Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: 15 phút
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Lãnh thổ Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài khoảng:
A. 8300 km.
B. 3800 km.
C. 830 km.
D. 380 km.
Câu 2. Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên nhỏ nhất ở Nhật Bản?
A. Hôcaiđô.
B. Hônsu.
C. Kiuxiu.
D. Xicôcư.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Nhật Bản?
A. Có vai trò thứ yếu trong kinh tế.
B. Diện tích đất nông nghiệp ít.
C. Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại.
D. Chăn nuôi còn kém phát triển.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hô-cai-đô là
A. tập trung các ngành công nghiệp rất lớn
B. kinh tế phát triển nhất trong các vùng
C. rừng bao phủ phần lớn diện tích của vùng
D. diện tích rộng nhất, dân số đông nhất
Câu 5. Nguyên nhân khiến diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm là
A. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang chăn nuôi.
B. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây công nghiệp.
C. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang đất ở.
D. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây khác.
Câu 6. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D.Thái Lan.
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do:
A. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
D. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
Câu 8. Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào sau đây trong quá trình cải cách nông nghiệp?
A. Sử dụng các công nghệ sản xuất mới.
C. Tập trung vào tăng thuế nông nghiệp.
B. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi lớn.
Câu 9. Các biện pháp phát triển nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhằm tạo điều kiện khai khác tiền năng nào sau đây?
A. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn
B. Nguồn vốn và sức lao động của dân cư
C. Sức lao động của người dân và thị trường
D. Lao động và tài nguyên thiên nhiên
Câu 10. Cho bảng số liệu:
GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tì USD)
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2010 |
2015 |
Trung Quốc |
239 |
697,6 |
1649,3 |
6040 |
10866 |
Thế giới |
12360 |
29357,4 |
40887,8 |
65468 |
73434 |
Biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình GDP của Trung Quốc và thế giới qua các năm là:
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ kết hợp
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
Nhật Bản nằm trên quần đảo Nhật Bản, bao gồm 4 đảo lớn và hàng ngàn đào nhỏ như hình vòng cung kéo dài 3800km.
Chọn: B.
Câu 2.
Diện tích các đảo ở Nhật Bản theo thứ tự giảm dần là: Hônsu (225.800 km2) - Hôcaiđô (78.719 km2) - Kiuxiu (37.437 km2) - Xicôcư (18.545 km2).
Chọn: D.
Câu 3.
SGK/81, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: D.
Câu 4.
SGK/83, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 5.
SGK/81, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: D.
Câu 6.
Thái Lan vùng biên giới phía bắc giáp Mi-an-ma và Lào. Thái Lan không tiếp giáp với Trung Quốc.
Chọn: D.
Câu 7.
Do thực hiện chính sách dân sô một con triệt để nên tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm.
Chọn: A.
Câu 8.
SGK/95, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 9.
SGK/95, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: D.
Câu 10.
Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài -> Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình GDP của Trung Quốc và thế giới, giai đoạn 1985 – 2015.
Chọn: B.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?
A. Có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
B. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia.
C. Có thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
D. Gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
Câu 2. Vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga là:
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng U-ran.
D. vùng Viễn Đông.
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
A. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,…
B. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
C. Chuyển sang trồng các loại cây khác.
D. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
Câu 4. Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?
A. Tàu biển.
B. Ô tô.
C. Rôbôt.
D. Xe gắn máy.
Câu 5. Nhật Bản đứng thứ bao nhiêu thế giới về vi mạch và chất bán dẫn?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư
Câu 6. Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là:
A. núi cao, hoang mạc.
B. sơn nguyên, rừng.
C. núi cao, sơn nguyên.
D. rừng, đồng cỏ.
Câu 7. Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua:
A. sự đa dạng của địa hình và khí hậu.
B. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản.
C. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
D. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam.
Câu 8. Hướng nghiêng chính của địa hình Trung Quốc?
A. Tây- Đông.
B. Bắc- Nam.
C. Đông- Tây.
D. Nam- Bắc.
Phần tự luận
Câu 1 (4 điểm). Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên nhật bản đối với phát triển kinh tế?
Câu 2 (2 điểm). Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
SGK/70, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 2.
Vùng kinh tế Trung ương là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mát-xcơ-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước.
Chọn: A.
Câu 3.
SGK/81, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 4.
Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử.
Chọn: C.
Câu 5.
SGK/79, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Câu 6.
Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc. Ví dụ: dãy Côn Luân, Dãy Himalaya, dãy Thiên Sơn; các hoang mạc như hoang mạc Tacla Macan.
Chọn: A.
Câu 7.
Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua: sự khác biệt (phân hóa) giữa miền Đông và miền Tây về địa hình, khí hậu, khoáng sản, sinh vật, sông ngòi.
Chọn: C.
Câu 8.
Địa hình Trung Quốc cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.
Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 1.
* Thuận lợi
- Gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. (0,5 điểm)
- Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0,5 điểm)
- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ. (0,25 điểm)
- Sông ngòi có giá trị thủy điện. (0,25 điểm)
- Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng, phát triển nền nông nghiệp đa dạng. (0,5 điểm)
* Khó khăn
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, thiếu đất trồng trọt. (0,5 điểm)
- Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. (0,5 điểm)
- Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần. (0,5 điểm)
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước. (0,5 điểm)
Câu 2.
* Nhận xét:
- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)
- Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)
- Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)
* Giải thích:
- Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)
- Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: 15 phút
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung:
A. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai.
B. mỗi gia đình chỉ có 2 con.
C. mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con.
D. mỗi gia đình chỉ có 1 con.
Câu 2. Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc?
A. Điện tử
B. Hóa dầu
C. Luyện kim
D. Chế tạo máy
Câu 3. Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về an toàn vào năm nào?
A. 2004
B. 2001
C. 2002
D. 2003
Câu 4.Đây không phải là tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc?
A. Khoáng sản.
B. Rừng.
C. Đồng cỏ.
D. Đất.
Câu 5. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
A. các nước chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.
C. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
D. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
Câu 6. Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về
A. phong tục, tập quán và văn hóa.
B. trình độ phát triển kinh tế.
C. tài nguyên khoáng sản.
D. dân số và lực lượng lao động.
Câu 7. Khu vực Đông Nam Á bao gồm:
A. 12 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 21 quốc gia.
Câu 8. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 9. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu:
A. Xích đạo.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 10. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
B. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
C. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số triệt để với nội dun: mỗi gia đình chỉ có 1 con và gây nên tình trạng mất giới tính trầm trọng.
Chọn: D.
Câu 2.
SGK/92, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Câu 3.
SGK/94, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: D.
Câu 4.
Do có độ cao lớn nên đất khó khai thác để phát triển kinh tế trừ trồng rừng nên đất không phải là tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc.
Chọn: D.
Câu 5.
Các nước Đông Nam Á có nhiều lợi thế về biển, đặc biệt là thủy – hải sản nhưng do phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ nên các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản.
Chọn: D.
Câu 6.
Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về phong tục, tập quán, văn hóa,…
Chọn: A.
Câu 7.
SGK/106, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 8.
SGK/98, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 9.
SGK/99, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: D.
Câu 10.
SGK/99, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: A.
Xem thêm các đề thi Địa Lí 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: