Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Cánh diều năm 2024
Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 2 môn Văn 8. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 2 Văn 8.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Cánh diều năm 2024
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 8 Giữa kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Nội dung kiến thức Ngữ văn 8 Giữa học kì 2 Cánh diều
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật,...) và phân tích được nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
- Xác định giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ trữ tình và thơ trào phúng trung đại làm theo thể thơ Đường luật. Nhận biết, phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố thi luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) của thơ thất ngôn bát cút, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật và một số thủ pháp nghệ thuật của thơ trào phúng.
a. Các xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
Nội dung |
Đề tài |
Chủ đề |
1. Khái niệm |
Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản. |
Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản. |
2. Cách xác định |
Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? |
Để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? - Chú ý: mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề) |
b. Yếu tố thi luật trong thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Nội dung |
Thất ngôn bát cú |
Thất ngôn tứ tuyệt |
1. Thể, dạng |
+ Thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) + Dạng bát cú (mỗi bài tám câu) |
+ Thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) + Dạng tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu) |
2. Bố cục |
- Gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). + Hai câu đề có nhiệm vụ mở bài, giới thiệu vấn đề mà bài thơ đề cập. + Hai câu thực nêu hiện tượng, sự vật, làm rõ hơn ý của đề bài được đưa ra ở hai câu đề. + Hai câu luận phát triển rộng thêm ý của bài, có chức năng luận bàn về vấn đề được nói đến ở các câu trên. + Hai câu kết có vai trò kết thúc ý toàn bài, thể hiện cảm xúc của nhà thơ; có khi hai câu kết còn gợi ra ý mới để suy nghĩ tiếp. |
- Bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp. + Câu khởi có chức năng mở bài, gợi mở ý thơ. + Câu thừa nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ. + Câu chuyển có nhiệm vụ chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng ở hai câu đầu sang phần gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng được phản ánh. + Câu hợp kết hợp với câu chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả. |
3. Niêm |
Hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc: Âm tiết (chữ) thứ hai của các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải cùng thanh (niêm) với nhau. |
Hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc: các câu 1 và 4, 2 và 3 phải cùng thanh (niêm) với nhau. |
4. Luật |
Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất mang thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, nếu mang thanh trắc thì là luật trắc. |
|
5. Vần |
Thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 |
Gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4. |
6. Nhịp |
Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn). |
|
7. Đối |
Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa. |
c. Thơ trào phúng
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Thơ trào phúng là một thể loại đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với các cung bậc tiếng cười mang ý nghĩa xã hội: - Hài hước là sự phê phán nhẹ nhàng. - Châm biếm là dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thuý để phê phán, vạch trần đối tượng. - Đả kích là tiếng cười phủ định, thường dùng để chỉ trích, phản đối gay gắt đối tượng trào phúng. |
2. Một số thủ pháp |
- Chơi chữ là vận dụng các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đa nghĩa, từ láy,... trong câu thơ để tạo nên ý nghĩa bất ngờ làm bật ra tiếng cười. - Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước cũng là thủ pháp căn bản tạo nên tiếng cười trong thơ trào phúng. - Cường điệu là nói quá, phóng đại, nhân lên gấp nhiều lần tính chất, mức độ nhằm làm nổi bật tính hài hước của đối tượng. - Tương phản là sử dụng các từ ngữ, hình ảnh,.. trái ngược nhau, tạo nên sự đối lập nhằm khắc hoạ, tô đậm đặc điểm của đối tượng và châm biếm, phê phán, đả kích đối tượng. |
d. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Loại, thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
6 |
Lão Hạc |
Nam Cao |
Truyện ngắn |
Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế. |
Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống độc đáo. |
................................
................................
................................
Một số dạng bài tập Ngữ văn 8 Giữa kì 2 Cánh diều
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA
1. Dạng 1: Đọc – hiểu
Bài tập 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
(Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 1: Từ nào thay thế được từ "đi đời" trong câu "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!"?
A. Chết |
B. Hi sinh |
C. Bỏ mạng |
D. Hết đời |
Câu 2: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
A. Móm mém. |
B. Vui vẻ. |
C. Xót xa. |
D. Ái ngại. |
Câu 3: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
A. Sự yếu đuối của lão Hạc
B. Sự già nua của lão Hạc
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc
D. Sự cực khổ của lão Hạc
Câu 4: Qua nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm, em hiểu được gì về người nông dân trong xã hội cũ?
A. Họ là những con người có số phận nghèo khổ, bần cùng trong xã hội.
B. Giàu lòng yêu thương gia đình, trân trọng tình cảm.
C. Luôn giữ tấm lòng trong sạch, cao đẹp giữa những bùn nhơ của xã hội thực dân nửa phong kiến.
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Qua đoạn trích, em thấy lão Hạc là người có tính cách như thế nào?
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây nói không đúng về nghệ thuật xây dựng nhân vật Lão Hạc?
A. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật chứng kiến và hiểu toàn bộ câu chuyện.
B. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đặc sắc.
C. Xây dựng được nhân vật có tính cộng đồng, đại diện cho xã hội đương thời.
D. Mang tính triết lí sâu sắc.
Câu 7. Câu: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” xét về mặt cấu tạo ngữ pháp thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu đơn |
B. Câu ghép |
Câu 8. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích ? Nêu tác dụng ?
Câu 9. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không ? Vì sao ?
Câu 10. Theo em qua truyện ngắn Lão Hạc, mảng hiện thực cuộc sống nào được phản ánh và giá trị nhân đạo của tp được thể hiện như thế nào?
Bài tập 2. Đọc đoạn văn trích sau trả lời câu hỏi:
Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say. Dì Hảo chẳng nói năng gì.
Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo - Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB, Văn học, 2017)
Câu 1. Nhân vật trung tâm của đoạn trích là:
A. Dì Hảo |
B. "Hắn" |
C. Tôi |
D. Bà tôi |
Câu 2. Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích là:
A. Nghị luận, tự sự |
B. Nghị luận, miêu tả |
C. Tự sự, biểu cảm |
D. Miêu tả, thuyết minh |
Câu 3. Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào?
A. Đứa con chết, mà dì thì què liệt
B. Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơ
C. Con chết, dì bị què liệt và buôn bán thua lỗ
D. Cơ nghiệp của dì tan tác theo gió bốn phương.
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau là gì: Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.
A. So sánh |
B. Liệt kê |
C. So sánh, điệp từ |
D. So sánh, nói quá. |
Câu 5. Hình ảnh "hắn" “Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say” có nét tương đồng với chi tiết kể về nhân vật nào?
A. Lão Hạc (Lão Hạc, Nam Cao)
B. Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao)
C. Phương Định (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
D. Ông Sáu (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Câu 6. Đề tài, chủ đề của truyện là gì?
A. Viết về người nông dân, phản ánh bi kịch bị tha hóa của người nông dân
B. Viết về người trí thức, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người trí thức
C. Viết về người trí thức, phản ánh bi kịch tinh thần của người trí thức trước Cách mạng tháng Tám
D. Viết về người nông dân, phản ánh nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
Câu 7. Bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong đoạn trích là gì?
A. Họ bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn
B. Họ bị tha hóa cả về nhân hình, nhân tính
C. Họ phải sống cuộc sống mất tự do, bị cầm tù về thể xác và tinh thần.
D. Họ không chỉ chỉ nghèo khổ về vật chất, họ còn bị đối xử bất công, bị tra tấn về tinh thần
Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
Câu 9. Tư tưởng nhân đạo của đoạn trích được thể hiện như thế nào?
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều