Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024
Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 2 môn Văn 8. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 2 Văn 8.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Nội dung kiến thức Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm luật, vần, nhịp, đối.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. Nêu được suy nghĩ, tình cảm sau khi đọc văn bản.
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận xét nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim; chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Phân tích thông tin cơ bản, vai trò của chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
a. Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường
Nội dung |
Thơ thất ngôn bát cú |
Thơ tứ tuyệt luật Đường |
1. Khái niệm |
Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc). |
|
2. Đặc điểm |
Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. |
Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. |
3. Bố cục |
Thường được chia theo các cặp câu: - Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ); - Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc); - Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc); - Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý). Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: bốn câu đầu — bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối...). |
Thường được chia làm bốn phần: - Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ); - Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai); - Chuyển (câu 3: chuyển ý); - Hợp (câu 4: kết ý). Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4. |
4. Luật |
Các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. |
|
5. Niêm |
Câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7. |
Câu 1 niệm với câu 4, câu 2 niệm với câu 3. |
6. Vần |
Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng. |
|
7. Nhịp |
Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3. |
|
8. Đối |
Quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. |
Không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú. |
b. Một số đặc điểm của văn bản truyện
Nội dung |
Kiến thức |
1. Nhân vật chính |
Nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện. |
2. Chi tiết tiêu biểu |
Những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. |
c. Tư tưởng của tác phẩm văn học
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ nội dung của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề về cuộc sống con người được đặt ra trong tác phẩm. Tư tưởng được biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo... |
d. Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó. |
2. Cấu trúc |
- Gồm 3 phần: + Phần 1: nêu một số thông tin về: tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim... trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim. + Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giả của người viết về giá trị của cuốn sách bộ phim. + Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách bộ phim và đề xuất/ khuyến khích mọi người nên đọc xem. - Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim có thể có sa-pô (sapo), nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc. Loại văn bản này thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. |
................................
................................
................................
Một số dạng bài tập Ngữ văn 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA
1. Dạng 1: Đọc – hiểu
Bài tập 1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :
NHÀN
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú đường luật |
B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật |
C. Thất ngôn xen lục ngôn |
D. Song thất lục bát |
Câu 2. Trong bài thơ, thú Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm được thể hiện qua những hình ảnh nào?
A. Ăn, tắm, uống rượu |
B. Ăn, tắm, ngắm trăng |
C. Tắm, uống rượu, chơi đàn |
D. Uống rượu, ăn, chơi cờ |
Câu 3. Bài thơ Nhàn không đề cập đến phương diện nào trong chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Sự nghiệp |
B. Nhân cách |
C. Cuộc sống sinh hoạt |
D. Trí tuệ |
Câu 4. Từ “thơ thẩn” trong bài thơ có nghĩa là gì?
A. Lặng lẽ, chậm rãi, thư thái trong lòng
B. Tinh thần không ổn định, vẩn vơ
C. Từ từ, chậm rãi, không vội vàng
D. Lặng lẽ như có điều gì đang suy nghĩ vẩn vơ lan man
Câu 5. Xác định nhịp thơ ở câu thơ đầu tiên. Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp ấy.
Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ 3 và thứ 4.
Câu 7. Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu cuối bài thơ?
Câu 8. Em hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?
Bài tập 2. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THU ẨM
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Nguyễn Khuyến)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
C. Thất ngôn trường thiên
D. Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 2. Bài thơ Uống rượu mùa thu mang những đặc điểm của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật trên các phương diện nào?
A. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
B. Gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
C. Các tiếng 2 – 4 – 6 của câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 cùng phối thanh B – T – B; hoặc T – B – T.
D. Cả A, B, C
Câu 3. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận là:
A. Phép đảo ngữ có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu;
B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.
C. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ “ai” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời
D. Biện pháp nghệ thuật nói quá “da trời ai nhuộm”, “xanh ngắt” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời.
Câu 4. Những hình ảnh nào đồng thời xuất hiện xả trong bài thơ Thu ẩm và Thu điếu?
A. Ngõ, ao, khói; |
B. Nhà, ao, trăng; |
C. Ao, trời, ngõ; |
D. Thuyền, khói, mây. |
Câu 5. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào?
A. Hình ảnh “đôi mắt”; |
B. Hình ảnh “đêm sâu”; |
C. Hình ảnh “khói nhạt”; |
D. Hình ảnh “rượu”. |
Câu 6. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên như thế nào?
A. Kì vĩ, tráng lệ; |
B. Thanh bình, yên ả; |
C. Nghèo đói, xác xơ; |
D. Tiêu điều, hiu hắt. |
Câu 7. Hình ảnh đôi mắt của Nguyễn Khuyến biểu đạt điều gì?
A. Sự thờ ơ không chú tâm vào việc uống rượu;
B. Nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt;
C. Sự mệt mỏi, đau yếu của tuổi già;
D. Sự tác động của men rượu.
Câu 8. Bút pháp nào được Nguyễn Khuyến sử dụng trong bài thơ trên?
A. Bút pháp ước lệ tượng trưng
B. Bút pháp cổ điển
C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Hãy xác định biện pháp tu từ trong hai dòng thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng?
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Câu 10. Bài thơ bồi đắp tình cảm gì với quê hương của mình? Hãy trình bày trong khoảng 5 - 7 dòng.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều