Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Học kì 2 Cánh diều năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Học kì 2 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Học kì 2 môn Văn 8. Bên cạnh đó là 3 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Văn 8.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Học kì 2 Cánh diều năm 2024

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 8 Cuối kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Ngữ văn 8 Học kì 2 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật,...) và phân tích được nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

- Xác định giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ trữ tình và thơ trào phúng trung đại làm theo thể thơ Đường luật. Nhận biết, phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố thi luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) của thơ thất ngôn bát cút, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật và một số thủ pháp nghệ thuật của thơ trào phúng.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ của người kể chuyện,...) trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.

- Nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,...) và nội dung (mục đích, giá trị, ý nghĩa,...) của một văn bản nghị luận văn học; chỉ ra được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản; phân tích được thông tin cơ bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản.

a. Các xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học

Nội dung

Đề tài

 Chủ đề

1. Khái niệm

Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.

Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.

2. Cách xác định

Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)?

Để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì?

- Chú ý: mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề)

b. Yếu tố thi luật trong thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Nội dung

Thất ngôn bát cú

Thất ngôn tứ tuyệt

1. Thể, dạng

+ Thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ)

+ Dạng bát cú (mỗi bài tám câu)

+ Thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ)

+ Dạng tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)

2. Bố cục

- Gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên).

+ Hai câu đề có nhiệm vụ mở bài, giới thiệu vấn đề mà bài thơ đề cập.

+ Hai câu thực nêu hiện tượng, sự vật, làm rõ hơn ý của đề bài được đưa ra ở hai câu đề.

+ Hai câu luận phát triển rộng thêm ý của bài, có chức năng luận bàn về vấn đề được nói đến ở các câu trên.

+ Hai câu kết có vai trò kết thúc ý toàn bài, thể hiện cảm xúc của nhà thơ; có khi hai câu kết còn gợi ra ý mới để suy nghĩ tiếp.

- Bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp.

+ Câu khởi có chức năng mở bài, gợi mở ý thơ.

+ Câu thừa nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ.

+ Câu chuyển có nhiệm vụ chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng ở hai câu đầu sang phần gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng được phản ánh.

+ Câu hợp kết hợp với câu chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả.

3. Niêm

Hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc: Âm tiết (chữ) thứ hai của các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải cùng thanh (niêm) với nhau.

Hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc: các câu 1 và 4, 2 và 3 phải cùng thanh (niêm) với nhau.

4. Luật

Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất mang thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, nếu mang thanh trắc thì là luật trắc.

5. Vần

Thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

Gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4.

6. Nhịp

Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn).

7. Đối

Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa.

c. Thơ trào phúng

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Thơ trào phúng là một thể loại đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với các cung bậc tiếng cười mang ý nghĩa xã hội:

- Hài hước là sự phê phán nhẹ nhàng.

- Châm biếm là dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thuý để phê phán, vạch trần đối tượng.

- Đả kích là tiếng cười phủ định, thường dùng để chỉ trích, phản đối gay gắt đối tượng trào phúng.

2. Một số thủ pháp

- Chơi chữ là vận dụng các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đa nghĩa, từ láy,... trong câu thơ để tạo nên ý nghĩa bất ngờ làm bật ra tiếng cười.

- Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước cũng là thủ pháp căn bản tạo nên tiếng cười trong thơ trào phúng.

- Cường điệu là nói quá, phóng đại, nhân lên gấp nhiều lần tính chất, mức độ nhằm làm nổi bật tính hài hước của đối tượng.

- Tương phản là sử dụng các từ ngữ, hình ảnh,.. trái ngược nhau, tạo nên sự đối lập nhằm khắc hoạ, tô đậm đặc điểm của đối tượng và châm biếm, phê phán, đả kích đối tượng.

d. Truyện lịch sử

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.

2. Cốt truyện

Cốt truyện của truyện lịch sử là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. 

3. Bối cảnh

Bối cảnh của truyện lịch sử là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

4. Nhân vật chính

Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác. 

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật ... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.

................................

................................

................................

