10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)
Với bộ 10 Đề thi Ngữ văn 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 11.
10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sở kiến hành Nguyễn Du Hữu phụ huề tam nhi |
Những điều trông thấy Nguyễn Du Có người đàn bà dắt ba đứa con |
Câu 1. Dòng nào cung cấp thông tin cơ bản về bài thơ Những điều trông thấy?
A. Bài thơ rút trong Thanh Hiên thi tập, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
B. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
C. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, thơ tự do.
D. Bài thơ rút trong Nam trung tạp ngâm, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
Câu 2. Đối tượng trữ tình chính của bài thơ là:
A. Những đứa bé con người ăn mày
B. Người mẹ với nỗi đau đứt ruột
C. Người mẹ và đàn con hành khất
D. Bữa tiệc dư thừa của quan lại
Câu 3. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì?
A. Đồng cảm, xót thương
B. Căm phẫn sự bất công phi lí
C. Lên án sự thờ ơ của người đời
D. Giễu những cảnh đời trái ngược
Câu 4. Những chi tiết nào không gợi cảnh ngộ khốn khổ của mẹ con người ăn mày?
A. Quần áo sao mà rách rưới
B. Qua trưa rồi chưa được ăn
C. Nước mắt chảy ròng trên áo
D. Làng khác mùa màng tốt hơn
Câu 5. Những từ ngữ nào diễn tả lòng thương cảm của nhà thơ?
A. Giá gạo không cao quá/ Không hối tiếc đã bỏ làng đi.
B. Không biết lòng mẹ đau/ Lòng mẹ đau ra sao?
C. Một người làm hết sức/ Không đủ nuôi bốn miệng ăn.
D. Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh.
Câu 6. Dòng thơ nào diễn tả nỗi hy sinh (vì con) của người mẹ?
A. Mẹ chết không thương tiếc
B. Vỗ về con càng thêm đứt ruột
C. Trong lòng đau xót lạ thường
D. Mặt trời vì thế phải vàng úa
Câu 7. Bốn câu thơ sau diễn tả điều gì?
Trong lòng đau xót lạ thường
Mặt trời vì thế phải vàng úa
Gió lạnh bỗng ào tới
Người đi đường cũng đau đớn làm
A. Nỗi lòng thương con của người mẹ nghèo
B. Nỗi lòng thương cảm người bất hạnh của đại thi hào Nguyễn Du
C. Lòng người và đất trời cùng đau xót trước cảnh đời bất hạnh
D. Thiên nhiên khắc nghiệt khiến lòng người đau đón hơn
Câu 8. Từ những điều trông thấy, tác giả mong muốn điều gì?
A. Có ai đó giúp đỡ mẹ con người ăn mày để tương lai họ sáng hơn
B. Đất trời thấu hiểu nỗi khổ của con người
C. Nhà vua biết sự phi lí ở đời (kẻ nghèo, người dư thừa)
D. Nhà vua hãy trừng phạt kẻ sống xa hoa
Câu 9 (1,0 điểm) Xác định những câu/ đoạn thơ chứa nghệ thuật đối lập và phân tích hiệu quả của chúng trong việc phản ánh hiện thực và thể hiện cảm xúc.
Câu 10 (1,0 điểm) Em thích khổ thơ/ dòng thơ/ hình ảnh thơ nào nhất? Chúng mang tới cho em cảm xúc, nhận thức mới mẻ hay làm sâu sắc hơn cảm xúc, nhận thức đã có?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Sở kiến hành của Nguyễn Du.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
B. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
C. Người mẹ và đàn con hành khất |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A. Đồng cảm, xót thương |
0,5 điểm |
Câu 4 |
D. Làng khác mùa màng tốt hơn |
0,5 điểm |
Câu 5 |
B. Không biết lòng mẹ đau/ Lòng mẹ đau ra sao? |
0,5 điểm |
Câu 6 |
A. Mẹ chết không thương tiếc |
0,5 điểm |
Câu 7 |
C. Lòng người và đất trời cùng đau xót trước cảnh đời bất hạnh |
0,5 điểm |
Câu 8 |
C. Nhà vua biết sự phi lí ở đời (kẻ nghèo, người dư thừa) |
0,5 điểm |
Câu 9 |
* Những câu/ đoạn thơ chứa nghệ thuật đối lập - Nước mắt chảy ròng ròng trên áo >< Lũ con vẫn vui cười - Qua trưa rồi chưa được ăn/ Áo quần sao mà rách rưới quá >< Gân hươu cùng vây cá/ Đầy bàn thịt heo, thịt dê/ Quan lớn không thèm đụng đũa/ Đám theo hầu chỉ nếm qua. - Một người làm hết sức/ Không đủ nuôi bốn miệng ăn >< Vứt bỏ không luyến tiếc/ Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon. * Hiệu quả: Phản ánh hiện thực và thể hiện cảm xúc: - Phản ánh hiện thực đối lập, ngang trái, bất công - Thể hiện cảm xúc: niềm thương cảm, nỗi phẫn uất trước bất công,… |
1,0 điểm |
Câu 10 |
- HS tự trả lời theo quan điểm cá nhân - Tham khảo gợi ý: chọn khổ thơ/ dòng thơ/ hình ảnh thơ độc đáo về hình thức, giàu cảm xúc (thể hiện cảnh ngộ thương tâm của mẹ con người ăn mày; nỗi lòng thương con của người mẹ; cảnh dư thừa phù phiếm của bọn quan lại… nỗi thương cảm của nhà thơ/ Giá trị nhân đạo…) mà em hiểu sâu sắc. - Từ đó xác định nội dung, cảm xúc, nhận thức (mới mẻ/ được cảm nhận sâu sắc hơn). |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn thuyết minh văn bản Sở kiến hành – Nguyễn Du. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài - Giới thiệu tác, tác phẩm. - Giới thiệu giá trị nổi bật của tác phẩm (nhân đạo). 2. Thân bài - Giới thiệu ngắn gọn về con người và sự nghiệp của tác giả - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm - Thuyết minh về đề tài, nội dung, cảm hứng chủ đạo (dùng yếu tố nghị luận, biểu cảm) - Nghệ thuật nổi bật của tác phẩm (Yếu tố tự sự; nghệ thuật trữ tình; nghệ thuật đối lập…) - Giá trị tư tưởng: Tấm lòng nhân đạo cao cả 3. Kết bài - Khẳng định giá trị giáo dục của tác phẩm - Tác động của tác phẩm tới nhận thức, cảm xúc của bản thân |
3,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
|
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)