[Năm 2024] Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 Chương 2 có đáp án (6 đề)
[Năm 2024] Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 Chương 2 có đáp án (6 đề)
Dưới đây là danh sách 6 Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 Chương 2 năm học 2024 - 2025 chọn lọc, có đáp án. Bộ đề kiểm tra gồm 3 đề kiểm tra 15 phút và 3 đề kiểm tra 45 phút được biên soạn bám sát nội dung chương 2 Vật Lí lớp 8 giúp Giáo viên đánh giá đúng chất lượng học sinh .Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí 8.
Đề kiểm tra 15 phút
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động hỗn độn không ngừng
B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
Câu 2: Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra
C. Nhiệt năng của vật là tống động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc nhiệt độ của vật
Câu 3: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra ở chất nào?
A. Chất lỏng
B. Chất rắn
C. Chất lỏng và chất rắn
D. Ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí
Câu 4: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra ở chất nào?
A. Chất khí
B. Chất lỏng
C. Chất khí và chất lỏng
D. Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 5: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:
A. Dẫn nhiệt
B. Đối lưu
C. Bức xạ nhiệt
D. Dẫn nhiệt và đối lưu.
Câu 6: Một ôtô chạy được một quãng đường dài 100km với lực kéo trung bình là 1400N, tiêu thụ hết 10lít xăng tương ứng với 8kg. Tính hiệu suất của ôtô? Cho năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106 J/kg
A. 68%
B. 58%
C. 48%
D. 38%
Câu 7: Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng?
A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo.
B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng.
C. Công và nhiệt lượng là các dạng năng lượng.
D. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng.
Câu 8: Động cơ nhiệt là:
A. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.
B. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.
C. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.
D. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Đáp án B
Câu 2:
Đáp án A
Câu 3:
Đáp án B
Câu 4:
Đáp án C
Câu 5:
Đáp án C
Câu 6:
Công động cơ ô tô thực hiện là:
A = F.s = 1400.100000 = 14.107 J
Nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra là:
Q = m.q = 8.46.106 = 36,8.107 J
Hiệu suất của động cơ ô tô là:
H = .100% = .100% = 38%
Đáp án D
Câu 7:
Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng
Đáp án B
Câu 8:
Đáp án C
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1: Chọn câu đúng
A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Câu 2: Chọn câu sai:
A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 3: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 5: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Chọn câu sai trong những câu sau:
A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Câu 7: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
A. 600 J
B. 200 J
C. 100 J
D. 400 J
Câu 8: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg.
A. 9,2 kg
B. 12,61 kg
C. 3,41 kg
D. 5,79 kg
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ
Đáp án C
Câu 2:
Giữa các hạt cấu thành nên vật luôn có khoảng cách, nên trong chất rắn khí vẫn đi qua được
Đáp án B
Câu 3:
Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách.
Đáp án D
Câu 4:
Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Đáp án D
Câu 5:
Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước đường nên làm cho các phân tử nước và phân tử đường chuyển động nhanh hơn
Đáp án A
Câu 6:
Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để thay đổi nhiệt năng của vật
Đáp án D
Câu 7:
Nhiệt năng của vật tăng từ 200J đến 400J thì nhiệt lượng mà vật nhận được là
Q = Q2 – Q1= 400 – 200 = 200J
Đáp án C
Câu 8:
Nhiệt lượng tỏa ra khi đôt cháy hoàn toàn 15kg củi và 15kg than đá là:
Q = 15.10.106 + 15.27.106 = 555.106 J
Để thu được lượng nhiệt trên thì cần số kg dầu hỏa là
Đáp án B
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.
C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 2: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Câu 3: Chọn câu trả lời sai:
A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 4: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?
A. Đốt ở giữa ống.
B. Đốt ở miệng ống.
C. Đốt ở đáy ống.
D. Đốt ở vị trí nào cũng được
Câu 5: Chọn phương án sai:
A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.
D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Câu 6: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
Câu 7: Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là q = 27.106 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg than đá là:
A. 324 kJ
B. 32,4.106 J
C. 324.106 J
D. 3,24.105 J
Câu 8: Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là:
A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Tất cả các trường hợp trên đều liên quan đến dẫn nhiệt
Đáp án D
Câu 2:
Vì không khí cách nhiệt tốt nên lớp không khí ở giữa 2 tấm kính có tác dụng cách nhiệt
Đáp án B
Câu 3:
Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt
Đáp án C
Câu 4:
Đốt ở đáy ống thì sẽ tạo thành dòng đối lưu, nước nóng đi lên phía trên và nước lạnh đi xuống phía dưới
Đáp án C
Câu 5:
Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
Đáp án C
Câu 6:
Bình có thể tích ít nhất thì sẽ nóng lên nhiều nhất
Đáp án A
Câu 7:
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hết 12kg than đá là
Q = m.q = 12.27.106 = 324.106 J
Đáp án C
Câu 8:
Năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg nghĩa là khi đốt cháy hoàn toàn 1kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J
Đáp án C
Đề kiểm tra 45 phút
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1: Điền vào chỗ trống những từ cho đúng ý nghĩa vật lí.
........ là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
A. Nguyên tử.
B. Phân tử.
C. Vật.
D. Chất.
Câu 2: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 200cm3
B. 100cm3
C. Nhỏ hơn 200cm3
D. Lớn hơn 200cm3
Câu 3: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:
A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
Câu 4: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Nhiệt độ của vật.
D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
Câu 5: Chọn câu sai.
A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).
D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.
D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng.
Câu 7: Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?
A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.
B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.
C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.
D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.
Câu 8: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất tốt.
B. Một lí do khác.
C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.
D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sành sứ để khi ta cầm đỡ bị bỏng.
Câu 9: Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao?
A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn khi ta sờ bàn gỗ.
B. Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên.
C. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
D. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
Câu 10: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì?
A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.
B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 11: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
C. Vì trong chất rắn không có sự chuyển động của các phân tử.
D. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
Câu 12: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380J/kg.K.
A. Q = 57000kJ.
B. Q = 5700J.
C. Q = 5700kJ.
D. Q = 57000J.
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng. Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:
A. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
B. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
D. Tất cả các phát biểu đều đúng.
Câu 14: Muốn có 100lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. V = 2,35 lít.
B. V = 23,5 lít.
C. V = 0,235 lít.
D. Một kết quả khác.
Câu 15: Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 600C vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Tìm nhiệt độ của nước và quả cầu khi đã cân bằng nhiệt. Giả sử có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước. Cho c2 = 4200J/kg.K và c1 = 460J/kg.K.
A. 230C
B. 200C
C. 600C
D. 400C
Câu 16: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên bằng cách chọn câu trả lời đúng các câu trả lời sau đây:
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
Câu 17: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?
A. Do hiện tượng truyền nhiệt.
B. Do hiện tượng dẫn nhiệt.
C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt.
D. Do hiện tượng đối lưu.
Câu 18: Hãy quan sát và cho biết tác dụng của chụp đèn dầu?
A.Để tăng cường độ sáng.
B. Để tăng cường sự truyền nhiệt.
C. Để tăng nhanh quá trình cháy, tăng cường độ chói của ngọn lửa và bảo vệ ngọn lửa.
D. Chỉ để che gió.
Câu 19: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:
A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí.
B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí.
C. Khi cho khối khí dãn nở.
D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 20: Xác định nhiệt độ của hỗn hợp nước “3 sôi, 2 lạnh” sau khi có sự cân bằng nhiệt? Biết nhiệt độ ban đầu của nước sôi là 1000C và của nước lạnh là 200C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường
A. 680C
B. 700C
C. 660C
D. 720C
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại
Đáp án: B
Câu 2:
Do giữa các phân tử rượu và giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử rượu và các phân tử nước đã đứng xen kẽ vào giữa các khoảng cách này. Vì vậy thể tích của hỗn hợp rượu và nước sẽ nhỏ hơn tổng thể tích của cả nước và rượu là nhỏ hơn 200cm3
Đáp án: C
Câu 3:
Thí nghiệm Brao cho thấy các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng về mọi phía.
Đáp án: C
Câu 4:
Khi các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng tăng nhanh lên thì nhiệt độ của vật tăng lên
Đáp án: C
Câu 5:
Một chất khí thực hiện công thì nhiệt năng của chất khí tăng
Đáp án: B.
