Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11.
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Ma trận đề thi giữa học kì II môn Ngữ Văn 11
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Cộng |
I. Đọc – hiểu |
Phương thức biểu đạt, thao tác lập luận… |
Chỉ ra được trình tự lập luận trong văn bản |
Hiểu nội dung đoạn văn bản |
Cho biết quan điểm của bản thân và giải thích vì sao lại có thái độ đó |
|
Số câu: Tỉ lệ % |
1 |
1 |
1 |
1 |
Số câu: 4 |
II. Làm văn |
Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài |
- Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. – Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm. |
Vận dụng những hiểu biết xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản, các thao tác lập luận để viết đoạn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống…. |
– Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.. - Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL |
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % |
(ý 1 câ u 2) 0.25=2,5% |
(ý 2 câu 2) 0.25=2,5 % |
(ý 3câu 2) 1,25= 12,5% |
(ý 4 câu 2) 0,25=2,5% |
Số câu:1 điểm: 2=20% |
2. NLVH: |
– Nhận biết những nét chính về tác giả, văn bản nghị luận … |
– Xác định được vấn đề cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận |
– Vận dụng kiến thức đã học viết một bài nghị luận văn học về một trích đoạn, một tác phẩm, … –Lập dàn ý. Xây dựng được luận điểm , luận cứ và dẫn chứng xác thực |
- Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL – Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận, |
|
Số câu Tỉ lệ % |
(ý 1 câu 3) 0,5=5% |
(ý 2 câu 3) 0,5=5% |
(ý 3 câu 3) 3,5=35% |
(ý 4 câu 3) 0,5= 5% |
Số câu: 1 |
Tổng số câu Tổng số điểm |
1,25đ= 12,5% |
1,25đ = 12,5% |
5,5 đ = 55% |
2,0đ = 20% |
Số câu: 3 = 100% |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó là cháu có một cuộc sống hạnh phúc. Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, với bạn bè, những người xung quanh, với cộng động và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của cháu.
(Báo giáo dục và thời đại số 24 ngày 28 - 1 - 2017)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2(0,5 điểm): Theo em, trình tự lập luận trong văn bản trên được trình bày theo phương pháp nào?
Câu 3(1,0 điểm): Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích?
Câu 4(1,0 điểm): Là một người trẻ tuổi, anh/chị có tán đồng với mong ước về tương lai tuổi trẻ của vị phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần đọc - hiểu: Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, với bạn bè, những người xung quanh, với cộng động và thậm chí với cả trái đất này một cách tử tế!
Câu 2: (5,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn phát biểu suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ) - Tác giả: Hồ Chí Minh
(SGK Ngữ văn 11 - tập 2 - NXB GD 2005)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi người, dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai, dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương ôtô mà không có chủ xe ở đó, đã để lại bức thư xin lỗi và số điện thoại với mong muốn được đền bù. Cũng có những người trốn tránh lỗi lầm, rũ bỏ trách nhiệm. Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình. Đây là phẩm đức tối thiểu mà mỗi người nên chuẩn bị cho mình.
Nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm cần dũng khí. Dũng khí này bắt nguồn từ cảm giác chính nghĩa của con người – lòng tự trọng của nhân loại. Lòng tự trọng là tất cả những thứ cơ bản nhất của lương thiện và nhân từ. Nó khiến con người có hành vi đúng đắn, tư tưởng cao thượng, tín ngưỡng chân chính, cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.
(Trích nguồn Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Hãy chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu trong văn bản.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu “Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.”?
Câu 4. Anh/ chị hãy rút ra thông điệp của văn bản trên.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm nêu ra trong văn bản ở phần Đọc – hiểu: “Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình.”
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, trang 38, NXB Giáo dục)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
[1] …Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?
[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017,
Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Đoạn [2] Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới”.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hãy trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của cỏ nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ của;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
(Trích Vộị vàng - Xuân Diệu)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn… - Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2. Văn bản đã sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Anh / chị có tán thành với quan điểm “Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản phần Đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị có sẵn của mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau: (5.0 điểm)
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Tràng giang – Huy Cận – SGK Ngữ văn 11, tập 2 – trang 29)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi
“Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sự hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi…”.
(Nam Cao – Sống mòn)
Câu 1. Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả, “đời tù đày” là gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 phép tu từ trong những câu văn sau:“Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi.”
