Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 11 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
Với Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 11 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Ngữ văn 11.
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 1)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 2)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 3)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 4)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 5)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 6)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 7)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 8)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 9)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 11 (Đề 10)
Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 11 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 11 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau
Một con thuyền đang trên đường vượt biển nhiều ngày. Bỗng một hôm mây đen ập tới và gió đột ngột đổi hướng. Con thuyền lớn không thể tiến lên phía trước được và rẽ theo một hướng khác. Mọi người trên thuyền bối rối chưa biết xử trí ra sao. Sau cùng, một người thủy thử già leo lên cột buồm. Từ trên cao, ông hô lớn: Hãy xem hướng gió và căng lại buồm! Và con thuyền từ từ ngược sóng thắng tiến theo hướng đã định.
Trong cuộc sống, sẽ có lúc những nghịch cảnh, khó khăn hay giông tố bất ngờ đến với chúng ta. Đôi khi, dù đã cố gắng, chúng ta vẫn không thể thay đổi được hoàn cảnh. Có người thay đổi hướng đi hay bỏ cuộc, nhưng cũng có người chống chọi để vượt qua mọi nghịch cảnh một cách thông minh, khôn khéo và quả cảm. Sau bão giông, gió sẽ xuôi chiều.
(Truyenco.com/quatangcuocsong)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2. Chỉ ra tác nhân khiến con thuyền trên biển phải đổi hướng. Khi ấy tâm lí của những người trên thuyền như thế nào?
Câu 3. Nêu ấn tượng của anh/chị về người thủy thủ già trong ngữ liệu trên.
Câu 4. Anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân từ ngữ liệu trên?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nghị lực sống của con người trong xã hội hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tình yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ sau được trích trong bài thơ 'Vội vàng':
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sương. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.22)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Xã hội phong kiến không chấp nhận những con người đề cao cái "tôi", đề cao bản cá nhân như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Văn xuôi lãng mạn ra đời đã góp phần đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, nhất là giải phóng người phụ nữ ra khỏi rằng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Thơ mới lãng mạn ra đời cũng mang theo một cái "Tôi" cá nhân, một cái "Tôi" cá thể hóa trong cảm thụ thẩm mỹ. Cái 'Tôi' trong Thơ mới, ở một chừng mực nào đó, đã nói lên được nhu cầu lớn về mặt giải phóng tình cảm, hay bản ngã, tự do cá nhân. Nó làm cho thế giới tâm hồn của con người được mở rộng, ngày càng phong phú hơn. Nhớ rừng của Thế Lữ là "một khối căm hờn" đối với cảnh nô lệ "nhục nhằn, tù hãm", là lòng khao khát được tung hoành, "vùng vẫy" tự do giữa "cảnh nước non hùng vĩ". Thơ Huy Thông, Xuân Diệu đều thể hiện niềm khao khát được sống một cách mạnh mẽ của cái "Tôi" cá nhân. Cái "Tôi" tự do trong thơ Xuân Diệu như con "ngựa trẻ không cương", "Chân nổi gió cứ mặt trời thắng đến", cái "Tôi" phóng khoáng đó "đạp phăng cả hàng rào", "chẳng chịu khung nào hết", chỉ muốn nâng hồn mình lên "những đỉnh cao", "để hóng gió của ngàn phương thổi tới" (Mênh mông). Cái "Tôi"tự do trong thơ Huy Thông cũng có những ước mơ khác thường. Nó buồn hóa thành một con chim để cùng gió bay vút lên bầu trời cao rộng, "muốn uống vào trong buồng phổi", "tất cả ánh sáng dưới bầu trời lồng lộng", "muốn có đôi cánh tay vô ngần to rộng để ôm ghì cả vũ trụ vào lòng tôi".
(Trích Văn học Việt Nam 1900-1945, Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 1997, tr.561)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những bài thơ mới được tác giả nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 4. Nêu nhận xét của anh/chị về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày thái độ ứng xử của anh/chị đối với cái tôi khác biệt trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ sau:
Chiều tối (Mộ)
Hồ Chí Minh
Phiên âm
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
Dịch thơ
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.41)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ-trượt. Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là là người biết đứng dậy từ sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại. vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên".
(Nick Vujicic Cuộc sống không giới hạn, NXB tổng hợp tp HCM, 2013, tr 236)
Câu 1. Tác giả quan niệm như thế nào về chuyện vấp ngã trong cuộc sống?
Câu 2. Theo tác giả, người thực sự thất bại là người như thế nào?
Câu 3. Anh, chị có đồng tình với quan điểm của Winston Churchill được nêu trong đoạn trích: Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên"? Vì sao?
Câu 4. Anh, chị rút ra ít nhất hai bài học từ đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về việc bán thân cần phải làm gì để đứng dậy sau vấp ngã.
Câu 2 (5,0 điểm) Cho hai khổ thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11. Tập hai, NXBGDVN. 2017, tr.39)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:
Để theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải hành động. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội. Hãy chủ động hành động thay vì để cuộc đời đưa đẩy bạn. Nếu không có được những gì bạn muốn, thì hãy chủ động tạo ra những gì bạn muốn. Đấng Sáng Tạo sẽ thắp sáng con đường bạn đi. Vận may của cả đời bạn, cánh cửa của những ước mơ đang mở ra. Con đường dẫn tới mục đích sống có thể xuất hiện trước bạn bất cứ lúc nào.
Ngay cả khi đã xác lập được mục đích sống mạnh mẽ và đã phát triển được nguồn hy vọng lớn lao, niềm tin sâu sắc, lòng tự tôn, thái độ sống tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên cường, khả năng thích nghi và những mối quan hệ tốt, bạn không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi vận may đến với mình. Trên con đường vươn tới thành công, bạn phải nắm bắt từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn. Nhưng bạn phải có lòng dũng cảm và sự quyết tâm để vươn lên.
Một trong những khẩu hiệu của tôi tại Tổ chức Life Without Limbs là "một ngày mới, một cơ hội mới". Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường - chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình.
(Trích Sống cho điều ý nghĩa hơn - Nick Vujicic, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, điều quan trọng nhất để biến ước mơ thành hiện thực là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: "Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn"? (1,0 điểm)
Câu 4. Một trong những khẩu hiệu của Tổ chức Life Without Limbs là "một ngày mới, một cơ hội mới". Còn bạn, bạn chọn khẩu hiệu nào cho mình? Lí giải ngắn gọn sự lựa chọn đó. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trả lời câu hỏi: Bạn chuẩn bị gì cho hành trình ước mơ của mình?
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Trích “Từ ấy”- Tố Hữu - Ngữ văn lớp 11, tập 2)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa.
Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".
Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.
(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả,
NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM, 2015, tr.33)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả. (0.5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."? (1.0 điểm)
Câu 4. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan điểm: "Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất." (2.0 điểm)
Câu 2. Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm)
…“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Thượng Đế sẽ không hỏi về số quần áo của bạn có trong tủ, mà sẽ hỏi bạn giúp được bao nhiêu người có quần áo?
Thượng Đế sẽ không hỏi bạn có bao nhiêu tài sản vật chất, mà sẽ hỏi chúng được tạo ra bằng chính sức lao động của bạn không?
Thượng Đế sẽ không hỏi bạn nhận được bao nhiêu lời khuyến khích, mà sẽ hỏi bạn đã bao giờ khích lệ người khác hay chưa?
Thượng Đế sẽ không hỏi nghề nghiệp của bạn là gì, mà sẽ hỏi bạn thực hiện công việc của mình với khả năng tốt nhất chưa?
Thượng Đế sẽ không hỏi bạn làm gì để giúp cho bản thân, mà sẽ hỏi bạn đã làm gì để giúp đỡ mọi người?
Thượng Đế sẽ không hỏi bạn đã làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình, mà sẽ hỏi bạn đã làm gì để bảo vệ quyền lợi của người khác?
Thượng Đế sẽ không hỏi bạn sống cạnh bao nhiêu người láng giềng, mà sẽ hỏi bạn đối xử với những người hàng xóm như thế nào?
Thượng Đế sẽ không hỏi về màu da của bạn, mà sẽ hỏi về phẩm chất của bạn …”
(Theo “Phép màu nhiệm của đời” – NXB Trẻ, 2004)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Thượng Đế sẽ không hỏi về màu da của bạn, mà sẽ hỏi về phẩm chất của bạn.”
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Giải thích?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến” (Peter Marshall).
Câu 2. Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua tác phẩm “Chiều tối”.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
…Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “ Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ…rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay ngồi chờ tàu xe, xem hát…càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...
(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên.
Câu 3. Theo anh/ chị tại sao tác giả lại cho rằng: “ cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. Hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo suy nghĩ của anh/ chị.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời…
(Trích Từ ấy- Tố Hữu; SGK Ngữ Văn 11-tập 2)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
"... Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt".
(Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên.
Câu 3: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 4: Nêu mục đích của người viết?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Trong một buổi nói chuyện với cán bộ, học sinh, sinh viên, Bác Hồ đã ân cần khuyên dạy:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời khuyên dạy trên.
Câu 2: (4 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Trích “Từ ấy”- Tố Hữu - Ngữ văn lớp 11, tập 2)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi từng nói: "Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi". Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi.
Đừng nói: "Nếu có thể thì tôi đã làm rồi" mà hãy hói: "Nếu có thể thì tôi sẽ làm". Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.
Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lí do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng.
Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải là một cái cây.
Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách "Tôi nên làm" trong tâm trí bạn.
Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn. Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì.
Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm.
Đích đến không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy!
Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội.
(Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lí cuộc đời, NXB Lao động, 2016, tr. 25)
Câu 1. Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì?
Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự nỗ lực của con người trong hành trình đến thành công. (2.0 điểm)
Câu 2. Cảm nhận của anh chị về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. (5.0 điểm)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,…là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Theo Hữu Thọ, Ngữ văn 11 Nâng cao,
tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)
Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chủ yếu của đoạn văn bản (1.0 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả lại khẳng định: "Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hay nhất vào thời gian nhàn rỗi của họ"? (0.75 điểm)
Câu 4. Anh chị hãy nêu 3 cách sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân để phát triển chính mình? (0.75 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm): “Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người.”
Từ việc cảm nhận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên?
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.
Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dẫn đến thất bại, bất hạnh, thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả mọi việc bạn làm.
Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở mỗi trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quý báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn”
(Nhập đề - Thay thái độ đổi cuộc đời, Keith D. Harrell - https:// gocsach.com.doc.online)
Câu 1: Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 3: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến cho rằng “Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả mọi việc bạn làm”? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 4: Theo anh (chị) cách lựa chọn thái độ sống nhằm hoàn thiện bản thân là gì? (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
''Tôi muốn tắt nắng đi.....
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân''
(Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11 tập 2, trang 22, Nxb Giáo Dục)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
…“Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.
Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1.200 yên cho hành trình này.
Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.
Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy”
(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn đầu tiên.
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? Lí giải ngắn gọn trong 5-7 dòng
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích cảnh cho chữ và lời khuyên của nhân vật Huấn Cao đối với viên Quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” để cảm nhận quan niệm về cái Đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
“Điều quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
("Để chạm vào hạnh phúc" - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả bài viết, khi nào là lúc chúng ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc?
Câu 2 (0,5 điểm). Người viết đã sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về năng lực tạo ra hạnh phúc trong đoạn (1) của bài viết?
Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai cụm từ “nhỏ bé" và "con người lớn?
Câu 4 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình, anh chị chọn cách “chạm" vào hạnh phúc bằng việc làm những việc lớn "hay" làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn"? Vì sao? Nếu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 - 7 dòng)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh qua thi phẩm “Chiều tối”. Từ đó, hãy liên hệ với tình cảm hữu ái giai cấp của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi gửi gắm trong khổ 2 bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu) để thấy rõ hơn nữa vẻ đẹp tinh thần của Người tù vĩ đại trong bài thơ “Chiều tốt".
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.
(SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn (5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về việc thực hiện pháp luật Nhà nước của giới trẻ hiện nay?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(Tràng Giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2)
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”.
(Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập 2).
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cuộc sống bộn bề tấp nập, ta thênh thang giữa cuộc đời…thấy sao cuộc đời này rộng lớn quá! Ai đó nói, hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình. Ta có còn đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình mang tên Hạnh phúc ấy không? Đôi lúc ta thấy thèm một sự sẻ chia, thèm một tâm hồn đồng điệu, thèm sự cảm thông, thấu hiểu từ ai đó, từ một trái tim chân thành.
Ta còn thiếu sót rất nhiều, còn chưa đủ mạnh mẽ. Dường như ta đánh mất mình trong cái xô bồ, trong tất bật, trong dòng chảy vô tận và không đích đến. Ta thoáng nhìn về quá khứ: những việc ta đã làm, những người ta đã gặp, những thành công ta đạt được, những thành công ta đã nếm trải…
Lâu lắm rồi ta không khóc, vì nước mắt đong đầy khóe mi chẳng thể rơi. Ta ghét vị mặn của nước mắt. Ta ghét phải tự mình lau khô. Ta ghét khi ta khóc, xấu xí, nguệch ngoạc vô cùng. Ta muốn hét thật to, muốn đi thật xa, muốn kêu kên rằng: Cuộc đời ơi, ta mệt mỏi quá!
Trưa nay ở cơ quan, đêm về ở xóm trọ, ta một mình ngồi lặng. Bỗng ngân vang lên trong cõi lòng câu thơ của Bạch Cư Dị: Thử thời vô thanh thắng hữu thanh (Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay). Trong “Tì bà hành”, ngoài những lời thơ miêu tả âm thanh sống động, thần tình vang lên từ ngón tay của người ca nữ, Bạch Cư Dị còn nắm được cả khoảnh khắc ngưng lặng kì diệu của tiếng đàn như thế!
(Nguồn Facebook)
Câu 1 (1,0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy giải thích ngắn gọn vì sao nói: hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị thích một cuộc sống như thế nào? Êm đềm , phẳng lặng hay đua chen, tranh đấu?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần!
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Trích: Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB GD)
...............................Hết...................................
Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 11 năm 2024 chọn lọc khác:
- (mới) Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 11 có đáp án năm 2024 (10 đề)
- (mới) Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- (mới) Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (15 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa kì 2 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hà Nội năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)