Câu 6:
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng
Đáp án: C
Câu 7:
Ta có thứ tự dẫn nhiệt giảm dần là:
Bạc – nhôm – thép – thủy tinh – nước – gỗ
Đáp án: A
Câu 8:
Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiết tốt sẽ nhanh làm chín thức ăn. Còn bát, đĩa làm bằng sứ vì chúng dẫn nhiệt kém hơn đỡ bị bỏng.
Đáp án: D
Câu 9:
Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn do đó khi sờ tay vào nhôm tay ta truyền nhiệt từ tay sang nhôm nhanh hơn nên ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ tay vào bàn gỗ
Đáp án: A
Câu 10:
Hình thức truyền nhiệt của chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt
Đáp án: B
Câu 11:
Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được nên trong chất rắn không xảy ra sự đội lưu
Đáp án: B.
Câu 12:
Nhiệt lượng cần thiết để 5kg đồng tăng từ 200C đến 500C là
Q = mc∆t = 5.380.(50 – 20) = 57000J
Đáp án: D
Câu 13:
Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì tuân theo nguyên lí truyền nhiệt là:
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp
Đáp án: D
Câu 14:
Gọi số lít nước phải đổ vào ở 150C là V (lít)
Số lít nước ở 1000C sẽ là: 100 – V (lít)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qtỏa = Qthu → (100 - V) . c . (100 - 35) = V . c. (35 - 15) → V = 76,47 lít
Đáp án: D
Câu 15:
Khi cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu
→ m1c1∆t1 = m2c2∆t2
→ 1,5 . 460 . (60 - t) = 2 . 4200 . (t - 20)
→ 41400 - 690t = 8400t - 168000
→ t = 230C
Đáp án đúng: A
Câu 16:
3 miếng kim loại cùng thả vào 1 cốc nước nên khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của 3 miếng là bằng nhau
Đáp án : A
Câu 17:
Do hiện tượng đối lưu, các phân tử thuốc tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên
Đáp án: D.
Câu 18:
Bóng đèn dầu bên ngoài đèn là để tăng nhanh quá trình cháy, tăng cường độ chói của ngọn lửa và bảo vệ ngọn lửa.
Đáp án: C
Câu 19:
Hiên tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ của chất khí tăng, các phân tử chuyển động nhanh hơn
Đáp án: B
Câu 20:
Hỗn hợp nước 3 sôi, 2 lạnh tức là khối lượng của nước sôi là 3 phần và khối lượng của nước lạnh là 2 phần nên ta có:
Q1 = Q2 → 3m.c.(100 - t) = 2m.c.(t - 20)
→ 300 - 3t = 2t -40
→ t = 680C
Vậy nhiệt độ của hỗn hợp là 680C
Đáp án A
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: Chất lỏng có thể tích xác định, nhưng hình dạng không xác định là do trong chất lỏng:
A. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định.
B. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất yếu, các phân tử dao động tự do về mọi phía.
C. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra đều sai.
Câu 2: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2 . Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2
B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2
C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2
D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2
Câu 3: Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:
A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì:
A. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ.
B. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động.
C. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật.
D. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học.
Câu 5: Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì:
A. Thế năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.
B. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.
C. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật giảm.
D. Nội năng của vật giảm.
Câu 8: Dùng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
.......... có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
A. Dẫn nhiệt.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Đối lưu.
D. Nhiệt năng.
Câu 9: Trong các tính huống sau đây, tính huống nào cốc sẽ bị nứt?
A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dầy.
B. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm).
C. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.
D. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
Câu 10: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.
A. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 11: Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước có khối lượng nước là 180gam ở nhiệt độ 54,60C là bao nhiêu? Cho nhiệt độ cơ thể người là 36,60C và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Một kết quả khác.
B. Q = 1512kJ.
C. Q = 151,2kJ.
D. Q = 15,12kJ.
Câu 12: Người ta cung cấp cho 5lít nước một nhiệt lượng là Q = 600kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?
A. Nóng thêm 30,710C.
B. Nóng thêm 34,370C.
C. Nóng thêm 28,570C.
D. Nóng thêm 32,70C.
Câu 13: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200 J/kg/K. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 11400J; ∆t = 54,30C.
B. Q = 11400J; ∆t = 5,430C.
C. Q = 114000J; ∆t = 5,430C.
D. Q = 1140J; ∆t = 5,430C.
Câu 14: Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 380C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 240C. Biết nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200 J/kg/K.
A. 2,5 lít
B. 3,38 lít
C. 4,2 lít
D. 5 lít
Câu 15: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 3450C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 300C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:
A. 70C
B. 170C
C. 270C
D. 370C
Câu 16: Bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 200C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K.
A. 83,33%
B. 84,85%
C. 84,24%
D. 85,12%
Câu 17: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là:
A. Khối khí được nung nóng.
B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.
C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều.
D. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 18: Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất.
A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
Câu 19: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
A. Hướng từ dưới lên
B. Hướng từ trên xuống
C. Hướng sang ngang
D. Theo mọi hướng
Câu 20: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?
A. Do hiện thượng truyền nhiệt
B. Do hiện tượng dẫn nhiệt
C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt
D. Do hiện tượng đối lưu
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Chất lỏng có hình dạng không xác định là do lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn
Đáp án C
Câu 2:
Các phân tử rượu đứng xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại do đó thể tích hỗn hợp rượu và nước sau là: V < V1 + V2
Đáp án C
Câu 3:
Các phân tử khí luôn chuyển động hỗ độn không ngừng, vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn. Khi chuyển động các phân tử va chạm với nhau và sau va chạm thì vận tốc của các phân tử thay đổi.
Đáp án: C
Câu 4:
Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật
Đáp án:C
Câu 5:
Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng, đây là sự truyền nhiệt.
Đáp án: D
Câu 6:
Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
Đáp án: C
Câu 7:
Khi nhiệt độ của vật tăng thì động năng của các hạt cấu tạo nên vật tăng.
Đáp án: B
Câu 8:
Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt
Đáp án: D
Câu 9:
Rót nước sôi đột nguột vào cố thủy tinh có thành dầy vì khi đó lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước giãn nở ra trước còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nở ra nên cốc dễ bị vỡ
Đáp án: A.
Câu 10:
Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu thì càng hấp thụ nhiệt tốt
Đáp án: D.
Câu 11:
Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước là:
Q = mc∆t = 0,18.4200.(54,6 – 36,6) = 13608J
Đáp án: A
Câu 12:
Nhiệt độ tăng thêm của nước khi cung cấp thêm 600kJ nhiệt lượng là:
Q = mc∆t = 5.4200.Δt → ∆t = = 28,570
Đáp án: C
Câu 13:
Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là:
Q = m.c1.∆t = 0,5.380.(80 – 20) = 11400J
Nhiệt độ nước nóng lên thêm là:
Q = m.c2.∆t ⇒ ∆t = = 5,430
Đáp án: B
Câu 14:
Khi cân bằng nhiệt ở 38°C ta có: Qtỏa = Qthu ⇒ m1c1∆t1 = m2c2∆t2
⇒ m1.4200.(100-38) = 15.4200.(38-24)
⇒ m1 ≈ 3,39(kg)
Đáp án B
Câu 15:
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Qtỏa = Qthu
→ m1c1∆t1 = m2c2∆t2
↔ 2.460.(345-30) = 3.4200.(30-t)
↔ 289800 = 378000 - 12600t
→ t = 70
Đáp án A
Câu 16:
Nhiệt lương cần thiết để đun sôi 2 lít nước là:
Q = mc∆t = 2.4200.(100-20) = 672000J
Nhiệt lượng mà bếp điện cung cấp trong thời gian 20 phút đun nước là:
Qtt = P.t = U.I.t = 220.3.20.60 = 792000J
Do có sự tỏa nhiệt ra bên ngoài nên hiệu suất của bếp:
H = .100% = .100% = 84,85%
Đáp án B
Câu 17:
Để xảy ra hiện tượng khuếch tán trong chất khí thì nồng độ phân tử trong khối khí không đều.
Đáp án: C
Câu 18:
Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt
Đáp án: B.
Câu 19:
Nhiệt tỏa ra theo mọi hướng
Đáp án D
Câu 20:
Nước màu tím di chuyển thành dòng trong cốc nước là do hiện tượng đối lưu
Đáp án D
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu 1: Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí:
A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn.
B. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía.
C. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định.
D. Tất cả các phương án đưa ra đều sai.
Câu 2: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Một cách giải thích khác.
D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
B. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.
C. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
D. Các phát biểu nêu ra đều đúng.
Câu 4: Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm. Nguyên nhân nào giải thích được hiện tượng xảy ra?
A. Kích thước của phân tử giảm.
B. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi.
C. Do tất cả các nguyên nhân đưa ra.
D. Khoảng cách giữa các phân tử giảm.
Câu 5: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
Câu 6: Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng.
A. Không thay đổi.
B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống.
C. Dâng lên.
D. Tụt xuống.
Câu 7: Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Câu 8: Chọn câu trả lời chính xác nhất. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Đề phòng một lớp kính bị vỡ còn lớp kính kia.
B. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
Câu 9: Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?
A. Sự bức xạ nhiệt.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
D. Sự đối lưu.
Câu 10: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A: Nhiệt năng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và không phụ thuộc vào chất làm nên vật.
B: Công thức tính nhiệt lượng là: Q = mc∆t
C: Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng đều là jun (J).
D: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết lượng nhiệt cần thiết làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.
Câu 11: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 100g nước tăng lên 10C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng:
A. 420J.
B. 42J.
C. 4200J.
D. 420kJ.
Câu 12: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C. Coi như chỉ có một quả cầu và nước trao đổi nhiệt độ với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là: C1 = 880J/kg.K và C2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Q = 128480kJ.
B. Q = 128480J.
C. Q = 12848kJ.
D. Q = 12848J.
Câu 13: Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng tới 600C. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 58,250C
B. 600C
C. 61,430C
D. 58,50C
Câu 14: : Pha một lượng nước ở 800C vào bình chứa 9 lít nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi có sự cân bằng nhiệt là 360C. Hỏi lượng nước đã pha thêm vào bình là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Một giá trị khác.
B. m = 2,86g.
C. m = 2,86kg.
D. m = 28,6kg.
Câu 15: Cùng được cung cấp nhiệt lượng như nhau, trong các vật cùng khối lượng làm bằng các chất sau đây: nước, đồng, chì, nhôm vật nào tăng nhiệt độ nhiều hơn?
Chọn thứ tự đúng từ nhỏ đến lớn.
A. Nước - chì - nhôm - đồng.
B. Nhôm - nước - đồng - chì.
C. Nước - nhôm - đồng - chì.
D. Nước - đồng - nhôm - chì.
Câu 16: Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?
A. Bức xạ nhiệt.
B. Đối lưu và sự thực hiện công.
C. Truyền nhiệt.
D. Thực hiện công.
Câu 17: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.
A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
Câu 18: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 0,1kg, chứa 1 lít nước ở 100C. Người ta thả vào đó một hợp kim nhôm và đồng có khối lượng 0,5kg ở 1500C thì nhiệt độ cuối cùng là 190C. Tính khối lượng nhôm và đồng trong hợp kim.
A. m1 = 0,21kg; m2 = 0,29kg
B. m1 = 0,26kg; m2 = 0,24kg
C. m1 = 0,29kg; m2 = 0,21kg
D. m1 = 0,24kg; m2 = 0,26kg
Câu 19: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
A. Xảy ra nhanh hơn
B. Xảy ra chậm hơn
C. Không thay đổi
D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn
Câu 20: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng
A. Từ cơ năng sang nhiệt năng
B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng
C. Từ cơ năng sang cơ năng
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía
Đáp án: B.
Câu 2:
Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên ta thấy nước có vị ngọt
Đáp án: B.
Câu 3:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biêt, rất nhỏ bẻ gọi là các phân tử, nguyên tử. Giữa phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách và chúng chuyển động hỗn độn không ngừng.
Đáp án: D
Câu 4:
Khi hơi nước ngưng tụ thành nước thì khoảng cách giữa các phân tử giảm nên thể tích giảm.
Đáp án: D
Câu 5:
Khi thả thỏi kim loại nóng ở 900C vào cốc nước ở nhiệt độ 240C thì nhiệt được truyền từ thỏi kim loại sang nước do đó nhiệt năng của thỏi kim loại giảm còn nhiệt năng của nước tăng.
Đáp án: C
Câu 6:
Ban đầu luồng khí có nhiệt độ cao nên mực thủy ngân dãn nở ra và dâng cao lên sau đó thì nhiệt độ bắt đầu giảm xuống và mực thủy ngân cũng giảm xuống
Đáp án: B
Câu 7:
Đun nước bằng bếp nhôm nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất
Đáp án: D
Câu 8:
Vì để tạo ra các lớp không khí giữa các lớp kính, mà không khí cách nhiệt tốt nên giảm được sự mất nhiệt ra bên ngoài
Đáp án: D
Câu 9:
Nhiệt từ ngọn lửa đến ta là do sự bức xạ nhiệt
Đáp án: A.
Câu 10:
Nhiệt năng vật cần thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và chất liệu làm vật
Đáp án: A
Câu 11:
Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng lên thêm 10C là:
Q = mc∆t = 0,1.4200.1 = 420J
Đáp án: A
Câu 12:
Nhiệt lượng tỏa ra của quả cầu là:
Q1 = m1c1∆t1 = 0,2.880.(100-27) = 12848J
Đáp án: D
Câu 13:
Khi có cân bằng nhiệt thì Q1 = Q2
→ m1c1∆t1 = m2c2∆t2
→ 0,3.130.(100-t) = 0,25.4200.(t-60)
→ 3900 - 39t = 1050t -63000
→ t = 61,430C
Đáp án: C
Câu 14:
Khi có sự cân bằng nhiệt Q1 = Q2
→ m1c1∆t1 = m2c2∆t2
→ m1.4200.(80-36) = 9.4200.(36-22)
→ m1 = 2,86 kg
Đáp án: C
Câu 15:
Ta có nhiệt dung riêng của các chất là:
Nước: 4200J/kg.K
Chì: 130J/kg.K
Nhôm: 880J/kg.K
Đồng: 380J/kg.K
Cùng 1 lượng nhiệt cung cấp như nhau thì chất nào có nhiệt dung riêng lớn nhất sẽ tăng nhiệt độ ít nhất
Nên ta có thứ tự: Nước – Nhôm – Đồng - Chì
Đáp án: C
Câu 16:
Chiếc đèn có thể quay được là do có dòng đối lưu của không khí bên trong đèn, ngoài ra còn có sự thực hiện công nữa
Đáp án: B.
Câu 17:
Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chết được sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra bên ngoài
Đáp án: D.
Câu 18:
Gọi khối lượng của nhôm trong hợp kim là m1; khối lượng của đồng trong hợp kim là m2
Nhiệt lượng tỏa ra của hợp kim là:
Q1 = m1c1∆t1 = m2c2∆t2 = m1.880.(150-19) + m2.380.(150-19) = 115280m1 + 49780m2
Nhiệt lượng nhận được của nhiệt lượng kế và nước là:
Q2 = 0,1.880.(19-10) + 1.4200.(19-10) = 38592J
Khi cân bằng nhiệt thì Q1 = Q2
→ 115280m1 + 49780m2 = 38592(*)
Mà m1 + m2 = 0,5 → m1 = 0,5 - m2
Thay vào (*) ta được: 115280(0.5 - m2) + 49780m2 = 38592 → m2 = 0,29 kg
→ m1 = 0,21 kg
Vậy khối lượng của nhôm là 0,21 kg; khối lượng của đồng là 0,29 kg
Đáp án A
Câu 19:
Vì nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Khi nhiệt độ giảm đi, các phân tử chuyển động chậm lại dẫn đến hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn
Đáp án B
Câu 20:
Quá trình trên là chuyển hóa từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
Đáp án B
Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Vật lí lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 Chương 1 chọn lọc, có đáp án (6 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 học kì 1 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Vật Lí 8 Giữa học kì 1 có đáp án, cực hay (5 đề)
- Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 8 học kì 1 có đáp án (11 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 học kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa học kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Vật Lí 8 học kì 2 có đáp án (5 đề)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều