200 Đề thi Địa Lí 11 năm 2024 (có đáp án)



Bộ 200 Đề thi Địa Lí 11 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 11.

Đề thi Địa Lí 11 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Địa 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Địa 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Địa 11 CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Địa Lí 11 Giữa kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Đề thi Địa Lí 11 Kết nối tri thức

Đề thi Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo

Đề thi Địa Lí 11 Cánh diều

Đề cương ôn tập Địa Lí 11

Đề cương Địa Lí 11 Kết nối tri thức

Đề cương Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo

Đề cương Địa Lí 11 Cánh diều




Lưu trữ: Đề thi Địa Lí 11 (sách cũ)

Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 11

Đề thi Học kì 1 Địa Lí 11

Đề thi Giữa kì 2 Địa Lí 11

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là:

   A. Ả-rập-xê-út.   B. Iran.   C. Thổ nhĩ kỳ.  D. Áp-ga-ni-xtan.

Câu 2:Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất khu vực Trung Á là:

   A. Mông Cổ.   B. Ca-dắc-xtan.  C. U-dơ-bê-ki-xtan.   D. Tuốc-mê-ni-xtan.

Câu 3:Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là:

   A. thảm thực vật bị thiêu đốt.     B. mực nước ngầm hạ thấp.

   C. suy giảm hệ sinh vật.     D. băng tan nhanh.

Câu 4:Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế:

   A. Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

   B. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu twu dịch vụ.

   C. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

   D. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

Câu 5:Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là:

   A. khai thác rừng bừa bãi.    B. nạn du canh du cư.

   C. lượng chất thải công nghiệp tăng.    D. săn bắt động vật quá mức.

Câu 6:Vùng phía Đông Hoa Kì có địa hình chủ yếu là:

   A. Đồng bằng phù sa sông, dãy núi già, độ cao trung bình.

   B. Đồng bằng ven biển, dãy núi già, độ cao trung bình.

   C. Gò đồi thấp, nhiều đồng bằng phù sa, đồng cỏ rộng.

   D. Đồng bằng ven biển chạy song song các dãy núi trẻ cao.

Câu 7:Dân cư Hoa Kì có xu hướng:

   A. Chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam, ven Thái Bình Dương.

   B. Chuyển từ các bang phía Nam, ven Thái Bình Dương đến các bang vùng Đông Bắc.

   C. Chuyển từ các bang phía Nam đến các bang phía Tây, ven Thái Bình Dương.

   D. Chuyển từ các bang vùng Đông Bắc, phía Nam đến các bang ven Thái Bình Dươmg.

Câu 8:Phân bố dân cư của Hoa Kì có đặc điểm:

   A. Người nhập cư phân bố ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người Anh điêng sống ở vùng hiểm trở miền Tây.

   B. Người Anh điêng phân bố ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người nhập cư sống ở vùng hiểm trở miền Tây.

   C. Người Anh điêng phân bố ở vùng ven biển, người nhập cư sống ở vùng nội địa.

   D. Người Anh điêng phân bố ở Alatca, Ha -oai; người nhập cư sống ở trung tâm Bắc Mĩ .

Quảng cáo

Phần tự luận

Câu 1:Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? (4 điểm)

Câu 2:Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định? (2 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1:

   SGK/33 – địa lí 11 cơ bản, dựa vào bảng: diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – năm 2005.

   Chọn: A.

Câu 2:

   SGK/33 – địa lí 11 cơ bản, dựa vào bảng: diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – năm 2005.

   Chọn: B.

Câu 3:

   Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là băng tan nhanh

   Chọn D.

Câu 4:

   Hệ quả của khu vực hóa kinh tế là

   - Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

   - Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

   - Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

   - Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước là hệ quả của toàn cầu hóa

   Chọn D

Câu 5:

   Nguyên nhân A, B, D → liên quan đến đa dạng sinh học.

   Lượng chất thải công nghiệp chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt.

   Chọn C.

Câu 6:

   Vùng phía Đông: Gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương. Dãy A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000m – 1500m, sườn thoải, với nhiều thung lung rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá, Quãng sắt với trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác. Nguồn thủy năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.

   Chọn: B.

Câu 7:

   Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. Người dân Hoa Kì chủ yếu sống trong các thành phố.

   Chọn: A.

Câu 8:

   Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh điêng bị dồn vào sinh sống ở vùng đồi núi hiểm trở phía tây.

   Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1:

   * Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế

   - Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học. Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hoá có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. (0,75 điểm)

   - Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 - 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thê' giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. (0,75 điểm)

   - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 199 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.... (0,5 điểm)

   - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết toàn cầu đã và đang mở ra trên toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sông kinh tế- xã hội của các quốc gia. (0,5 điểm)

   - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ti xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phôi nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh. Các công ti xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới. (0,5 điểm)

   * Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến những hệ quả

   - Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. (0,5 điểm)

   - Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. (0,5 điểm)

Câu 2:

   - Tình hình chính trị không ổn định. (0,5 điểm)

   - Sau khi giành được độc lập: cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài; các thế lực Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội; chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nền kinh tế còn phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. (1 điểm)

   - Quá trình cải cách kinh tế hiện nay ở nhiều nước đang vấp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ Latinh này. (0,5 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Trong các khu vực sau đây, khu vực nào có lượng dầu thô khai thác thấp nhưng lượng dầu thô tiêu dùng cao?

   A. Đông Á.

   B. Trung Á.

   C. Tây Nam Á.

   D. Đông Âu.

Câu 2. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là:

   A. hoạt động sản xuất công nghiệp.

   B. hoạt động sản xuất nông nghiệp.

   C. khai thác dầu khí trên biển.

   D. khai thác rừng qúa mức.

Câu 3. Nền kinh tế Hoa Kì vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới vào năm nào dưới đây?

   A. 1980.

   B. 1776.

   C. 1890.

   D. 1990.

Câu 4. Sản xuất công nghiệp Hoa Kì gồm những nhóm ngành nào sau đây?

   A. Công nghiệp chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp khai khoáng.

   B. Công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may, công nghiệp khai khoáng.

   C. Công nghiệp chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp điện.

   D. công nghiệp điện lực, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp thực phẩm.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp Hoa Kì?

   A. Giảm tỉ trọng công nghiệp luyện kim, điện tử.

   B. Giảm tỉ trọng công nghiệp gia công đồ nhựa, hàng không, vũ trụ.

   C. Tăng tỉ trọng công nghiệp hàng không, vũ trụ, điện tử.

   D. Tăng tỉ trọng công nghiệp điện tử, dệt, luyện kim.

Câu 6. Sản xuất công nghiệp Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

   A. Phía tây bắc (ngành CN hiện đại), vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN truyền thống).

   B. Phía bắc (ngành CN hiện đại), vùng phía Nam, ven Đại Tây Dương (ngành CN truyền thống).

   C. Vùng đông bắc (ngành CN hiện đại), vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN truyền thống).

   D. Vùng đông bắc (ngành CN truyền thống), vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN hiện đại).

Câu 7. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là:

   A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

   B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, dịch vụ và tiền vốn.

   C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

   D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Câu 8. Khi sử dụng đồng tiền chung EU gặp khó khăn nào?

   A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

   B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

   C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.

   D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Câu 9. Cho bảng số liệu:

   MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ

   HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Đề thi Học kì 1 Địa Lí 11 có đáp án (Đề 3)

   Để thể hiện số dân của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

   A. Biểu đồ tròn.

   B. Biểu đồ cột.

   C. Biểu đồ đường.

   D. Biểu đồ miền.

Câu 10. Biểu hiện của thành tựu công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:

   A. năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu.

   B. mạng Internet phát triển khắp nơi trên thế giới.

   C. vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến.

   D. công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống.

Câu 11. Đặc điểm ngành thương mại Hoa Kì là:

   A. Có giá trị nhập siêu

   B. Có giá trị xuất siêu.

   C. Dẫn đầu thế giới

   D. Chủ yếu phát triển trong nước

Câu 12. Vùng sản xuất nông nghiệp nào sau đây của Hoa Kì có diện tích lớn nhất?

   A. Vùng trồng ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá, chăn nuôi bò.

   B. Vùng trồng lúa gạo, cây ăn quả nhiệt đới, rau xanh.

   C. Vùng lâm nghiệp.

   D. Vùng trồng lúa mì, ngô, củ cải đường và chăn nuôi bò, lợn.

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm). Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải "tư duy toàn cầu, hành động địa phương"?

Câu 2:(2,5 điểm). Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?

Câu 3: (2,5 điểm). EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1.

   Đông Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác thấp (3414,8 nghìn thùng/ngày) nhưng lại có lượng dầu thô tiêu dùng cao hơn (14520,5 nghìn thùng/ngày). Các khu vực còn lại đều có lượng dầu thô khia thác cao hơn lượng dầu thô tiêu dùng.

   Chọn: A.

Câu 2.

   - Hoạt động sản xuất nông nghiệp → Ô nhiễm đất, nước

   - Khai thác dầu khí trên biển→ Ô nhiễm biển

   - Khai thác rừng qúa mức→ Suy giảm đa dạng sinh vật

   - Hoạt động sản xuất công nghiệp → Tạo ra nhiều khói bụi, khí thải, CO2 → Ô nhiễm không khí

   Chọn A.

Câu 3.

   Hoa Kì được tahfnh lập năm 1776, nền kinh tế Hoa Kì vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới vào năm 1890.

   Chọn: C.

Câu 4.

   Sản xuất công nghiệp Hoa Kì gồm: Công nghiệp chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp khai khoáng.

   Chọn: A.

Câu 5.

   Cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp Hoa Kì đang chuyển dịch theo hướng; Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa; tăng tỉ trọng các ngành: hàng không, vũ trụ, điện tử.

   Chọn: C.

Câu 6.

   Trước đây, sản xuất công nghiệp Hoa Kì tập trung chủ yếu ở: Vùng đông bắc ngành CN truyền thống. Hiện nay, mở rộng xuống phía Nam và ven TBD với các ngành CN hiện đại.

   Chọn: D.

Câu 7.

   Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, dịch vụ và tiền vốn.

   Chọn: B.

Câu 8.

   SGK/52, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: D.

Câu 9.

   Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài -> Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số dân của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2005.

   Chọn: B.

Câu 10.

   - Năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu. → Công nghệ năng lượng

   - Vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến. → Công nghệ vật liệu

   - Công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống. → Công nghệ sinh học

   Chọn B.

Câu 11.

   SGK/41, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: A.

Câu 12.

   SGK/44, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Phần tự luận

Câu 1.

   - Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì tất cả mọi thứ trong tự nhiên tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí. (1 điểm)

   - Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau. (1 điểm)

Câu 2.

   - Do tự nhiên của Hoa Kì phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi. (Ví dụ: ở phía Bắc là các nông sản ôn đới, ở phía Nam là các nông sản cận nhiệt đới, ở phía Đồng là các nông sản ưa ẩm, ở phía Tây là loại nông sản chịu hạn). (1 điểm)

   - Thị trường rộng lớn của nông nghiệp Hoa Kì. (0,5 điểm)

   - Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ trên cùng một lãnh thổ. (1 điểm)

Câu 3.

   - Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới. (0,75 điểm)

   - Các nước EU đã thành lập Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đã đưa lên quỹ đạo hơn 1200 vệ tinh nhân tạo. (1 điểm)

   - Các nước EU đã hợp tác với nhau trong việc hoàn thành đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa. (0,75 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là:

   A. vùng Trung ương.

   B. vùng Trung tâm đất đen.

   C. vùng Uran.

   D. vùng Viễn Đông.

Câu 2. Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là:

   A. vùng Trung ương.

   B. vùng Trung tâm đất đen.

   C. vùng U-ran.

   D. vùng Viễn Đông.

Câu 3. Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là:

   A. công nghiệp chế tạo.

   B. sản xuất điện tử.

   C. dệt may- da giày.

   D. chế biến thực phẩm.

Câu 4. Ngành dệt ở Nhật Bản được khởi nguồn từ thế kỉ bao nhiêu?

   A. Thế kỉ XVII.

   B. Thế kỉ XVIII.

   C. Thế kỉ XIX.

   D. Thế kỉ XX.

Câu 5. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:

   A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.

   B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Xen-đai.

   C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.

   D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Mu-rô-ran.

Câu 6. Nông sản nào sau đây của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới?

   A. Lạc và mía.

   B. Bông và thịt bò.

   C. Bông và thịt lợn.

   D. Thịt cừu và mía.

Câu 7. Quan hệ hợp tác Việt – Trung hợp tác trên phương châm nào?

   A. Sơn thủy, tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.

   B. Láng giềng đoàn kết, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

   C. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

   D. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.

Câu 8. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung chủ yếu ở:

   A. Hải đảo và vùng núi.

   B. Vùng núi và biên giới.

   C. Sơn nguyên Tây Tạng.

   D. Biên giới và hải đảo.

Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?

Câu 2 (3 điểm). Trình bày những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên miền Đông Trung Quốc?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1.

   Vùng kinh tế U-ran là vùng giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên) nhưng ngành nông nghiệp còn hạn chế do điều kiện tự nhiên khó khăn, chủ yếu địa hình núi cao.

   Chọn: C.

Câu 2.

   Vùng Viễn Đông là vùng giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu. cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. Đây là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

   Chọn: D.

Câu 3.

   SGK/79, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: A.

Câu 4.

   SGK/79, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Câu 5.

   SGK/80, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: A.

Câu 6.

   Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản phẩm phụ của nông nghiệp nhiều nên bông và thịt lợn là sản phẩm của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới.

   Chọn: C.

Câu 7.

   SGK/95, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Câu 8.

   Do tập quán sinh hoạt và canh tác nên Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung ở vùng núi và biên giới.

   Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 1. * Thuận lợi - Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. (0,75 điểm) - Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, đầu tư cho giáo dục là động lực cho phát triển kinh tế. (1 điểm) * Khó khăn - Dân số giá gây thiếu nguồn lao động trong tương lai. (0,5 điểm) - Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,...) (0,75 điểm)

Câu 2. * Thuận lợi: - Nông nghiệp: Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. (1,5 điểm) - Công nghiệp: Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp. (1 điểm) * Khó khăn: Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. (0,5 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn với Liên Bang Nga?

   A. Các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu diễn ra ở vùng Xibia vì tài nguyên giàu có, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và có vùng biển rộng.

   B. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía nam vùng đồng bằng Đông Âu và cùng biển Viễn Đông vì giàu tài nguyên và giao thông thuận lợi.

   C. Quy mô dân số ngày càng giảm, cơ cấu dân số già, mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 1 người/km2), tỉ lệ biết chữ xấp xỉ 100%.

   D. Dẫn đầu thế giới về diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng lá kim, tài nguyên khoáng sản, số múi giờ và tài nguyên đất nông nghiệp.

Câu 2. Cho đến hiện nay, Liên Bang Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế giới về:

   A. công nghiệp dệt, may.

   B. cơ khí, chế tạo máy

   C. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.

   D. điện tử - tin học

Câu 3. Cho bảng số liệu:

   GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11 có đáp án (Đề 3)

   Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

   A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.

   B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc có xu hướng giảm.

   C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc luôn ổn định.

   D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng.

Câu 4. Dân tộc nào ở Trung Quốc chiếm đại đa số?

   A. Hán.

   B. Choang.

   C. Tạng.

   D. Hồi.

Câu 5. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là:

   A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.

   B. Không còn tình trạng đói nghèo.

   C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

   D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao thế giới.

Câu 6. Tên các đồng bằng lớn ở Trung Quốc theo thứ tự lần lượt từ Nam lên Bắc là:

   A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

   B. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc.

   C. Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc.

   D. Hoa Trung, Hoa Nam, Hoa Bắc, Đông Bắc.

Câu 7. Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về

   A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.

   B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.

   C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.

   D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.

Câu 8. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

   A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

   B. Núi và cao nguyên.

   C. Các thung lũng rộng.

   D. Đồi, núi và núi lửa.

Câu 9. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm:

   A. 1967.

   B. 1984.

   C. 1995.

   D. 1997.

Câu 10. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:

   A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

   B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

   C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

   D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

   A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

   B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

   C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

   D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Câu 12. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là:

   A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

   B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

   C. Hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

   D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Trình bày nền kinh tế của Nhật Bản trước năm 1973?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1.

   SGK/64 – 65, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Câu 2.

   Liên Bang Nga luôn là cường quốc công nghiệp vũ trụ, nguyên tử cả trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai.

   Chọn: C.

Câu 3.

   Dựa vào bảng số liệu, rút ra những nhận xét sau:

   - GDP của Trung Quốc và Thế giới có sự biến động qua các năm.

   - GDP của Trung Quốc ngày càng tăng cả về qui mô và tỉ trọng.

   - GDP của thế giới tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 62150 tỉ USD.

   Chọn: D.

Câu 4.

   Dân tộc Hán chiếm 90% dân số Trung Quốc

   Chọn: A.

Câu 5.

   Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. Tăng khoảng 5 lần trong 20 năm.

   Chọn: A.

Câu 6.

   SGK/87, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Câu 7.

   Ở nông thôn ngành nông nghiệp phát triển tạo ra nguồn cật liệu sẵn có để phát triển công nghiệp. Đây là khu vực tập trung đông dân cư nên có nguồn lao động dồi dào.

   Chọn: A.

Câu 8.

   SGK/99, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: D.

Câu 9.

   SGK/106, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Câu 10.

   SGK/106, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: A.

Câu 11.

   SGK/107, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: D.

Câu 12.

   SGK/107, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 1 * Tình hình: - Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế suy sụp nghiêm trọng. (0,5 điểm) - 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh. (0,5 điểm) - 1955-1973: phát triển tốc độ cao. (0,5 điểm) * Nguyên nhân: - Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật. (0,5 điểm) - Tập trung vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. (0,5 điểm) - Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công. (0,5 điểm)

Câu 2. Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng. * Trồng lúa nước - Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. (0,5 điểm) - Sản lượng lúa không ngừng tăng: từ 103 triệu tấn (1985) → 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là Inđônêxia (53,1 triệu tấn). (0,5 điểm) - Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. (0,5 điểm) - Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực (về vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển). (0,5 điểm) * Trồng cây công nghiệp (1 điểm) - Cao su trồng nhiều ở Thái Lan, Inđônêixia, Malaixia và Việt Nam - Cà phê và hồ tiêu trồng ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan. - Cây lấy dầu, lấy sợi. - Sản phẩm cây công nghiệp: xuất khẩu thu ngoại tệ. - Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực. * Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản (1 điểm) - Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng đàn gia súc khá lớn. - Trâu bò: Mianma, Inđônêxia. Thái Lan và Việt Nam. - Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia. - Gia cầm: chăn nuôi nhiều. - Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản: là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển do có lợi thế về sông, biển.

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Địa Lí 11 năm 2024 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lưu trữ: Bộ đề thi Địa Lí 11 cũ

Xem thêm các đề thi các môn học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên