Hệ thống kiến thức Ngữ văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 (15 đề + ma trận)

Với Hệ thống kiến thức Ngữ văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 11. Bên cạnh đó là 15 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 11 có ma trận chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 11.

Hệ thống kiến thức Ngữ văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 (15 đề + ma trận)

Hệ thống kiến thức Ngữ văn 11 Giữa học kì 1

Quảng cáo

I. PHẦN VĂN BẢN

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

Tên văn bản

Thể loại

Hoàn cảnh sáng tác

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)

- Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán

- Đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc

- Thờ ơ, dửng dưng thậm chí là châm biếm, mỉa mai với cuộc sống sa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa. Đồng thời cũng cho ta thấy được ông là một con người coi thường danh lợi, không để vinh hoa phú quý, tiền tài công danh ràng buộc

- Quan điểm sống nhàn nhã, ẩn dật, thanh đạm để giữ mình trong sạch, không bị tiền tài, giàu sang phú quý ràng buộc của Lê Hữu Trác hoàn toàn đối lập với cuộc sống sa hoa, trụy lạc trong phủ Chúa.

- Tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo đã dựng nên bức tranh phủ chúa với hiện thực cuộc sống vô cùng sinh động

- Tác giả đã lựa chọn khắc họa những chi tiết đặc sắc tạo nên cái thần của cảnh vật. Những chi tiết đắt giá ấy đã giúp cho người đọc hình dung ngay về hiện thực, nhân vật mà tác giả đang nói tới.

Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

 

Thất ngôn bát cú Đường luật

- Tự tình (bài II) nằm trong

- Chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương

- Chùm thơ Tự tình bộc lộ cảnh ngộ éo le ngang trái cùng những nỗi niềm buồn tủi cay đắng của thi sĩ

 

- Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời.

- Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung

 

- Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt

- Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương

- Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,...) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.

Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Thất ngôn bát cú đường luật

- Vị trí: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

- Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà

- Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống ở làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên thật sống động trong khung cảnh cao rộng, trong veo của bầu trời. Thiên nhiên đầy sức sống với cuộc sống thanh bình, yên ả - Đó cũng là khát khao muôn đời của những người trí giả yêu nước dương thời.

- Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại.

Thương vợ (Trần Tế Xương)

Thất ngôn bát cú

“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong số những bài thơ của Tú Xương viết về bà Tú.

- Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy. Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế Xương

- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú.

Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

 

Hát nói

Được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản.

- Qua thái độ Ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời.

- Đồng thời, bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình: tài năng, địa vị, phẩm chất - một con người toàn tài với những giá trị mà không phải ai cũng có được.

- Đây là tác phẩm được viết theo thể loại hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng, đặc biệt là tự do về vần, nhịp thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày

=> Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

 

Văn tế

Tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết nhân sự kiện ngày 16 - tháng 2 - năm 1861, tại đồn Cần Giuộc, do căm phẫn với sự ngang ngược, bạo tàn của thực dân Pháp nên các nghĩa sĩ nông dân đã cùng nhau nổi dậy tập kích phá đồn.

- Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì lịch sử "khổ nhục nhưng vĩ đại" của dân tộc trong cuộc đọ sức với kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp, một trong những đế chế quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

- Bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh của những con người ấy hiện lên với vẻ đẹp bi tráng - vừa mang nét bi thương nhưng không mất đi vẻ hùng dũng, gân guốc

- Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân

- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.

- Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

 

Thể hành (còn gọi là ca hành)

- Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ.

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

- Sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường của hầu hết những con người trong xã hội đương thời. Gần như ai cũng bị ràng buộc bởi vòng luẩn quẩn của danh lợi, của tiền tài, kể cả chính ông cũng buộc lòng phải theo đuổi.

- Niềm khao khát đến mãnh liệt được đổi mới cuộc sống, được phá tung nhưng rào cản, lễ giáo phong kiến trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. Qua đó, ta cũng thấy được khí phách hiên ngang của Cao Bá Quát - một con người có ý chí, có khát khao và hoài bão lớn.

- Tác giả sử dụng thể hành (thể thơ cổ), có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

- Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: Bãi cát dài, người say - tỉnh,...

- Sử dụng bút pháp đối lập nhuần nguyễn, sáng tạo trong việc dùng điển tích, điển cố

 

Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

 

Văn nghị luận cổ

Do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

- Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

 

- Là một áng văn nghị luận mẫu mực bởi ập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục, lời lẽ khiêm nhường, chân thành

- Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ

- Từ ngữ giàu sức gợi

Quảng cáo

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

Nhận diện và thực hành:

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.

a. Tính chung của ngôn ngữ

Bao gồm:

- Các âm (Nguyên âm, phụ âm ). 

VD: a, e, I, o, b, h, t…

- Các thanh (Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).

- Các tiếng (âm tiết). 

VD: chạy, đi, cây, con, xe…

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). 

Quảng cáo

VD: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…

b. Qui tắc chung, phương thức chung

- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.

- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.

→ Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.

2. Lời nói - sản phẩm của cá nhân

- Giọng nói cá nhân:

- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định – phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …

- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ…

- Việc tạo ra những từ mới.

- Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.

→ Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

Quảng cáo

3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được những lời nói của cá nhân khác.

+ Muốn tạo lời nói để biểu hiện và giao tiếp, mõi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung và vận dụng các quy tắc hoặc phương thức chung.

+ Khi nghe, đọc, cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, cá nhân cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội.

- Lời nói cá nhân là thực tế, sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

1. Phân tích đề là công việc trước tiên và không thể thiếu khi làm bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kỹ đề để xác định các yêu cầu của đề về:

- Nội dung luận đề.

- Thao tác lập luận chính và phụ.

- Phạm vi tư liệu cần minh hoạ và các quan hệ từ tạo liên kết các vế câu trong đề (nếu có).

2. Lập dàn bài là lập cái “sườn” cho một bài văn. Đây là một yêu cầu quan trong tạo nên thành công của bài viết.

Quá trình lập dàn bài cần theo một trình tự:

- Bước 1: Trên cơ sở của phần phân tích đề à xác định ý lớn (luận điểm).

- Bước 2: Từ hệ thống ý lớn à xác lập các ý nhỏ làm sáng tỏ cho ý lớn (luận cứ).

- Bước 3: Sắp xếp các luận điểm; luận cứ theo một trình tự lôgic ở mỗi phần bố cục của bài văn:

+ Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.

+ Thân bài: Triển khai nội dung nghị luận với các thao tác lập luận cơ bản.

+ Kết bài: Tóm lược vấn đề đã nghị luận g Đánh giá, mở rộng vấn đề.

Thao tác lập luận phân tích

- Mục đích của phân tích đề là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).

- Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực.

- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích: 

+ Xác định vấn đề cần phân tích.

+ Chia vấn đề thành những phần, khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

Thao tác lập luận so sánh

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

- Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

- Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

- Mục đích của thao tác lập luận so sánh: Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Tiến hành so sánh là nhằm tìm ra những nét giống và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét đánh giá chính xác về chúng.

- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.

2. Cách so sánh

- Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc

- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 11 (15 đề + ma trận)

Nhằm giúp các em học sinh đạt điểm cao trong kì thi, Vietjack xin gửi tặng quý phụ huynh và các em học Sinh 11 yêu quý Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I, môn Ngữ Văn và 15 đề thi minh họa để các em luyện tập. Chúc các em học tốt!

I. Mục tiêu đề thi giữa học kì 1, môn Ngữ văn lớp 11:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn hiện đại trước Cách mạng tháng 8

- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn hiện đại trước Cách mạng tháng 8

- Nắm được các yếu tố về nội dung, nghệ thuật (từ mức độ thấp đến mức độ cao)

- Biết cách đọc – hiểu một văn bản theo đặc trưng thể loại

- Nắm bắt thêm về các vấn đề xã hội từ đó có cách ứng xử đúng.

2. Kĩ năng: 

- Vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận

Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản

+ Năng lực đọc – hiểu văn bản thơ lãng mạn theo đặc điểm thể loại

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Khung năng lực:

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

– Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại

– Lí giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng hình tượng và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm

– Vận dụng hiểu biết về tác giả để phân tích lí giải nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

– So sánh các phương diện nội 

dung, nghệ thuật giữa các 

tác phẩm cùng đề tài hoặc thể 

loại; phong cách tác giả

– Nhận diện cách miêu tả, trình tự miêu tả.

– Hiểu được ảnh hưởng của cách viết đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm

– Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm

– Trình bày những kiến giải 

riêng, phát hiện sáng tạo về 

văn bản

– Nắm được nội dung của tác phẩm, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo

– Hiểu được mối liên hệ giữa các hình ảnh, sự kiện

– Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm

– Biết tự đọc và khám phá các 

giá trị của một văn bản mới 

cùng thể loại

– Nhận diện hệ thống các hình tượng chính trong tác phẩm

– Phân tích, lí giải về đặc điểm của hình tượng. Khái quát được nét tiêu biểu của hình tượng

– Trình bày cảm nhận về hình tượng, về tác phẩm

– Vận dụng tri thức đọc hiểu 

văn bản để kiến tạo những

 giá trị sống của cá nhân


II. Hình thức thi môn Văn kì I, lớp 11:

– Hình thức: Tự luận

III. Thiết lập ma trận đề thi môn Văn kì I, lớp 11:

Mức độ
Chủ đề

Biết

Hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu

– Nhận diện phương thức biểu đạt
 – Xác định các từ/cụm từ

– Hiểu được ý nghĩa câu nói/vấn đề đặt ra
 – Rút ra được thông điệp, lí giải phù hợp




Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ

1
0.5
5%

3
2.5
2.5%



4
3,0
30%

II. Nghị luận xã hội

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí



Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luậnvề một tư tưởng đạo lí



Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ



1
2,0
20%


1
2,0
20%

II. Nghị luận văn học

 




Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận văn học về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.




Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ




1
5,0
50%

1
5,0
50%

Tổng số câu
Tổng số điểm
 Tỉ lệ

1
0.5
5%

3
2.5
2.5%

1
2,0
20%

1
5,0
50%

7
10,0
100%



Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

 (Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, theo http://www.vnexpress.net, ngày 26/8/2011)

Câu 1: Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ (0,5 điểm)

Câu 2: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn? (0,75 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý? (0,75 điểm)

Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?(1,0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:  (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cách duy nhất đểthành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau để thấy được tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

( Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, Trang 146)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“ Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” (Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)

a. Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)

c. Tư thế “ Ghé chiếu” của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)

Câu 2. (7,0 điểm)

 Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay?

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.

... (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.

(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích và nêu tác dụng của thao tác lập luận đó.

Câu 3: Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rời vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu?

PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”

(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)

1) Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai ? (1,0 điểm)

2) Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan ? (1,0 điểm)

3) Chỉ ra và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần 1: Đọc - Hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 4: Đoạn thơ mang đến cho người đọ nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.

... (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.

(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích và nêu tác dụng của thao tác lập luận đó.

Câu 3: Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rời vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu?

PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Phần 1. Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta...

Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ...

Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,...

Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá...

Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình” ...

(Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên, Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Quan đoạn trích trên, anh/chị thấy phẩm chất cần có của thanh niên là gì? Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 dòng) trình bày ý kiến của mình.

Phần II: Làm văn (7.0 điểm)

Vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn văn sau:

Khá thương thay!

Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc -  Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

        Xuất hiện trong buổi giao lưu “Hiến tạng - hạnh phúc chính là cho đi”, với tư cách khách mời, chị Thùy Dương đến sớm. Gương mặt người phụ nữ trẻ bình thản, sẵn sàng cho một buổi chuyện trò dài về cô con gái nhỏ và nghĩa cử cao đẹp của cô bé.

       Hải An mới bẩy tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi   bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm não cầu lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho hai bệnh nhân. Có thể với những đứa trẻ khác, câu chuyện chết thì đi hiến xác vì có nhiều người cần của bà ngoại chỉ là câu chuyện nghe lúc đấy rồi quên nhưng Hải An không quên, cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng bởi nếu con được hiến đôi mắt, hiến trái tim của mình cho người khác, mẹ sẽ gặp lại con sau một hình hài khác, nhưng vẫn là con theo cách đặc biệt nhất.

        Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm   hứng mạnh mẽ. Ông Nguyễn Hữu Hoàng- giám đốc ngân hàng mắt bệnh viện mắt trung ương cho biết từ quyết định hiến giác mạc của Hải An đến nay đã có hơn 1300 đơn đăng ký. Ngay  cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng, rất   nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với  chị: em đã ăn chơi trác táng nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh em sẽ mang lại sự sống cho người khác.

        Cuộc sống luôn mang đến cho ta những điều kỳ diệu. Hiện tại dẫu buồn bã, bi đát đến đâu, chỉ cần vững tin yêu thương suy nghĩ tích cực thế nào bạn cũng sẽ vượt qua. Câu chuyện của chị Dương và bé Hải An như những chấm son, đẹp như đóa hoa tô điểm cho đời, như những ngôi sao lấp lánh trong đêm để người ta thêm tin vào điều kỳ diệu và tình yêu trong cuộc sống. Giác mạc của bé Hải An không chỉ đem đến ánh sáng  cho hai người mà trên hết  đó là tình yêu, là cảm hứng của sự tử tế được lan truyền đến mọi người xung quanh”

(Theo Kênh14 .vn ngày 31 tháng 3 năm 2018)

1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản (0,5 đ)

2. Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Anh/chị hiểu thế nào là “tận hiến”? (0,5đ)

3. Theo tác giả, câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người như thế nào? (1đ)

4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “hạnh phúc là cho đi”? Vì sao? (2đ)

II. Làm văn (6 điểm)

Anh/ chị hãy làm rõ vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong đoạn văn bản sau:

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa;

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;

Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;

Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay:

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;

Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;

Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi;

Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

"Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?" (Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)

Câu 3: Tư thế "Ghé chiếu" của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay?

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyện hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB giáo dục, Hà Nội, 1984)

Câu1: Chỉ ra hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong đoạn thơ trên. (1đ)

Câu 2: Nêu những đức tính cao đẹp của bà Tú? (1đ)

Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ? (1đ)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thương vợ

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng.

Eo dèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận.

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

(Thơ văn Trần Tế Xương)

Câu 1:Xác định thể thơ của bài thơ (0.5điểm) (nhận biết)

Câu 2:Giải thích nghĩa của các từ sau đây trong bài thơ: mom sông, eo sèo, duyên, nợ (1,0điểm) (thông hiểu)

Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu thơ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” (0,5 điểm) (thông hiểu)

Câu 4: Từ lời tự trách mình của ông Tú khi nhận thức được bản thân mình và sự vất vả của người vợ hiền - bà Tú, anh/chị viết đoạn văn từ 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ về vai trò trách nhiệm của người chồng và người vợ trong gia đình Việt Nam hiện nay. (2,0 điểm) (vận dụng)

II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Thí sinh chọn một trong hai phần, nếu chọn cả hai phần thì không được tính điểm

PHẦN A

Câu 5A:  (vận dụng cao)

Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 11 - Tập 1 - NXBGD)

PHẦN B

Câu 5B:  (vận dụng cao)

Cảm nhận của anh/chị về số phận của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Ngữ văn 11 - Tập 1 - NXBGD)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC HIỂU (4.0): 

Đọc hiểu văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.


Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.


Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

( Lưu Quang Vũ – Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, 2014, Tr.901)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5đ)

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một phép tu từ trong khổ 1. (0,5đ)

Câu 3. Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì? (1đ)

Câu 4. Theo anh chị tác giả gửi gắm thông điệp gì từ đoạn thơ trên? (trình bày bằng đoạn văn 12 – 15 dòng) (2đ)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

            Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 11 năm 2024 chọn lọc khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên