Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp
Với tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.
Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp
I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
1. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng.
- Nguyên nhân: do nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác các nguồn lực của nền kinh tế, tạo tích lũy và sức cạnh tranh. Ngược lại nhóm ngành công nghiệp khai khoáng giảm dần cho nguồn tài nguyên có hạn cần quản lí và khai thác chặt chẽ hơn.
2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhanh và liên tục từ 20,9% (2010) xuống chỉ còn 6,5% (2021).
+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng tỉ trọng, từ 27,7% (2010) lên 34,4% (2021).
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng, từ 51,4% (2010) lên 59,1% (2021).
- Có sự chuyển dịch trên để phù hợp với mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế.
3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
- Phân bố công nghiệp theo không gian có sự chuyển dịch:
+ Phân bố công nghiệp ưu tiên phát triển tại các vùng có lợi thế về vị trí địa lí, giao thông, tài nguyên, lao động,… có khả năng trở thành động lực tăng trưởng.
+ Mở rộng không gian phát triển công nghiệp để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại vùng đồng bằng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
+ Phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, khu công nghệ cao để thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí hiện đại.
+ Hình thành và phát triển các cụm liên kết công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên, nhóm sản phẩm chuyên môn hóa. Tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao.
- Sự chuyển dịch trên phù hợp với chuyển dịch cơ cấu theo ngành và chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.
II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Công nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên
a) Công nghiệp khai thác than
- Nước ta có trữ lượng than khá lớn, tập trung ở bể than Đông Bắc.
- Than có nhiều loại: than an-tra-xit (3,5 tỉ tấn), than nâu (210 tỉ tấn), than bùn (vài trăm triệu tấn), than mỡ,…
- Than được khai thác từ thời Pháp thuộc, phát triển mạnh từ sau 2005 đến nay.
- 2021 sản lượng than cả nước đạt 48,3 triệu tấn, khai thác nhiều nhất ở Quảng Ninh.
- Ngành này đang thực hiện đổi mới máy móc, công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất tài nguyên và bảo vệ môi trường.
b) Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên
- Trữ lượng dầu thô và khí tự nhiên ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Tập trung ở các bể trầm tích trên vùng biển và thềm lục địa, trong đó có 4 bể có trữ lượng đáng kể: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Ma-lay – Thổ Chu và Sông Hồng.
- Hoạt động khai thác bắt đầu từ thế kỉ XX tại mỏ Bạch Hổ, dần mở rộng sang các mỏ khác như Đại Hùng, Rạng Đông (dầu thô); Lan Tây, Lan Đỏ (khí tự nhiên).
- Đạt được nhiều thành tựu, sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng nhanh trong những thập kỉ trước. Ngành công nghiệp lọc hóa dầu phát triển với nhiều nhà máy: Nghi Sơn, Dung Quất, Long Sơn.
- Khai thác chủ yếu ở vùng biển Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Việc khai thác dầu thô đã được mở rộng, liên doanh với những dự án khai thác ở nước ngoài: Ma-lai-xi-a, Liên Bang Nga, An-giê-ri, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la nhưng sản lượng khai thác nhỏ.
- Xu hướng phát triển áp dụng quy trình công nghệ hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến nhằm tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu quả và giá trị sử dụng các sản phẩm dầu thô và khí tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ ảnh ưởng xấu đến môi trường.
2. Công nghiệp sản xuất điện
- Nước ta có nguồn năng lượng để sản xuất điện phong phú, đa dạng gồm thủy điện, năng lượng hóa thạch, năng lượng tái tạo.
- Phát triển tương đối sớm, giá trị sản xuất và sản lượng điện tăng liên tục, cơ cấu sản lượng điện có sự thay đổi theo hướng tăng nhanh nguồn điện năng lượng tái tạo và giảm nguồn điện từ thủy điện.
- Về nhiệt điện có các nhà máy nhiệt điện than như: Quảng Ninh, Vĩnh Tân, Duyên Hải; các nhà máy nhiệt điện khí như: Phú Mỹ, Cà Mau,…
- Về thủy điện có các nhà máy thủy điện như: Sơn La, Lai Châu,…
- Điện gió, điện mặt trời được đẩy mạnh và phát triển ở nhiều vùng (Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên).
- Mạng lưới điện quốc gia được hình thành và phát triển, khắc phục sự mất cân đối về nguồn điện giữa các vùng, cải thiện chất lượng điện áp, tính đến nay tổng chiều dài đường dây 500 KV Bắc – Nam là 9008 km.
- Xu hướng tiếp tục phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo và thủy điện, đổi mới công nghệ của nhiều nhà máy điện đang vận hành, kiểm soát khí thải nhà kính, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
3. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính
- Có vị trí then chốt và phát triển nhanh nhờ nguồn lao động trẻ, có chuyên môn; chính sách ưu tiên phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành tựu cuộc CM công nghiệp lần thứ 4, ứng dụng công nghệ hiện đại.
- Giá trị sản xuất tăng nhanh, tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (đứng đầu và chiếm 25,3% năm 2021); Từ 2015 đến nay các sản phẩm của ngành luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong trị giá xuất khẩu ở nước ta (chiếm 32,2% năm 2021).
- Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Định hướng phát triển ưu tiên sản xuất sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện, phát triển phần mềm, điện tử y tế,…
4. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống
- Phát triển lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, các sản phẩm của nông nghiệp và thủy sản, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
- Giá trị sản xuất tăng liên tục, tỉ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm dần (chiếm 12,6% năm 2021). Cơ cấu ngành đa dạng: xay xát gạo; sản xuất thực phẩm; chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa; chế biến thủy sản; sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất nước tinh khiết, rượu, bia,… Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, sở hữu nhiều thương hiệu lớn, có uy tín và khả năng cạnh tranh cao.
- Phân bố tương đối rộng rãi, tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Định hướng phát triển khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn, ưu tiên chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ lực có khả năng cạnh tranh cao, xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng cho nông nghiệp và thủy sản nước ta.
5. Công nghiệp dệt, may và giày, dép
- Là ngành công nghiệp thế mạnh và truyền thống, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Giá trị sản xuất, tỉ trọng ngày càng tăng (đứng thứ 2 sau 11,2% - 2021). Các sản phẩm ngành đa dạng, khối lượng sản phẩm tăng liên tục. Nhiều thương hiệu dệ, may trang phục, giày, dép đã tạo dựng được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước.
- Phân bố rộng rãi khắp cả nước, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- Định hướng phát triển: ưu tiên tập trung vào thiết kế mẫu mã, chủ động sản xuất nguyên phụ liệu trong nước; đẩy mạnh khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống, thúc đẩy các thị trường tiềm năng.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải SBT Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều