Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Cánh diều Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Với tóm tắt lý thuyết Chuyên đề Sử 12 Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Chuyên đề học tập Lịch Sử 12.

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Cánh diều Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Quảng cáo

I. Một số khái niệm

1. Toàn cầu hoá

a) Khái niệm

- Toàn cầu hoá là quá trình gia tăng kết nối các khu vực, quốc gia dân tộc khác nhau thành một hệ thống gắn kết, tác động và phụ thuộc lẫn nhau ở quy mô toàn cầu.

- Toàn cầu hoá diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó kinh tế là một trong những khía cạnh được thúc đẩy mạnh mẽ nhất. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế ngày nay được thể hiện thông qua sự hình thành thị trường thế giới, phân công lao động quốc tế, di chuyển tự do của tư bản, hàng hoá và nhân công trên phạm vi toàn cầu.

- Thương mại và công nghệ là hai nhân tố quan trọng thúc đẩy gắn kết các quốc gia. Nhờ đó, một sự kiện, một hiện tượng diễn ra ở cấp độ khu vực có ảnh hưởng, tác động tới các cộng đồng khác trên quy mô toàn thế giới.

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Cánh diều Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Quảng cáo

b) Biểu hiện

Từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến nay, quá trình toàn cầu hoá đã diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

♦ Lĩnh vực kinh tế:

- Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và gia tăng vị thế của các công ty xuyên quốc gia.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),...

♦ Lĩnh vực công nghệ thông tin: Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như internet, dữ liệu lớn, vệ tinh liên lạc và điện thoại.

♦ Lĩnh vực chính trị, an ninh:

- Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực quốc tế như Liên hợp quốc (UN), ASEAN, EU,...

- Sự nổi lên của nhu cầu quản trị toàn cầu để giải quyết các thách thức chung như chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn người, tình trạng di cư bất hợp pháp,...

Quảng cáo

♦ Lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế (âm nhạc, báo chí, phim ảnh, xuất bản phẩm,...) và hoạt động du lịch, du học,....

c) Tác động

Toàn cầu hóa là xu thế phát triển tất yếu khách quan. Tuy nhiên, quá trình này tạo ra cả tác động tích cực và tiêu cực đối với nhân loại.

Tác động tích cực của toàn cầu hoá

- Kinh tế:

+ Tăng cường kết nối các nền kinh tế thế giới thông qua hoạt động trao đổi thương mại, tài chính, đầu tư...

+ Xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

- Công nghệ

+ Thúc đẩy quá trình hợp tác, chuyển giao khoa học, công nghệ, kĩ thuật giữa các quốc gia trên thế giới.

- An ninh, chính trị

+ Từng bước củng cố và hoàn thiện các thiết chế và hệ thống luật pháp quốc tế, tiến tới quản trị toàn cầu.

Quảng cáo

+ Đưa lại khả năng giải quyết nhiều vấn đề chung đang thách thức nhân loại như tội phạm quốc tế, di cư bất hợp pháp..

- Văn hoá, giáo dục

+ Tạo điều kiện giao lưu văn hoá, giáo dục quốc tế.

+ Thúc đẩy ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hoá thông qua hoạt động du lịch, du học.

Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá

- An ninh, chính trị

+ Xuất hiện nhiều nguy cơ đe doạ an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, gây ra bởi các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

+ Xuất hiện nguy cơ lệ thuộc về an ninh, quân sự của các nước đang phát triển vào các nước lớn.

- Kinh tế, xã hội: xuất hiện nhiều thách thức về kinh tế, xã hội như sự lệ thuộc tài chính và công nghệ bên ngoài, phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội

- Văn hoá, giáo dục: xuất hiện nguy cơ xung đột giữa các nền văn hoá, làm mai một bản sắc văn hoá của các cộng đồng, dân tộc,...

2. Hội nhập quốc tế

a) Khái niệm

- Hội nhập quốc tế là quá trình các quốc gia tham gia vào hệ thống khu vực thế giới, trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống khu vực và thế giới.

- Khái niệm hội nhập quốc tế ban đầu được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực trị và kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng của toàn cầu hoá, nội dung của khái niệm hội nhập quốc tế cũng trở nên đa dạng, trải rộng nhiều lĩnh vực như ngoại giao, giáo dục, văn hoá,...

b) Các lĩnh vực hội nhập quốc tế

♦ Hội nhập trên lĩnh vực kinh tế:

- Biểu hiện: Giao lưu, hợp tác, gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực, toàn cầu.

- Ví dụ: Năm 2023, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm 164 thành viên, chiếm tổng số 98% thương mại của toàn thế giới.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực Chính trị:

- Biểu hiện: Tham gia vào cơ chế quyền lực tập thể vì mục tiêu, lợi ích quốc gia.

- Ví dụ: Đến 2023, Liên hợp quốc có 193 nước thành viên, là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng:

- Biểu hiện: Tham gia vào quá trình duy trì hoà bình, an ninh của các quốc gia, khu vực và toàn cầu thông qua các hiệp ước, quy tắc an ninh quốc phòng khu vực và quốc tế.

- Ví dụ: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một trong những văn bản quan trọng bảo đảm an ninh hàng hải trên thế giới.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực văn hóa:

- Biểu hiện: Trao đổi, hợp tác, giao lưu văn hoá với bên ngoài; chia sẻ giá trị văn hoá với các quốc gia khác.

- Ví dụ: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) hiện có 195 quốc gia thành viên, hoạt động với mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực giáo dục:

- Biểu hiện: Hiện đại hoá, quốc tế hoá nền giáo dục của quốc gia thông qua hợp tác giáo dục, đào tạo.

- Ví dụ: Sự xuất hiện của các trường đại học quốc tế và gia tăng số lượng lưu học sinh đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục.

II. Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế

1. Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam

a) Tác động tích cực

- Lĩnh vực kinh tế:

+ Tạo điều kiện kết nối nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới thông qua hoạt động

xuất nhập khẩu hàng hoá, đầu tư tài chính, tham gia các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế như WB, IMF, ADB,...

+ Thúc đẩy quá trình Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng.

- Lĩnh vực an ninh, chính trị:

+ Thúc đẩy hợp tác an ninh, chính trị của Việt Nam với các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế như UN, EU,...

+ Tạo khả năng hợp tác nhằm giải quyết các thách thức an ninh khu vực, quốc tế liên quan đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Lĩnh vực khoa học, công nghệ: Đẩy mạnh quá trình giao lưu công nghệ, kĩ thuật, tri thức của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

- Lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. Thúc đẩy hoạt động du học, thành lập các trường đại học quốc tế,...

b) Tác động tiêu cực

- Lĩnh vực kinh tế:

+ Nguy cơ lệ thuộc kinh tế, chịu sức ép cạnh tranh từ thị trường quốc tế.

+ Nguy cơ chảy máu chất xám, nguồn lực ra bên ngoài.

- Lĩnh vực an ninh, chính trị:

+ Xuất hiện nguy cơ đe doạ an ninh, chủ quyền, như tội phạm quốc tế, chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn người...

+ Gia tăng nguy cơ lệ thuộc, chịu sức ép về chính trị, an ninh từ các nước lớn.

- Lĩnh vực khoa học, công nghệ:

+ Nguy cơ tụt hậu về khoa học, công nghệ so với thế giới.

+ Xuất hiện các loại tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia.

- Lĩnh vực văn hóa, giáo dục:

+ Gia tăng xung đột giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại.

+ Thách thức trong mối quan hệ giữa hội nhập văn hoá và duy trì bản sắc cộng đồng, dân tộc.

2. Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế

a) Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN

♦ Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á

- Từ năm 1989, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á và gia nhập ASEAN.

+ Năm 1989: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố về ý định gia nhập ASEAN của Việt Nam.

+ Năm 1992: Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), trở thành quan sát viên của ASEAN.

+ Năm 1994: Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

+ Năm 1995: Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

- Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN (1995), Việt Nam tham gia đầy đủ vào các hoạt động, cơ chế hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Cánh diều Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

♦ Vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN

- Từ khi gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm và có vai trò, đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN trên nhiều lĩnh vực.

- Trên lĩnh vực chính trị - an ninh:

+ Việt Nam là nhân tố quan trọng giúp ASEAN hoàn thiện mục tiêu trở thành hiệp hội của tất cả các quốc gia Đông Nam Á, góp phần tích cực vào việc tăng cường, củng cố đoàn kết trong ASEAN và thúc đẩy ASEAN mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quan trọng.

+ Việt Nam có những đóng góp quan trọng trong việc duy trì môi trường hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á.

- Trên lĩnh vực kinh tế: Việt Nam có những đóng góp tích cực trong việc định hướng phát triển, thúc đẩy hợp tác kinh tế của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN và thúc đẩy thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

- Trên lĩnh vực văn hoa - xã hội:

+ Việt Nam đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác văn hoa trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước khác.

+ Việt Nam cũng góp phần giải quyết những vấn đề xã hội của ASEAN như đề xuất các ý tưởng, sáng kiến hợp tác thiết thực hướng tới người dân, đồng thời nỗ lực trong việc giúp ASEAN ứng phó với đại dịch Covid-19 và phục hồi sau đại dịch.

b) Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

- Từ sau năm 1975, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, trong đó có những tổ chức quốc tế quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn như: Liên hợp quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU),....

- Từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX, Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực và thế giới, tham gia vào những tổ chức quốc tế lớn như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),...

♦ Gia nhập Liên hợp quốc (UN)

- Ngày 20-9-1977, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.

- Sau khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc để khắc phục hậu quả chiến tranh, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ giải quyết các vấn đề giáo dục, y tế, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, phòng chống HIV/AIDS,... Hiện nay, Việt Nam đang nhận được sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong nhiều lĩnh vực để thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

- Trong quá trình tham gia Liên hợp quốc, đặc biệt là từ đầu thế kỉ XXI, Việt Nam đã thể hiện là thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong các chương trình, hoạt động của tổ chức này.

+ Trên lĩnh vực bảo vệ hoà bình - an ninh, Việt Nam đã hai lần tham gia và đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (các nhiệm kì 2008 - 2009 và 2020 - 2021). Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam liên tục cử các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, gửi quân đội đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, đóng góp vào các chương trình huấn luyện gìn giữ hoà bình của tổ chức này.

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Cánh diều Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

+ Trên lĩnh vực phát triển, Việt Nam nhiều lần được tín nhiệm bầu vào các vị trí, cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA),... đồng thời có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

+ Trên lĩnh vực bảo vệ quyền con người, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em,...

♦ Gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989 tại Can-bê-ra (Ô-xtrây-li-a), là cơ chế hợp tác hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng chung trong khu vực, đồng thời thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên.

- Ngày 14-11-1998, tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 10 tổ chức tại Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC. Từ sau khi gia nhập APEC, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào hầu hết các chương trình hợp tác của diễn đàn này, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của APEC trên nhiều lĩnh vực.

- Bên cạnh những lợi ích đạt được khi tham gia APEC, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là áp lực cạnh tranh gay gắt trong quan hệ thương mại và đầu tư.

♦ Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập và hoạt động từ ngày 1-1-1995, có mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

- Để gia nhập WTO, Việt Nam đã trải qua quá trình đàm phán kéo dài hơn 11 năm (1995 - 2006) với những đối tác có yêu cầu, trong đó khó khăn nhất là các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Việt Nam cũng phải thực hiện nhiều cam kết trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ khi gia nhập WTO.

- Việc gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển như thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia,... , đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng thương mại.

- Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức như: sự cạnh tranh thương mại, đầu tư diễn ra gay gắt hơn, nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp trong nước; tác động mạnh từ những biến động của thị trường thế giới, những vấn đề về môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc và văn hoá truyền thống…

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Cánh diều Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Xem thêm tóm tắt lý thuyết chuyên đề Lịch Sử lớp 12 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên