Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ (ngắn gọn nhất)

Bài viết Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.

Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ (ngắn gọn nhất)

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

* Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế

THẾ MẠNH

Tiêu chí

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Có địa hình tương đối bằng phẳng

→ thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị,...

- Đất badan và đất xám phù sa cổ chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên của vùng. Ngoài ra, trong vùng còn có đất phù sa ở hạ lưu các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ,...

→ thích hợp trồng cây công nghiệp, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, ít thay đổi trong năm, phân hai mùa mưa - khô rõ rệt

→ thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và các hoạt động kinh tế khác.

- Hệ thống sông Sài Gòn, sông Bé

→ có giá trị về thuỷ lợi, phát triển giao thông vận tải

- Sông Đồng Nai

→ có giá trị lớn nhất về thuỷ điện.

- Các hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi lớn như hồ Dầu Tiếng, Phước Hoà, …

→ ,... cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Diện tích và trữ lượng rừng của vùng không lớn

→ Có giá trị cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu giấy, có giá trị bảo tồn.

- Tài nguyên khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, bô-xít, sét, cao lanh,...

→ có giá trị cho sản xuất công nghiệp.

- Có vùng biển giàu tiềm năng dầu khí, hải sản, có một số bãi tắm đẹp, cảnh quan đảo

→ thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Điều kiện kinh tế - xã hội

- Số dân đồng, tỉ suất nhập cư cao và đa phần trong độ tuổi lao động

→ tạo cho vùng có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất.

- Lao động năng động trong nền kinh tế thị trường, tỉ lệ đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả nước

→ tạo khả năng nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.

→ thuận lợi để phát triển kinh tế; trao đổi, mua bán hàng hóa với các vùng lân cận.

- Vùng có nhiều chính sách linh hoạt, việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ được đẩy mạnh.

→ thu hút đầu tư lớn trong và ngoài nước.

- Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn hàng đầu cả nước, có sức lan toả

→ thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.

HẠN CHẾ

ĐKTN TNTN

- Mùa khô kéo dài 4 đến 5 tháng

→ tình trạng thiếu nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

- Tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng ngập úng do triều cường, xâm nhập mặn ở vùng ven biển

→ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt trong vùng.

ĐKKT - XH

Việc nhập cư tập trung vào các đô thị lớn của vùng

→ làm nảy sinh một số khó khăn về việc làm, nhà ở, các vấn đề xã hội khác và môi trường...

Quảng cáo

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Tỉ lệ gia tăng dân số của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước do

A. gia tăng cơ học.

B. gia tăng tự nhiên cao.

C. tỉ lệ tử vong giảm nhanh.

D. tỉ lệ sinh ngày càng cao.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không phải tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế Đông Nam Bộ?

A. Thúc đẩy phát triển công nghiệp.

B. Phát triển các công trình thủy lợi.

C. Tăng cường về cơ sở năng lượng.

D. Phát triển công nghiệp hoá dầu.

Câu 3. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. đất phù sa tập trung thành vùng lớn.

B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.

Quảng cáo

C. nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC.

D. đất badan tập trung thành vùng lớn.

Câu 4. Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở đặc điểm nào sau đây?

A. Sông có giá trị hơn về thủy điện.

B. Tiềm năng khoáng sản lớn hơn.

C. Khí hậu ít phân hóa theo độ cao.

D. Diện tích rừng tự nhiên lớn hơn.

Câu 5. Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là

A. diện tích đất phèn rất lớn.

B. mưa bão xảy ra khắp nơi.

C. hiện tượng cát bay nhiều.

D. thiếu nước về mùa khô.

Câu 6. Điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ không phải là

A. tiềm năng rất lớn về đất phù sa.

Quảng cáo

B. giáp các vùng giàu nguyên liệu.

C. có cửa ngõ thông ra biển Đông.

D. địa hình tương đối bằng phẳng.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật của Đông Nam Bộ?

A. Trung tâm khoa học, sáng tạo.

B. Phát triển đồng bộ và hiện đại.

C. Dẫn đầu về thu hút nguồn vốn.

D. Có nhiều chính sách linh hoạt.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng với khoa học - công nghệ của Đông Nam Bộ?

A. Phát triển đồng bộ và hiện đại.

B. Dẫn đầu về thu hút nguồn vốn.

C. Tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng.

D. Có nhiều chính sách linh hoạt.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với nguồn vốn của Đông Nam Bộ?

A. Phát triển đồng bộ và hiện đại.

B. Dẫn đầu về thu hút nguồn vốn.

C. Tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng.

D. Có nhiều chính sách linh hoạt.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?

A. Diện tích cây cao su lớn nhất cả nước.

B. Diện tích cây cà phê lớn thứ hai cả nước.

C. Vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước.    

D. Có diện tích cây điều lớn nhất cả nước.

► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai

Câu hỏi. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động. Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của vùng chuyển dịch tích cực, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh vào các ngành có tiềm năng, lợi thể, có năng suất lao động và hàm lượng tri thức cao. Sự liên kết giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa các địa phương được chú trọng phát triển. Năm 2021, GRDP của vùng đạt 2 587,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 30,6% GDP cả nước.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 140)

A. Năm 2021, GRDP của Đông Nam Bộ chiếm 30,6% GDP cả nước.

B. Đông Nam Bộ thu hút được nhiều lao động nhờ vào nền kinh tế phát triển năng động.

C. Ngày nay, Đông Nam Bộ đang chú trọng phát triển những ngành công nghiệp mới có hàm lượng tri thức cao và giá trị gia tăng lớn.

D. Sự liên kết giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa các địa phương được chưa chú trọng phát triển.

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học