Một số dạng bài tập Ngữ văn 8 Học kì 2 Cánh diều

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán:

- Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ:

- Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng.

Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. […] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn:

- Bớ ba quân!

Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước.

Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:

- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu.

- Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.

Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […]

- Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.

(Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân)

Câu 1. Ý nào nói đúng về phương thức biểu đạt của văn bản?

A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận

B. Tự sự, nghị luận, miêu tả

C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

D. Tự sự, thuyết minh, nghị luận

Câu 2. Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại gì?

A. Trao kiếm

B. Dặn dò nhiều điều

C. Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.

D. Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

Câu 3. Vua ban vật quý gì cho Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn sẽ có quyền gì?

A. Rượu quý, quyền lãnh đạo ba quân.

B. Ban kiếm Thượng Phương , quyền gặp vua bất cứ lúc nào.

C. Áo choàng, quyền quản lí quân sĩ.

D. Ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau.

Câu 4. Tại sao không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở?

A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông xâm lược.

B. Vì đây là buổi lễ vua lên ngôi.

C. Vì đây là buổi lễ quan trọng của hoàng cung.

D. Vì đây là buổi chia tay sinh tử.

Câu 5. Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu sau cho ta thấy vua là người như thế nào?

A. Vua rất anh minh

B. Vua rất tin tưởng Trần Quốc Tuấn

C. Vua rất tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn, chờ đợi chiến thắng trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông.

D. Cả A, B, C.

Câu 6. Em hiểu thế nào về lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua: Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

A. Trần Quốc Tuấn rất tự tin.

B. Trần Quốc Tuấn tự tin và thể hiện quyết tâm mang về chiến thắng để báo đáp niềm tin tưởng của vua.

C. Trần Quốc Tuấn hứa hẹn chiến thắng quân giặc.

D. Trần Quốc Tuấn sẽ bảo vệ danh dự cho vua.

Câu 7. “Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề”. Câu văn này gợi đến tâm trạng, cảm xúc gì của Trần Quốc Tuấn?

A. Trần Quốc Tuấn cảm nhận được sức mạnh của dân tộc và niềm hứng khởi khi đón nhận sứ mệnh vua ban.

B. Trần Quốc Tuấn thấy vui vẻ.

C. Trần Quốc Tuấn thấy ai cũng đáng tin yêu

D. Trần Quốc Tuấn thấy dân tộc mình thật kiên cường.

Câu 8. Có thể hiểu câu dặn dò của vua với Trần Quốc Tuấn "Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe” như thế nào?

A. Vua mong Trần Quốc Tuấn bình an trở về.

B. Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước.

C. Vua lo lắng, yêu mến, kính trọng Trần Quốc Tuấn.

D. Cả A, B, C

Câu 9. Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn?

Câu 10. Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Bài tập 2. Đọc đoạn văn trích sau trả lời câu hỏi:

- Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? [...]

Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng [...]

- Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi [...].

Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. [...]

Bây giờ, anh đi đâu?

- Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn:

- Di An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá:

- Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thứ đánh có được không... Thôi, ông trời lên cao rồi, anh di cho kịp.[...] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá, cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng.

Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gỗ ống điếu xuống cối gạo, khen:

- Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai dau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên di vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!...

(Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Là mai Du

B. Là mai Liêu

C. Là Núp

D. Là già làng

Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện.

A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp.

B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh.

C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp.

D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ.

Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều?

A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều.

B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa.

C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng.

D. Cả A, B, C.

Câu 5. “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa:

A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời.

B. Sợ Pháp nên bỏ chạy.

C. Không hiểu tình hình đất nước.

D. Gan dạ.

Câu 6. Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm..”?

A. Thực dân Pháp xảo quyệt

B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta.

C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta.

D. Thực dân Pháp tàn ác.

Câu 7. Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì?

A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ.

B. Núp khao khát được đánh giặc

C. Núp muốn lập công.

B. Núp quá liều lĩnh.

Câu 8. Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp?

A. Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ.

B. Vì Núp làm rẫy rất giỏi.

C. Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời.

D. Cả A, B, C.

Câu 9. Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp?

Câu 10. Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên