Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Với Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Ngữ văn 11.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 11 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Ma trận đề thi cuối học kì II môn Ngữ Văn 11

Quảng cáo

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Đọc

hiểu

Ngữ liệu:

Văn bản văn học 

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một văn bản hoàn chỉnh

- Nhận biết các phương thức biểu đạt trong văn bản.

- Từ việc hiểu nội dung, học sinh nhận diện một tác phẩm trong chương trình đề cập đến nội dung đó.

- Hiểu được nội dung của một số câu văn trong văn bản.

- Đưa ra thông điệp từ việc hiểu nội dung trong văn bản.

Tổng

Số câu 

2

1

1

0

4

Số điểm

1.0

1.0

1.0

0

3,0

Tỉ lệ

10%%

10%

10%

0

30%

Làm văn

Câu 1: Nghị luậnXã hội

-Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I

- Vận dụng kiến thức xã hội, kĩ năng viết đoạn văn trình bày suy nghĩ   của mình về ý kiến đặt ra trong phần Đọc hiểu.

Câu 2: Nghị luận về một tác phẩm văn học 

- Vận dụng kiến thức về văn học, về tác phẩm “Vội vàng” và nhà thơ Xuân Diệu để cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ.

Tổng

Số câu

1

1

2

Số điểm

2

5

7,0

Tỉ lệ

20%

50%

70%

Tổng cộng

Số câu

2

1

2

1

6

Số điểm

1.0

1.0

3

5

10,0

Tỉ lệ

10%

10%

30%

50%

100%

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả. (0.5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."? (1.0 điểm)

Câu 4. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan điểm: "Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất." (2.0 điểm)

Câu 2. Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm)

Quảng cáo

…“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Quảng cáo

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo xem trong giỏ có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho bống ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm lại khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.

Ngày hội làng, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để láy quần áo đẹp đi xem hội và một cn ngựa để cưỡi.Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.

Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà.Tấm từ trong quả htij chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được, bà xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy trầu giống Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra Tấm liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Tấm lấy xác Cám làm mắm và gửi đến cho dì . Và dì ăn mắm đó và khen ngon, tuy nhiên khi biết đó là mắm của con mình, thì mẹ Cám cũng chết theo.

                                                                                           (Truyện cổ tích Tấm Cám)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ  của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám” là gì?(0.5 điểm)

Câu 3: Tấm đã mấy lần hóa thân và đó là những gì? (0.5 điểm)

Câu 4: Liệt kê các yếu tố thần kì được sử dụng trong câu truyện. (0.5 điểm)

Câu 5: Viết một kết thúc khác cho truyện “Tấm Cám”. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Dựa vào nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn (khoảng 200 chữ) văn bàn về sự ích kỉ và lòng tham của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5 điểm). Cảm nhận về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi đã bắt đầu biết... nói dối

Thuở nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường duy nhất của kiếp người. Khi đó, tôi chưa hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy. Tôi bắt đầu biết nói dối, những lời nói dối chân thành nhất của đời mình.

Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tàu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vào tháng mới trở lại đất liền vài ngày. Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội. Nhà anh chỉ còn người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó gió biển gào thét dữ dội. Các bác sĩ quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành ca mổ trong lúc bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn. Trong những lúc tỉnh táo ngắn ngủi, bà thều thào hỏi bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa? Khi đó có một người làng bên đã cho biết tìm thấy mảnh vỡ con tàu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ  nhưng không ai trả lời. 

Tôi đứng ở đó và thật  rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng cơn bão khủng khiếp lắm. kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tàu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận ra sao. Các bác sĩ không kịp cản tôi. Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yêu ớt của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ đành bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ cho mình. Sau khi tan bão người bạn tôi sống sót trở về do một chiếc tàu khác cứu. Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự trung thực ngu ngốc đã vô tình   khiến tôi phạm phải sai lầm khủng khiếp…

(Theo Sống đẹp, xìtrum. net)

Câu 1 (1,0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Anh/chị nhận xét gì về hành động của nhân vật tôi khi nói cho bà mẹ đang ốm yếu biết tin cơn bão và đứa con trai của bà?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết người”?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh.

MỘ                    

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

(Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, 

Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;

Thiếu nữ xóm núi xay ngô

Ngô vừa xay xong, lò than đã rực đỏ)

(Mộ (Chiều tối) – Hồ Chí Minh, Ngữ Văn 11, tập 2, NXBGD)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải qua hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạn cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm đến những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này).

“Cho” và “nhận”  là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không ngĩ đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để tái tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng hất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không phải nhận mà biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận nhiều nhất.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)

Câu 1: Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích tại sao người Viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi m,à không nghĩ lợi ích của chính bản thân mình”? (0,5 điểm)

Câu 4: Cho biết suy nghĩ của Anh/chị về quan điểm người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất là lúc ta nhận lại nhiều nhất”. Trả lời khoảng 5-7 dòng. (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Vẻ đẹp bức tranh Thôn Vĩ và cái tội trữ tình trong khổ thơ sau:

“Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

(Trích “Đây thôn Vỹ dạ” (Hàn Mặc Tử) – SGK lớp 11-NXB Giáo dục 2007)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Vườn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

(Ngữ văn 11 , tập 2 , NXB Giáo dục – 2009, trang 44)

Câu 1. Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn bản là gì ? Từ ấy đánh dấu sự kiện gì đặc biệt đối với cuộc đời của nhà thơ?

Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở phần in đậm trong đoạn văn bản là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4. Từ tâm trạng của người thanh niên khi giác ngộ lí tưởng của Đảng trong đoạn văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Trong bài Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông viết:

 ‘‘Vần thơ của Bác, vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.’’

 Điều đó thể hiện trong bài thơ Chiều tối như thế nào?

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng cùng một dân tộc. Bài ca của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương sức mạnh làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Anh chị hiểu như thế nào về câu văn “hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng cùng một dân tộc”?

Câu 3: Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Tác dụng của thao tác lập luận đó đối với việc thể hiện quan điểm của người viết.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm nổi bật bức tranh đẹp về một miền quê đất nước; là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Mười tay
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay.
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim.
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma.
Một tay khung cửi, guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa.
Một tay đi củi, muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa đỡ đòn.
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay.
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Trích ca dao – Dân tộc Mường)

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề của bài ca dao?

Câu 2: Tác giả dân gian đã sử dụng các biện pháp tu từ nào trong bài ca dao? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Từ bài ca dao trên, anh (chị) viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ về mẹ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong bài thơ Tràng giang – Huy Cận

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu chuyện hàng loạt địa phương suốt trong một thời gian dài thường “mắc lỗi” treo đèn lồng Trung Quốc đã được dư luận quan tâm, lên án. Người ta dễ dàng nhận ra những “phố Tàu” ở nhiều tỉnh thành, từ những vùng biên giới giáp Trung Quốc như Hà Giang, Lào Cai cho tới Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Vũng Tàu, Bình Dương,…Thậm chí ngay tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám giữa lòng Thủ đô văn hiến, nhiều lúc người tham quan cũng nhức mắt bởi sự trang trí màu mè, với hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ “bao vây” Khuê Văn Các. Sự thiếu vắng ý thức công dân, thiếu vắng lòng tự hào dân tộc đã thể hiện từ sự “vô tư” dùng một thứ hàng hóa mang đậm bản sắc của một nước khác mà vô tình hoặc cố ý “bài hàng nội”. Về chiếc đèn lồng, rõ ràng người Việt không phải không có những sản phẩm tương tự, thậm chí còn được phương Tây chú ý, đó là chiếc đèn lồng Hội An. Thậm chí, chúng ta còn có những công ty chuyên sản xuất các loại đèn lồng, phục vụ lễ tết, hội hè, với nhiều mẫu mã, hình thù đa dạng,…”

(Đánh thức hồn Việt – Như Trang, Nguồn: Báo Giáo dục và thời đại số đặc biệt cuối tháng 9/ 2014).

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2: Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3: Xét theo mục đích nói, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên?

Câu 4: Anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn bày tỏ quan điểm của mình về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bài thơ “Từ ấy” Tố Hữu.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”…

(Đất Nước – Nguyễn Đình Thi).

Câu 1: Nêu nội dung đoạn thơ ?

Câu 2: Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về cảm xúc của nhà thơ thể hiện qua đoạn thơ trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn phát biểu suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ) - Tác giả: Hồ Chí Minh 

(SGK Ngữ văn 11 - tập 2 - NXB GD 2005)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày 21 tháng 5 năm 2014, tại Phi-lip-pin, trả lời phỏng vấn của hãng AP (Mỹ) và Rây-tơn (Anh) về tình hỉnh biển Đông cũng như lập trường và các biện pháp giải quyết của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh:

“Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.” 

(Dẫn theo Nguyễn Hoàng, Trang web Cổng thông tin điện tử Chính phủ).

Câu 1: Xác định nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn văn?

Câu 2: Chỉ ra tác dụng của phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn?

Câu 3:  Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề độc lập chủ quyền được thể hiện qua đoạn văn trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Hãy trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

  “Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

  Này đây hoa của cỏ nội xanh rì;

  Này đây lá của cành tơ phơ phất;

  Của yến anh này đây khúc tình si;

  Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

  Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ của;

  Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”

                                               (Trích Vộị vàng - Xuân Diệu)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

…Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét 
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, 
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, 

Tập một, NXBGD, 2013, tr.145).

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 2: Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ.

Câu 3:Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về chiều sâu triết lí thể hiện qua câu thơ: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ sau:

Chiều tối (Mộ)

Hồ Chí Minh

Phiên âm

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

(Theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.41)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau: 

“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
 Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

Câu 1: Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên

Câu 2:  Tác giả của bài thơ trên là một nhà thơ lãng mạn 1930-1945, đúng hay sai?

Câu 3: Trong đoạn thơ trên hình ảnh “những bàn chân” được sử dụng là nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?

Câu 4:  Trong đoạn thơ cuối, tác giả sử dụng chủ yếu các biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời của chủ thể trữ tình, cũng là nhà thơ Hàn Mặc Tử.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền, Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này mới báo ơn người này, người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền. Vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác, bất chính đều là do đồng tiền chi phối: quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.”

(Hoài Thanh)

Câu 1: Xác định nội dung chính trong đoạn văn trên

Câu 2: Đoạn văn trên diễn đạt theo phương thức gì?

Câu 3: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác”? Tác dụng phép tu từ đó

Câu 4: Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của đồng tiền trong xã hội hiện nay

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm)

…“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.71)

Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ ngữ, hình ảnh đó.

Câu 3: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?

Câu 4: Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (12-14 câu) về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Em hãy bình luận 2 khổ thơ sau để thấy rõ vẻ đẹp riêng ở thôn Vĩ Dạ theo thời gian:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, 

trang 38, NXB Giáo dục)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

” Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm…Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành….Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím” 

( Trích từ Chùa đàn – Nguyễn Tuân) 

Câu 1: Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?

Câu 2: Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ “Nó” được lặp lại nhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian” ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Từ “” được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ ““?

Câu 5: Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Trích “Từ ấy”- Tố Hữu - Ngữ văn lớp 11, tập 2)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

(Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)

Câu 1: Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ gì?

Câu 2: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?

Câu 3: Hãy đặt tên cho đoạn văn.

Câu 4: Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận gì trong đoạn văn nêu trên?

Câu 5:Từ 2 câu sau:

– Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.

– Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh,…

Tác giả muốn nêu lên điều gì về về việc sử dụng quảng cáo của người Hàn Quốc và thực trạng quảng cáo ở Việt Nam?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của Anh/chị về niềm vui và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây: 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
***
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa
Hai chị em Lào – Việt hai bên
Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa
Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền

Tôi về giữa miền Nam trời của mẹ
Miền Nam ơi! Nửa vạt áo mưa dầm
Mỗi chiến công hay từng giọt lệ
 Đều xóa dần núi cách sông ngăn

(Chim lượn trăm vòng – Chế Lan Viên)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu2: Xác định  2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa – Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền ”.

Câu 3: Hình ảnh “Nửa vạt áo mưa dầm” thể hiện điều gì?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu cuối “Mỗi chiến công hay từng giọt lệ -Đều xóa dần núi cách sông ngăn”. ( Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên sông nước trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Hỏi

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
– Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
– Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
– Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?

(Hữu Thỉnh)

Câu 1: Hãy xác định một biện pháp tu từ được sự dụng đặc sắc trong đoạn hội thoại trên?

Câu 2: Hãy xác định nhân vật giao tiếp trong đoạn hội thoại? Hàm ý trong văn bản trên là gì? Chỉ rõ cách thức lĩnh hội tầng nghĩa hảm ẩn của văn bản?

Câu 3: Dường như câu hỏi của “Tôi” với người chưa có câu trả lời, bằng hai câu thơ em đã được học hoặc được biết hãy trả lời cho câu hỏi đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.

Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên….

(Trích Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.”

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về khổ thơ sau đây trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu:

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

                                           (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.23)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

“…Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, có thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết ( sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ được mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc ngiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ (…). Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo hộ quốc dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”

(Trần Đình Hựu, Trích “Đến hiện đại từ truyền thống”, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996)

Câu 1: Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định phương thức  biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Kiểu câu ( xét theo mục đích giao tiếp) được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Xác định phép liên kết trong hai câu sau: “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.”

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên

Câu 6: Câu văn: “ Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.” thể hiện lối sống của người Việt Nam.

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng ) nêu suy nghĩ của mình về lối sống đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích quan niệm sống của Xuân Diệu trong “Vội vàng”

...............................Hết...................................

Xem thử

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 11 năm 2024 chọn lọc khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên