Lý thuyết, các dạng bài tập Bằng chứng và cơ chế tiến hóa có đáp án
Lý thuyết, các dạng bài tập Bằng chứng và cơ chế tiến hóa có đáp án
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Bằng chứng và cơ chế tiến hóa, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Bằng chứng và cơ chế tiến hóa chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 12 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021.
- Lý thuyết Bằng chứng tiến hóa hay, chi tiết
- Các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại hay, chi tiết
- Loài sinh học là gì ? Lý thyết Loài hay, chi tiết
- Lý thuyết Các nhân tố tiến hóa hay, chi tiết
- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi hay, chi tiết
- Quá trình hình thành loài mới hay, chi tiết
- Tiến hóa lớn là gì
- Trắc nghiệm Bằng chứng và cơ chế tiến hóa có đáp án (phần 1)
- Trắc nghiệm Bằng chứng và cơ chế tiến hóa có đáp án (phần 2)
Lý thuyết Bằng chứng tiến hóa
1. Bằng chứng giải phẫu so sánh
Bằng chứng giải phẫu so sánh là bằng chứng dựa trên sự giống nhau về đặc điểm giải phẫu.
Các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì càng có quan hệ họ hàng càng thân thuộc.
Sự tương đồng về các đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy những sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh
- Cơ quan tương đồng: là những cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau mặc dù bây giờ chúng có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
- Cơ quan thoái hoá: là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên sau đó không còn giữ chức năng gì nên bị tiêu giảm.
- Cơ quan tương tự: là những cơ quan khác nhau về nguồn góco đảm nhiệm những chức năng tương tự nhau nên có kiểu hình thái tương tự nhau.
Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
Cơ quan tương đồng | Cơ quan tương tự |
-Cơ quan tương đồng: là những cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau mặc dù bây giờ chúng có thể thực hiện các chức năng khác nhau. | -Cơ quan tương tự: là những cơ quan khác nhau về nguồn góco đảm nhiệm những chức năng tương tự nhau nên có kiểu hình thái tương tự nhau. |
Cơ quan tương đồng phản ánh quy luật “tiến hoá phân li” | Cơ quan tương tự phản ánh quy luật “tiến hoá đồng quy” |
2. Bằng chứng phôi sinh học
- Định luật phát sinh sinh vật của Muylơ và Hecken: “Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài”
- Những đặc điểm giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại càng nhiều và kéo dài chứng tỏ quan hệ họ hàng giữa chúng càng gần.
3. Bằng chứng địa lý sinh học
- Đại lí sinh vật học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên Trái Đất.
- Mỗi sinh vật phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định.
- Từ trung tâm đó, loài đã mở rộng phạm vi phân bố và tiến hoá theo con đường phân ly, thích nghi với những điều kiện địa lý, sinh thái khác nhau.
4. Bằng chứng sinh học phân tử và tế bào học
- Những bằng chứng về tế bào học và sinh học phân tử chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
- Bằng chứng tế bào học cho thấy mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào được sinh ra từ tế bào sống trước nó.
- Tế bào là đơn vị cơ bản của các tổ chức sống.
- Các bằng chứng về sinh học phân tử cho thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN, của prôtêin; mã di truyền.
- Các loài càng có họ hàng gần gũi thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại.
Các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại
A/ Học thuyết tiến hóa cổ điển
I. Học thuyết Lamac
1. Quan điểm của Lamac về nguyên nhân tiến hoá
- Theo Lamac, tiến hoá không chỉ là biến hoá mà là một quá trình phát triển có tính kế thừa lịch sử và nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp
- Theo Lamac có 2 nguyên nhân tiến hoá chính là do tác động của ngoại cảnh và do động vật thay đổi tập tính.
2. Cơ chế tiến hoá theo quan điểm của Lamac
- Ngoại cảnh và tập quán hoạt động tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi.
- Các biến đổi đều được di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản.
- Biến đổi có tính kế thừa lịch sử. Các biến đổi nhỏ sẽ được tích luỹ qua thời gian thành những biến đổi lớn, sâu sắc.
3. Lamac giải thích sự hình thành loài mới với các đặc điểm thích nghi
- Ngoại cảnh thay đổi chậm -> sinh vật từ từ biến đổi -> thích nghi với môi trường -> không có loài bị diệt vong.
- Mọi cá thể đều phản ứng giống nhau trước sự tác động của môi trường
Nhận xét: Không phù hợp với các nghiên cứu cổ sinh vật học về số lượng loài đã bị diệt vong trong lịch sử lớn hơn rất nhiều số lượng loài tồn tại đến ngày nay.
4. Đánh giá
a. Đóng góp
- Lamac là người đầu tiên chứng minh sinh giới có biến đổi theo thời gian.
- Ông cũng là ngườiđầu tiên đánh giá cao vai trò của ngoại cảnh trong việc biến đổi của sinh sinh vật
- Ông đã bước đầu chứng minh được sinh giới, kể cả con người là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn gian đến phức tạp.
b. Hạn chế
- Chưa nêu rõ được cơ chế tác động của ngoại cảnh lên sinh vật.
- Chưa phân biệt được các các dạng biến dị và cơ chế di truyền của các dạng biến dị đó.
- Chưa giải thích được quá trình hình thành loài mới.
- Sai lầm khi cho rằng không có loài nào bị diệt vong
II. Học thuyết tiến hoá của Đacuyn
1. Biến dị và di truyền
- Biến dị cá thể là những sự sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. Loại biến dị này xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và không xác định, là nguồn nguyên liệu của tiến hoá.
- Đacuyn cho rằng: những biến đổi dưới tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật chỉ gây ra những biến đổi theo một hướng xác định, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
- Theo Đacuyn, tính di truyền là cơ sở cho sự tích luỹ các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn.
2. Chọn lọc
Có 2 dạng chọn lọc là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- Chọn lọc nhân tạo: là quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất.
- Chọn lọc tự nhiên: là quá trình đào thải những biến dị bất lợi và tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật nhằm giúp sinh vật thích nghi với những biến động môi trường.
+ Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.
+ Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng, trên quy mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.
B/ Học thuyết tiến hóa hiện đại
- Được ra đời vào thế kỉ XX, học thuyết là sự kết hợp giữa cơ chế tiến hoá bằng CLTN của Đacuyn và các thành tự của di truyền học hiện đại.
- Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, tiến hoá có thể chia thành tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ.
+ Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể để hình thành loài mới.
+ Tiến hoá lớn là quá trình làm biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm, làm hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
- Nguyên liệu của tiến hoá
Trắc nghiệm Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 2. Cơ quan tương tự là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành.
D. phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành.
D. nguồn gốc chung.
Câu 5. Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?
A.Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
B. Phôi đều trải qua giai đọan có khe mang.
C. Bộ não thành 5 phần như não cá.
D. Phôi đều trải qua giai đọan có dây sống.
Câu 6. Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong của các nội quan.
B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. sinh học và biến cố địa chất.
Câu 7. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong của các nội quan.
B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 8. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 9. Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí - sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 10. Bằng chứng địa lí – sinh vật học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là
A.sinh vật giống nhau do ở khu vực địa lí như nhau.
B. sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách li địa lí.
C. trước đây, các lục địa là một khối liền nhau.
D. sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lí khác nhau.
Câu 11: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng địa lí sinh vật học.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh.
D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 12 . Hai cơ quan tương đồng là
A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.
C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.
D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Câu 13. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh
A. nguồn gốc chung của sinh giới
B. sự tiến hóa phân li
C. ảnh hưởng của môi trường
D. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài
Câu 14. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là
A. cơ quan thoái hoá
B. sự phát triển phôi giống nhau
C. cơ quan tương đồng
D. Cơ quan tương tự
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, c.tạo ko giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 16. Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do
A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên
Câu 17. Theo Lamác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 18. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 19. Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 20. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | A | A | B | B | B | C | D | B | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | A | D | D | B | B | A | C | B | A |
Xem thêm lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập Sinh học lớp 12 chọn lọc, hay khác:
- Chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị
- Chuyên đề: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Chuyên đề: Di truyền học quần thể
- Chuyên đề: Ứng dụng di truyền học
- Chuyên đề: Di truyền học ở người
- Chuyên đề: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
- Chuyên đề: Cá thể và quần thể sinh vật
- Chuyên đề: Quần xã sinh vật
- Chuyên đề: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều