáp án: A

Độ lớn của cảm ứng từ là:

Câu 7. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng

A. 0,36mN

B. 0,36N

C. 36N

D. 36mN

Đáp án: D

Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng:

F = B.I.𝑙 = 0,02.6.0,3 = 36.10-3N

Câu 8. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc 60o. Độ lớn của lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của dây dẫn là

A. 0,4√3N

B. 0,4N

C. 0,8N

Đáp án: A

Độ lớn của lực từ:

F = B.I.𝑙.sinα = 0,5.8.0,2.sin60º = 0,4.√3N

Câu 9. Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc MNP bằng 30o (hình vẽ). Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo chiều từ M đến N rồi đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3N. Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn và có góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là

A. 0,2√3N và 150o

B. 0,2√3N và 120o

C. 0,6N và 130o

D. 0,6√3N và 120o

Đáp án: A

Vì các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây nên:

Lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là: FMN = B.I.MN

Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn là: FNP = B.I.NP

Lực từ tác dụng lên các cạnh hướng ra ngoài khung, nên các góc giữa hai lực là 150o.

Câu 10. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?

A. 0,08 T.

B. 0,06 T.

C. 0,05 T.

D. 0,1 T.

Đáp án: A

Đoạn dây vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ nên góc giữa dòng điện và véc - tơ cảm ứng từ bằng 90o

Ta có:

Xem thêm các Bài tập & Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên