Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Với Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Giáo dục công dân 11.

Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Giáo dục công dân 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM).

Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. sản xuất của cải vật chất.     B phát triển kinh tế.

C. quá trình lao động.                D. quá trình sản xuất.

Câu 2: Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là

A. giá trị sử dụng của hàng hóa.      B. giá trị hàng hóa.

C. giá trị lao động.                              D. giá trị sức lao động.

Câu 3: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với 

A. thời gian lao động xã hội.       B. thời gian lao động cá nhân.

C. thời gian lao động tập thể.      D. thời gian lao động cộng đồng.

Câu 4: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những

A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.      B. tính chất của qui luật cạnh tranh.

C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.        D. nguyên nhân việc ra đời hàng hóa.

Quảng cáo

Câu 5: Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng 

A. đến giá cả thị trường.         B. tiêu cực đến người tiêu dùng.

C. đến quy mô thị trường.      D. đến lưu thông hàng hoá.

Câu 6: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

A. giá cả và thu nhập xác định.       B. khả năng sản xuất.

C. giá cả và giá trị xác định.              D. khả năng thanh toán.

Câu 7: Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ 

A. lực lượng sản xuất.        B. khoa học kĩ thuật.

C. công nghệ thông tin.      D. công nghiệp cơ khí.

Câu 8: Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là

A. do nhân dân làm chủ.           B. do tầng lớp trí thức làm chủ.

C. do công đoàn làm chủ.          D. do cán bộ là làm chủ.

Quảng cáo

Câu 9: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây?

A. Chức năng thực hiện.       B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết.         D. Chức năng kích thích. 

Câu 10: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện 

A. luôn xoay quanh giá trị.     B. luôn cao hơn giá trị.

C. luôn thấp hơn giá trị.         D. luôn ăn khớp với giá trị.

Câu 11: Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?

A. Bỏ nhiều vốn để đầu tư vào dây truyền sản xuất.

B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh. 

C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao thu lợi cho mình.

D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.

Câu 12: Yếu tố nào sau đây không thuộc tư liệu lao động?

A. Hệ thống quản lí.     B. Công cụ sản xuất.

C. Kết cấu hạ tầng.       D. Hệ thống bình chứa.

Quảng cáo

Câu 13: Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng

A.  thực hiện giá trị sử dụng và giá trị.     B.  thông tin cho các chủ thể kinh tế.

C.  kích thích sản xuất và tiêu dùng.         D.  điều tiết sản xuất và tiêu dùng.

Câu 14: Nhóm A sản xuất được 5 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 1 giờ/m vải. Nhóm B sản xuất được 10 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 2 giờ/m vải. Nhóm C sản xuất được 80 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 1,5 giờ/m vải. Vậy thời gian lao động xã hội để sản xuất ra vải trên thị trường là

A.1,5giờ.     B. 2giờ.     C. 1giờ.     D.2,5giờ.

Câu 15: Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mỹ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?

A. Giá trị sử dụng.     B. Giá cả.     C. Lượng giá trị.     D. Giá trị.

Câu 16: Trong bài thơ “Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”. Câu thơ trên thể hiện vai trò quan trọng và quyết định của

A. sức lao động.            B. tư liệu lao động. 

C. công cụ lao động.     D. đối tượng lao động.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm).Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Hãy tìm hiểu và nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em? Trong tương lai em dự định sẽ chọn nghành nghề nào? Để có hành trang tốt cho dự định đó thì em cần phải làm gì?

Câu 2: (3,0 điểm).Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ta? Nêu ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em? Hãy sưu tầm 3 câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta?

Hết…

Học sinh…………………….SBD……………………….Lớp 11………………

(Học sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị không giải thích gì thêm.)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)


1A

2A

3A

4A

5A

6A

7A

8A

9A

10A

11A

12A

13A

14A

15A

16A


Phần II.

Tự luận

6,0

Câu 1

Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Hãy tìm hiểu và nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em? Trong tương lai em dự định sẽ chọn nghành nghề nào? Để có hành trang tốt cho dự định đó thì em cần phải làm gì?


3,0


-Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay:

+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ

+ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt lao động qua đào tạo, lao động nông nghiệp, nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động.

- Nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em: (gợi ý)

+ Thị trường lao động như thế nào….

+ Có nhiều người có bằng cấp đại học, cao đẳng…không?

+ Độ tuổi lao động như thế nào….

+ Tỉ lệ người có việc làm ổn định, thu nhập như thế nào…

+...

- Nói được dự định sẽ chọn nghành nghề gì:...

- Để có hành trang tốt cho dự định đó thì em cần phải làm: (gợi ý)

+ Ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường chúng ta luôn nổ lực cố gắng học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức.

+ Trong quá trình học tập, ta phải tự tìm tòi, sáng tạo và thể hiện sự năng động của mình…Học phải luôn đi đôi với hành bởi sau mỗi lần được trải nghiệm thực tế sẽ giúp ta có thêm nhiều kiến thức, giúp hiểu sâu và cặn kẽ vấn đề…

+…

1,0







1,0







0,25

0,75


Câu 2

Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ta? Nêu ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em? Hãy sưu tầm 3 câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta?


3,0


- Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

+ Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

+ Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc… 

+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tự trên các lĩnh vực của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam… 

+ Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân…

- Nêu ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em như: 

+ Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các truyền thống như: Rước lễ, hát quan họ giao duyên,…

+ Trùng tu, tái tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa của dân tộc trên địa phương mình.

+ 10/3 âm lịch là ngày cả nước nói chung, trong đó có địa phương em hướng về giỗ tổ Hùng Vương.
+....

- Sưu tầm 3 câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta:

+Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

+ Trên kính, dưới nhường

+ Tiên học lễ, hậu học văn

+…




1,0








1,0







1,0

KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II, LỚP 11

Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Đề thi Học kì 2 GDCD 11 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Giáo dục công dân 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM).

Câu 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội

A. bằng pháp luật.      B. bằng chính sách.

C. bằng đạo đức.        D. bằng chính trị.

Câu 2: Đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là 

A. sự phát triển cao nhất trong lịch sử.

B. rộng rãi nhất, triệt để nhất trong lịch sử.

C. phát triển tuyệt đối nhất trong lịch sử.

D. phát triển hoàn thiện nhất trong lịch sử.

Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của 

A. nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. giai cấp công nhân và tầng lớp tri thức.

C. đảng viên, cán bộ công chức Nhà nước.

D. giai cấp công nhân và tầng lớp nông dân.

Câu 4: Muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải 

A. có chính sách dân số đúng đắn.     B. khuyến khích tăng dân số.

C. giảm nhanh việc tăng dân số.        D. phân bố lại dân cư hợp lí.

Câu 5: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?

A. Giai cấp công nhân.     B. Giai cấp công nông.

C. Giai cấp trí thức.          D. Tất cả các giai cấp.

Câu 6: Dân chủ là 

A. quyền lực thuộc về nhân dân.         B. quyền lực thuộc số đông trong xã hội.

C. quyền lực cho giai cấp thống trị.     D. quyền lực cho giai cấp áp đảo xã hội.

Câu 7: Sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số là

A. quy mô dân số.      B. chất lượng dân số. 

C. cơ cấu dân số.        D. phân bố dân cư. 

Câu 8: Nhà nước ta thực hiện nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, nhằm góp phần

A. thực hiện kế hoạch hóa gia đình.     B. giảm quy mô dân số.

C. nâng cao chất lượng dân số.             D. phân bố dân số hợp lí.

Câu 9: Đâu là phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?

A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.

B. Mở rộng thị trường lao động.

C. Nâng cao chất lượng dân số.

D. Giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Câu 10: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là 

A. nâng cao hiệu quả của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực.

B. nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực.

D. nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực.

Câu 11: Chức năng căn bản và quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 

A. bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

B. tổ chức và xây dựng, bảo đảm quyền dân chủ.

C. trấn áp các giai cấp đối kháng lại với mình.

D. trấn áp và tổ chức xây dựng kinh tế xã hội.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng để thực hiện chính sách dân số?

A. Làm tốt công tác giáo dục kế hoạch hóa gia đình.

B. Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế và dịch vụ.

C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nhiều nước.

D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước.

Câu 13: Để quản lí mọi mặt đời sống xã hội thì phương tiện nào sau đây là hữu hiệu nhất?

A. Pháp luật.   B. Chính sách.   C. Đường lối.   D. Giáo dục.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây chưa thực hiện đúng chính sách dân số?

A. Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.

B. Sẵn sàng đi xây dựng vùng kinh tế mới.

C. Sinh nhiều con vì đông con hơn nhiều của.

D.Không có quan niệm trọng nam khinh nữ.

Câu 15: Ở nước ta, giáo dục và đào tạo được coi là

A. quốc sách hàng đầu.     B. công việc quan trọng.

C. vấn đề cần chú ý.           D. mục tiêu quan trọng.

Câu 16: Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước

A. phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

B. cung cấp các phương tiện tránh thai cần thiết.

C. lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

D. cung cấp các dịch vụ dân số và kế hoạch hóa.

Câu 17: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là gì?

A. Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại.

B. Tạo điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

D. Thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 18: Nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh, đất nước ta cần kết hợp sức mạnh dân tộc với

A. sức mạnh quốc tế.     B. sức mạnh kinh tế.

C. sức mạnh thời đại.     D. sức mạnh khoa học.

Câu 19: Biểu hiện nào dưới đây của huyện B là để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương?

A. Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

B. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trường lớp.

C. Thu gom và phân loại rác thải của địa phương.

D. Đầu tư nghiên cứu máy thu hoạch rau màu

Câu 20: Cảnh sát giao thông tuần tra và xử lí các trường hợp vi phạm luật giao thông. Chứng tỏ cảnh sát giao thông đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Giữ gìn trật tự giao thông.     B. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hôi.

C. Đảm bảo an ninh.                   D. Xây dựng văn hóa giao thông.

Câu 21: Ông A kinh doanh nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông A. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước?

A. Pháp chế.    B. Chủ trương.    C. Pháp luật.    D. Chỉ thị.

Câu 22: Sau 5 năm được nhà nước cho vay vốn để sản xuất, A đã vươn lên làm giàu. Anh A đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm?

A. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn.         B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

C. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.       D. Giải quyết việc làm ở nông thôn.

Câu 23: Chị A tham gia lớp tập huấn về dinh dưỡng để nuôi dạy con tốt. Chị A đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số?

A. Nâng cao hiểu hiết của người dân về dân số.

B. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục.

C. Xã hội hóa công tác dân số từng người.

D. Đưa ra biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

Câu 24:Nội dung nào dưới đây thuộcnội dungsức mạnh thời đại?

A. Sức mạnh của các loại vũ khí hiện đại.

B. Sức mạnh của khoa học và công nghệ.

C. Sức mạnh của các loại máy móc hiện đại.

D. Sức mạnh của các loại vũ khí hủy diệt.

Câu 25: Ông A đã sử dụng Facebook để viết bài và tuyên truyền các thông tin sai lệch nói xấu Đảng và Nhà nước. Em là bạn trên Facebook của ông A, em phải lựa chọn cách ứng xử này sau đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân đối với việc góp phần xây dựng nhà nước?

A. Chia sẻ thông tin.             B. Bình luận để tán thành, cổ vũ.

C. Phê phán, đấu tranh.      D. Chỉ đọc không thể hiện thái độ.

Câu 26: Vợ chồng anh K lấy nhau đã 5 năm và sinh được hai con gái. Do trọng con trai nên anh K bắt vợ phải sinh đến khi có con trai mới thôi. Vợ anh K không đồng ý sinh tiếp vì hai con rồi. Để phù hợp với chính sách dân số, em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Đồng ý với ý kiến của anh K.