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thay đổi…”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu – Ngữ Văn 11, Tập 2, NXBGD, Trang 22)
Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, anh/chị hãy chỉ ra những quan niệm nhân sinh mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
“Đến giai đoạn này, nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
Nhờ tiếp thu kinh nghiệm của văn học phương Tây mà chủ yếu là của văn học Pháp, truyện ngắn và tiểu thuyết ở giai đoạn này được viết theo lối mới khác xa với cách viết trong văn học cổ, từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật. Thơ ca cũng đổi mới sâu sắc với phong trào Thơ mới – “một cuộc cách mạng trong thi ca“ ( Hoài Thanh ). Cuộc cách mạng này không chỉ diễn ra ở phương diện nghệ thuật (phá bỏ những lối diễn đạt ước lệ, những quy tắc cứng nhắc, công thức gò bó,…) mà còn diễn ra ở cả phương diện nội dung (cách nhìn, cách cảm xúc mới mẻ đối với con người và thế giới). Những thể loại mới như kịch nói, phóng sự và phê bình văn học xuất hiện cũng khẳng định sự đổi mới của văn học. Tóm lại, hiện đại hóa đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam.”
1. Em hiểu thế nào là hiện đại hóa văn học?
2. Đoạn trích viết về quá trình hiện đại hóa văn học ở giai đoạn nào của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Nêu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn đó.
3. Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 về hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”
(Phạm Công Trứ)
Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0.5đ)
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: (1.0đ)
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?
Câu 3. Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ ? (0.75đ)
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (0.75đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2đ): Từ nội dung của văn bản, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng một số giá trị truyền thống của dân tộc đang bị mai một trước xu thế hội nhập.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh/ chị về cảnh đẹp thôn Vĩ qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên cuộc sống nơi trần thế của Xuân Diệu qua bài thơ Vội Vàng.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nơi dựa
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh để thấy được màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
(1) “Lấy chủ đề về cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến II, bộ phim tài liệu Hành trình của sự sống và cái chết thể hiện một cách chân thực nhất, cận cảnh nhất, khách quan nhất về cuộc sống của những người dân tị nạn ở Trung Đông. Song song với đó, theo chân những dòng người di cư, bộ phim còn giúp khán giả chứng kiến sự khốc liệt, tội ác tột cùng của chiến tranh.
(2) Câu chuyện của Hành trình của sự sống và cái chết bắt đầu bằng giọng hát của những đứa trẻ tại một trại tị nạn gần biên giới Libăng và Syria - “Thiên đường, thiên đường, thiên đường. Quê hương em là thiên đường”. Hình ảnh những đứa trẻ vô tội bị đói, lạnh và bệnh tật dưới thời tiết 0 độ song vẫn hồn nhiên nở nụ cười được nhắc lại nhiều lần trong hơn 40 phút của bộ phim. Ở đó, mỗi đứa trẻ có một số phận, một hành trình gian nan khác nhau để đến với miền đất hứa nhưng điểm chung giữa chúng là khát vọng được sống trong bình yên, có đồ ăn và áo ấm. Những hình ảnh ấy có lẽ sẽ khiến nhiều người không thể quên, thậm chí bị ám ảnh.
(3) Không chỉ khắc họa chân thực cuộc sống của những người di cư, bộ phim còn trả lời một phần câu hỏi - Tại sao những người tị nạn phải rời bỏ quê hương, để tìm đến cuộc sống khổ cực cùng tận và cả những cái chết oan uổng trên nẻo đường tìm về miền đất hứa?. Câu trả lời cho câu hỏi này chỉ đơn giản là bởi nỗi sợ hãi, ám ảnh với chiến tranh và IS, là mơ ước về một cuộc sống thoát khỏi những cơn ác mộng đến hàng đêm.
(Lời bình của phim tài liệu “Hành trình của sự sống và cái chết” –
VTV đặc biệt, tháng 12/2015).
Câu 1. Những thông tin người xem có thể thu thập được khi xem bộ phim tài liệu “Hành trình của sự sống và cái chết” (VTV đặc biệt, tháng 12/2015).
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3. Trong đoạn (2), người viết đã sử dụng các phép liên kết nào? Tác dụng của các phép liên kết ấy?
Câu 4. Câu hát của những đứa trẻ trong trại tị nạn “Thiên đường, thiên đường. Quê hương em là thiên đường” gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Trình bày trong khoảng 7-10 dòng?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về Hòa bình.
Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận bức tranh thiên nhiên sông nước trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)
Câu 1: Chủ đề đoạn thơ trên là gì?
Câu 2: Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ
Câu 3: Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi :
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Trường Sơn Đông, Trường SơnTây – Phạm Tiến Duật)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?
Câu 3: “Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”
Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu nói: Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông
(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?
3. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?
4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả?
5. Chữ “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ):
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Nam Trân dịch, SGK Ngữ Văn 11, tập 2, trang 41, NXB GD 2006).
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời của chủ thể trữ tình, cũng là nhà thơ Hàn Mặc Tử.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
… (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.
(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.”
(Trích Tự học – một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê,
NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2003)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm)
…“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
(Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945 – 1985,
NXB Giáo dục, 1985, tr.218)
Câu 1. Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?
Câu 2. Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/ chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt. (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Em hãy bình luận 2 khổ thơ sau để thấy rõ vẻ đẹp riêng ở thôn Vĩ Dạ theo thời gian:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2,
trang 38, NXB Giáo dục)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
(Bức tranh quê – Thơ Hà Thu)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ. (0.75 điểm)
Câu 2. Nêu một biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ cuối và tác dụng của nó. (1.25 điểm)
Câu 3. Trong bài thơ quê hương được gắn liền với những hình ảnh nào?(1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm) Dựa vào bài thơ anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quê hương?
Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ “Chiều tối”- Hồ Chí Minh
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
(Theo A. L. Ghéc-xen, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.31)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”
Câu 4. Anh/ Chị suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét sau: Bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) trước hết là bức tranh thiên nhiên, sau là bức tranh đời sống con người. Qua đó, nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Trích “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 11, NXBGDVN)
- ...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
(Nắng mới, Lưu Trọng Lư, Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 1994)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ?
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
Câu 4: Câu Nét cười đen nhánh sau tay áo trong đoạn thơ gợi lên điều gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: Anh/Chị hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính mình.
Câu 2: Cảm nhận của Anh/chị về niềm vui và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
***
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nhiều chiến dịch có ý nghĩa diễn ra suốt năm 2018, nhưng có ảnh hưởng hơn cả là các chiến dịch về lối sống xanh và chiến dịch vẽ hoa hướng dương ủng hộ bệnh nhi ung thư cho Ngày hội Hoa Hướng dương.
Chiến dịch kêu gọi mọi người sống vì môi trường diễn ra nhỏ lẻ từ những năm trước, nhưng đến năm nay mới thật sự bùng nổ. Trong đó, #NoStrawChallenge (tạm dịch: thử thách không dùng ống hút nhựa) là một trong những trào lưu nhận được sự tham gia đông đảo. Thay vì mỗi ngày dùng từ 2-3 ống hút nhựa, những người tham gia thử thách này sẽ chọn các loại ống hút làm từ tre, inox, giấy… thay thế.
[…] Gần 315.000 bông hoa hướng dương trên mạng xã hội là tấm lòng của cộng đồng mạng, trong đó có nhiều bạn trẻ, dành cho các bệnh nhi ung thư trong chiến dịch “Tôi đồng hành” cùng sự kiện “Ước mơ của Thúy” và “Ngày hội Hoa Hướng dương - Vì bệnh nhi ung thư 2018”. Đây là năm thứ 11 Báo Tuổi trẻ tổ chức sự kiện này.
Vẽ một hoa hướng dương kèm lời nhắn đến các em và hashtag theo quy định của Ban tổ chức, mỗi tài khoản trên mạng xã hội đã đóng góp 30.000 đồng cho chiến dịch.
Là một trong những bạn trẻ tham gia chiến dịch, Mai Trâm chia sẻ: "Mình thấy rất vui vì đã góp một phần công sức để các em thêm hạnh phúc và ấm áp vào những ngày cuối năm.
(Trích Năm 2018, giới trẻ Việt “sốt” gì trên mạng vậy?, dẫn theo https://tuoitre.vn, 31/12/2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên đã đề cập đến những chiến dịch nào?
Câu 2. Hãy kể ra việc làm cụ thể của các bạn trẻ khi tham gia trào lưu #NoStrawChallenge (tạm dịch: thử thách không dùng ống hút nhựa) được nêu trong văn bản.
Câu 3. Theo anh/chị, chiến dịch “Ngày hội Hoa Hướng dương - Vì bệnh nhi ung thư 2018”
có ý nghĩa gì?
Câu 4. Anh/Chị sẽ hưởng ứng hay không hưởng ứng các trào lưu trên mạng xã hội? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)
...............................Hết...................................
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)