Sự phát triển và phân bố của Thương mại ở nước ta (ngắn gọn nhất)

Bài viết Sự phát triển và phân bố của Thương mại ở nước ta ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.

Sự phát triển và phân bố của Thương mại ở nước ta (ngắn gọn nhất)

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

* Sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ

Thương mại

a) Nội thương

- Tổng mức bản lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh và liên tục. Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ nhanh hơn do thị trường trong nước lớn và sức mua tăng lên.

- Thương mại trong nước phát triển đa dạng các loại hình: chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích,…

- Phương thức buôn bán hiện đại được mở rộng. Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, trở thành kênh phân phối quan trọng, phát huy hiệu quả chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hoá trong nước.

- Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vựC. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Quảng cáo

b) Ngoại thương

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh, năm 2021 đạt 669,0 tỉ USD. Cán cần thương mại có xu hướng cân bằng hơn. Năm 2021, nước ta xuất siêu 3,2 tỉ USD.

- Xuất khẩu:

+ Năm 2021, trị giá xuất khẩu chiếm 50,2% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu.

+ Mặt hàng xuất khẩu đa dạng, một số nhóm hàng có vị trí cao trên thị trường thế giới.

+ Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chuyển dịch tích cực tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

+ Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... Các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,... được đẩy mạnh khai thác.

- Nhập khẩu:

Quảng cáo

+ Năm 2021, trị giá nhập khẩu chiếm 49,8% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu.

+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (2021).

+ Thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu từ các nước có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,...

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Yếu tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?

A. Giao thông vận tải, tài nguyên nước.

B. Sự phân bố dân cư, phát triển kinh tế.

C. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.

D. Lịch sử văn hóa, chính sách phát triển.

Câu 2. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?

A. Sự phân bố dân cư và nguồn lao động có trình độ cao.

Quảng cáo

B. Chính sách phát triển ngành dịch vụ, khí hậu thuận lợi.

C. Nguồn vốn đầu tư, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên.

D. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 3. Việc phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta hiện nay gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

A. Chưa có các chính sách đầu tư thích hợp.    

B. Nhu cầu thị trường trong nước giảm nhanh.

C. Chưa ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại.

D. Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.

Câu 4. Yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xuất hiện các loại hình dịch vụ mới (ngân hàng, viễn thông,...) ở nước ta hiện nay là

A. vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.

B. chính sách phát triển kinh tế thị trường.

C. khoa học - công nghệ.

D. mức thu nhập và sức mua của người dân.

Câu 5. Nhân tố nào sau đây làm thay đổi phương thức sản xuất và xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới?

A. Vị trí địa lí, thị trường.

B. Khoa học - công nghệ.

C. Chính sách phát triển kinh tế.

D. Đặc điểm dân số.

Câu 6. Sự phân bố các ngành dịch vụ nước ta chịu ảnh hưởng chủ yếu của

C. đặc điểm phạm vi lãnh thổ.

D. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên.

A. sự phân bố các ngành kinh tế.

B. đặc điểm vị trí địa lí.

Câu 7. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở nước ta hiện nay?

A. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

B. Tạo ra nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của nước ta.

D. Tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.

Câu 8. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ nước ta hiện nay?

A. Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế.     

B. Tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế.

C. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.  

D. Thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp.

Câu 9. Các hoạt động dịch vụ tạo không tạo ra các mối liên hệ giữa

A. sự phân bố lao động.

B. các ngành sản xuất.

C. các vùng trong nước.

D. các quốc gia với nhau.

Câu 10. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện.

B. Là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.

C. Nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

D. Là hai trung tâm thương mại, ngân hàng lớn nhất ở nước ta.

► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai

Câu hỏi. “Chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp so với yêu cầu; cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, về vùng lãnh thổ. Dịch vụ y tế còn hạn chế cả về lượng và chất. Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém. Tệ nạn xã hội một số nơi còn diễn biến phức tạp. Nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong nhân dân. Tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng; ùn tắc giao thông tại đô thị lớn khắc phục chậm. Chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn nhiều khó khăn. Du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.”

(Nguồn: dẫn theo “Thực trạng phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay”, https://isocert.org.vn/, ngày 13 - 9 - 2021)

A. Đoạn thông tin trên nhắc đến những lợi ích của phát triển ngành dịch vụ.

B. Đời sống xã hội vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn, cản trở ngành du lịch phát triển.

C. Một trong những hạn chế trong kinh tế cản trở dịch vụ phát triển là tệ nạn xã hội và biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống ở Việt Nam.

D. Du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do còn nhiều hạn chế về quản lí nhân sự và chất lượng cơ sở hạ tầng kém.

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học