B. Đồng ý với ý kiến của chị vợ để nuôi dạy con cho tốt.

C. Hỏi người thân để quyết định có sinh con nữa hay không.

D. Chỉ sinh thêm một lần nữa rồi dừng lại.

Câu 27: Anh K không cho vợ mình là chị V đi học Cao học vì cho rằng: “ Phụ nữ chỉ nên ở nhà lo cơm nước nội trợ và chăm sóc con cái”. Chị V cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù với quyền bình đẳng nam nữ?

A. Nghe lời chồng mình ở nhà chăm con và lo việc nội trợ.

B. Kiên quyết đi học bằng mọi cách để có được bằng thạc sĩ.

C. Thuyết phục chồng và sắp xếp công việc hợp lí để đi học.

D. Đấu tranh đòi đi học không được, thì li hôn để đi học.

Câu 28: Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia đình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào?

A. Cho con đi học để khỏi phải đi nghĩa vụ quân sự.

B. Chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự.

C. Gặp ban chỉ huy quân sự huyện giúp đỡ.

D. Không đăng kí nghĩa vụ quân sự.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM).

Câu 1: (1,5 điểm). Trình bày mục tiêu, phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? 

Câu 2: (1,5 điểm).Em có nhận xét gì về câu nói của Bác: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Từ đó em rút ra bài học cho bản thân?

Hết…

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM).


1A

2B

3A

4A

5A

6A

7B

8C

9A

10B

11B

12A

13A

14C

15A

16C

17C

18C

19A

20B

21C

22A

23A

24B

25C

26B

27C

28B


II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM).


Phần II.

Tự luận

3,0

Câu 1

Trình bày mục tiêu, phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? 

1,5


-Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của nước ta là:

+  Sử dụng hợp lý tài nguyên

+  Làm tốt công tác bảo vệ môi trường

+  Bảo tồn đa dạng sinh học

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường


- Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần phải thực hiện tốt phương hướng cơ bản sau:

+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.

+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cãi thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

+  Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

+  Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.

0,5







1,0











Câu 2

Em có nhận xét gì về câu nói của Bác: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Từ đó em rút ra bài học cho bản thân?

1,5


Câu nói của Bác:Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”có thể hiểu là:

+ Đạo đức là gốc của con người nhưng chỉ có đạo đức thôi chưa đủ mà phải thường xuyên học tập, rèn luyện thì mới thành tài.

+ Nếu có tài mà không có đức, kiêu căng, tự phụ thì sẽ bị người khác và xã hội không coi trọng, vì thế làm việc gì cũng khó thành công...

- Rút ra bài học cho bản thân: 

+ Cần phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa.

+ Đồng thời phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con người phát triển toàn diện...





0,5


0,5

0,5


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Giáo dục công dân 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).

Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là 

A. tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.

B. tăng cường công tác tổ chức xã hội.

C. tăng cường công tác giáo dục nhân dân.

D. tăng cường công tác vận động nhân dân.

Câu 2: Bảo vệ tài nguyên, môi trường là vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại?

A. hàng đầu. 

B. sống còn.

C. quan trọng.

D. quyết định.

Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?

A. Giai cấp công nhân.     B. Giai cấp công nông.

C. Giai cấp trí thức.          D. Tất cả các giai cấp.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Chủ động phòng ngừa ô nhiễm.

B. Sử dụng hợp lí tài nguyên.

C. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường.

D. Tuyên truyền, giáo dục về môi trường.

Câu  5: Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm của nước ta?

A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.

B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước phát triển.

C. Phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.

D. Tăng thu nhập bình quân đầu người cho nhân dân.

Câu 6: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam.           B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.     D. Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Câu 7: Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? 

A. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.     B. Phát triển giáo dục công lập.

C. Phát triển kinh tế tập thể.             D. Duy trì kinh tế nhà nước.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây không góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Tích cực trồng nhiều cây xanh ở khu dân cư.

B. Vứt pin đã dùng hết ra môi trường.

C. Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.

D. Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Nhân dân góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.

B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ xã Y.

D. Anh B tham gia vào các lễ hội ở địa phương.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số nước ta?

A. Nâng cao chất lượng dân số.

B. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư.

C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.

D. Sớm ổn định quy mô dân số. 

Câu 11: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?

A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.

B. Chôn chất thải độc hại vào sâu trong lòng đất.

C. Đốt các loại chất thải từ sinh hoạt cho đến sản xuất.

D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải qua sử dụng.

Câu 12: Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là

A. luôn quan tâm đến tình hình thế giới.

B. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

C. tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây sai khi nói về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Là nhà nước của nhân dân.

B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân.

D. Là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 14: Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 

A. bạo lực và trấn áp.                                   B. tổ chức và xây dựng.

C. bạo lực và xây dựng.                               D. xây dựng và trấn áp.

Câu 15: Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào?

A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn.

B. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí.

C. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều.

D. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm.

Câu 16: Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người

A. Thích xen vào chuyện người khác.

B. Thích thể hiện bản thân.

C. Có uy tín trong khu phố.

D. Có ý thức giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương.

Câu 17: Trong buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông, K được cô giáo phân công phát tờ rơi cho các bạn. K không nhận lời vì cho rằng đó là việc của cảnh sát giao thông. Nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Từ chối và nhờ cô phân công bạn khác.

B. Cũng giống như K, không chịu nhận lời. 

C. Vui vẻ nhận lời và thực hiện tốt nhiệm vụ.

D. Trả vờ đau đầu và xin nghỉ buổi ngoại khóa.

Câu 18: Bạn N rất thích làm lớp trưởng nên đã đưa cho G hai trăm ngàn đồng, để G giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm tên K. Biết chuyện, cô K vẫn làm ngơ không phê bình N và G trước lớp. Vậy, những ai đã vi phạm quyền dân chủ?

A. Mình N.            B. N và G.

C. N, G và cô K.     D. Không ai vi phạm. 

Câu 19: Thấy bạn B và G thường xuyên đổ rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. Bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?

A. Bạn B, G.        B. Bạn B, G, T.

C. Bạn B, G, H.    D. Bạn B, G, T và H.

Câu 20: Trong cuộc trò chuyện giữa bạn A, B, C và D. Bạn A cho rằng mình chả cần cố gắng học để làm gì, đằng nào mình cũng xác định học cho xong cấp 3 rồi đi làm công nhân, kiếm ít vốn rồi lập gia đình, không cần quan tâm đến những vấn đề trong và ngoài nước. Còn bạn B, C thì cho rằng mình cần cố gắng học thật giỏi, thi Đại học trường mà mình yêu thích, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng đất nước; D thì tâm sự rằng mình sẽ cố gắng học thêm tiếng Anh để sau này phấn đấu đi du học để có trình độ chuyên môn cao, sau đó về phục vụ đất nước. Theo em, trong tình huống trên bạn nào đã thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của nước ta?

A. Bạn A, B, C, D.     B. Bạn B, C, D.

C. Bạn B và C.         D. Chỉ mình D.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM).

Câu 1: (3,5 điểm). Vì sao Đảng ta xác định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển bền vững? Hãy nêu phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục đào?

Câu 2: (1,5 điểm). Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh?

Hết…

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).


1A

2B

3A

4B

5A

6B

7A

8B

9D

10B

11A

12B

13C

14B

15B

16D

17C

18C

19A

20B


II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM).


Phần II.

Tự luận

5,0

Câu 1

Vì sao Đảng ta xác định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển bền vững? Hãy nêu phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục đào tạo?

3,5


- Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu vì:

+ Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.

+ Là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

- Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo 

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước.

Mở rộng qui mô giáo dục, vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Đây là vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.

Xã hội hoá giáo dục.Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Phải tiếp cận những chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới..



0,5


0,5

0,5


0,3


0,4


0,4


0,3



0,3


0,3




Câu 2

Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.


1,5


  - Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Vì vậy, công dân có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh:

   + Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước.

  + Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.

   + Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia.

  + Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.

  + Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh tại nơi cư trú.




0,3

0,3

0,3

0,3

0,3


Xem thêm bộ đề thi GDCD 11 mới năm 2024 chọn lọc khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên