Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta (chi tiết nhất)

Bài viết Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta (chi tiết nhất)

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

* Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Trang trại

a) Khái niệm: Trang trại được hiểu là những hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng những tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và sản xuất muối.

b) Phân loại: Chia thành 2 loại chính: trang trại nông nghiệp chuyên ngành và trang trại nông nghiệp tổng hợp.

c) Phân bố: Trang trại tập trung nhiều nhất ở các vùng ĐBSH, ĐVBSCL và ĐNB.

d) Tỉnh hình phát triển:

- Trang trại ở nước ta được bắt đầu phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hoá.

- Năm 2021, cả nước có khoảng 23,8 nghìn trang trại. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất (chiếm 57,8 %), tiếp đến là trang trại trồng trọt (27,4%).

Quảng cáo

- Số lượng và cơ cấu trang trại đang thay đổi theo hướng chuyên môn hóa và ứng dụng công nghệ cao.

e) Ý nghĩa:

- Giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

- Tổ chức sản xuất trong trang trại tập trung vào cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gắn với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

- Sự liên kết được thực hiện theo chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm và kết hợp phát triển du lịch; thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Vùng chuyên canh

a) Khái niệm: Vùng chuyên canh hay vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,...), điều kiện kinh tế - xã hội nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.

Quảng cáo

b) Tình hình phát triển:

- Ở nước ta, các vùng chuyên canh được hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp, như các vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm,...

- Ngoài ra, còn có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn, nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hoá sâu về một sản phẩm chính.

- Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Ý nghĩa:

- Có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, giúp tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá.

Quảng cáo

3. Vùng nông nghiệp

a) Khái niệm:

- Vùng nông nghiệp là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá trong sản xuất.

- Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật cũng như các thế mạnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ của nước ta.

b) Tình hình phát triển:

- Từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành.

Vùng nông nghiệp

Điều kiện sinh thái nông nghiệp

Các sản phẩm nông nghiệp chính

Trung du và miền nú Bắc Bộ

- Địa hình đồi núi, đất feralit.

- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao.

- Cây công nghiệp; dược liệu cận nhiệt; cây ăn quả.

- Gia súc trâu, bò và lợn.

Đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.

- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.

- Có vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ.

- Lúa gạo, cây thực phẩm.

- Cây công nghiệp hàng năm

- Lợn, gia cầm, bò sữa; thuỷ sản.

Bắc Trung Bộ

- Địa hình phân hoá: đồi núi, dải đồng bằng ven biển.

- Có vùng biển rộng phía đông.

- Nhiều thiện tại (bão, lũ,...).

- Cây công nghiệp hàng năm.

- Cây công nghiệp lâu năm

- Chăn nuôi trâu, bò.

- Thuỷ sản.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Địa hình đồi núi phía tây.

- Đồng bằng ven biển.

- Khí hậu khô.

- Vùng biển giàu nguồn lợi hải sản.

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, vừng, bông,

- Chăn nuôi bò, cừu.

- Thuỷ sản.

Tây Nguyên

- Cao nguyên xếp tầng; đất badan màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa - khô rõ rệt.

- Cây công nghiệp lâu.

- Rau, hoa.

- Bò sữa, bò thịt.

Đông Nam Bộ

- Địa hình khá bằng phẳng, đất badan và đất xám phù sa cổ.

- Khí hậu mang tính cận xích đạo.

- Vùng biển có ngư trường lớn.

- Cây công nghiệp

- Bò sữa, bò thịt.

- Thủy sản.

Đồng bằng sông Cửu Long

- Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước, chủ yếu đất phù sa.

- Sông ngòi, kênh rạch chẳng chịt.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hai mùa mưa - khô.

- Có vùng biển rộng lớn.

- Lúa gạo.

- Cây công nghiệp hàng năm.

- Cây ăn quả nhiệt đới.

- Gia cầm (vịt).

- Thuỷ sản.

c) Ý nghĩa: Khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của thị trường.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Đối với ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt có vai trò nào sau đây?

A. Cơ sở phát triển chăn nuôi.

B. Nền tảng của nông nghiệp.

C. Cung cấp nhiều thực phẩm.

D. Nguyên liệu cho nhà máy.

Câu 2. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ở nước ta hiện nay do

A. nhiều thiên tai, đất trồng nhiều.

B. dân số đông, có giá trị xuất khẩu.

C. thiếu lao động sản xuất, vốn lớn.

D. diện tích đồng bằng lớn, ít nước.

Câu 3. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. lịch sử trồng lâu đời.

B. nguồn lao động đông.

C. năng suất lúa cao hơn.

D. diện tích trồng cây lớn.

Câu 4. Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là

A. dịch bệnh phức tạp và diện rộng.

B. giống vật nuôi năng suất cao ít.

C. nguồn thức ăn còn chưa đảm bảo.

D. sản phẩm chất lượng chưa nhiều.

Câu 5. Ngành chăn nuôi lợn của nước ta tập trung chủ yếu ở những vùng

A. chuyên canh cây công nghiệp hàng năm lớn.

B. trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.

C. có mật độ dân số cao với nguồn lao động đông.

D. có nghề cá và chế biến thực phẩm phát triển.

Câu 6. Sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do

A. đẩy mạnh khai hoang.

B. tăng diện tích canh tác.

C. tăng số lượng lao động.

D. tăng năng suất cây trồng.

Câu 7. Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.

B. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

C. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi hướng quảng canh.

D. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp.

Câu 8. Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?

A. Công nghiệp chế biến phát triển, vốn lớn.

B. Đất đai đa dạng, nhiều loại đất màu mỡ.

C. Khí hậu thuận lợi và phân hóa đa dạng.       

D. Nhiều giống năng suất cao, nhiều nước.

Câu 9. Hiện nay ở nước ta có số lượng gia cầm tăng nhanh do

A. nguồn thức ăn ngày càng nhiều.

B. công nghiệp chế biến phát triển.

C. thị trường nước ngoài rộng lớn.

D. khống chế được mọi dịch bệnh.

Câu 10. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp nào sau đây quan trọng nhất?

A. Mở rộng diện tích trồng cây lương thực.     

B. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

C. Tăng vốn đầu tư, phòng trừ dịch bệnh.

D. Đẩy mạnh khai hoang vùng miền núi.

► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai

Câu hỏi. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Chăn nuôi đang từng bước phát triển để trở thành ngành sản xuất quan trọng. Năm 2021, ngành chăn nuôi chiếm 34,7 % giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, dê và gia cầm (gà, vịt,...). Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng. Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y,... được đầu tư.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 52)

A. Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến vì giúp rút ngắn thời gian nuôi dưỡng, năng suất sản phẩm cao và ổn định.

B. Cơ cấu vật nuôi đa dạng, các vật nuôi chủ yếu như ngựa, dê, cừu, …

C. Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

D. Ngành chăn nuôi đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp gắn với thị trường, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học