Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Với tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.
Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
I. KHÁI QUÁT
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lí: giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng; gắn với phần lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; giáp Lào.
- Phạm vi lãnh thổ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên 51,2 nghìn km2, có vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, có huyện đảo Cồn Cỏ.
2. Dân số
- Năm 2021 dân số khoảng 11,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,93%. Cơ cấu nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 15,2%, nhóm tuổi từ 15-64 tuổi chiếm 65,4%, nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,4%.
- Mật độ dân số trung bình 218 người/km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 25%.
- Có nhiều dân tộc sinh sống, truyền thống lao động cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, chinh phục và thích ứng với thiên nhiên.
II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
a) Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, phân hóa nhiều dạng địa hình, từ tây sang đông là: đồi núi – dải đồng bằng ven biển – vùng biển đảo và thềm lục địa => hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Khu vực đồi núi có đất fe-ra-lit khá màu mỡ => phát triển lâm nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn; đồng bằng ven biển có đất cát pha => phát triển cây công nghiệp hàng năm.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh phân hóa theo độ cao địa hình => đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Có một số sông (Mã, Chu, Cả) => phát triển thủy lợi, giao thông vận tải; nguồn nước khoáng => phát triển du lịch và công nghiệp sản xuất đồ uống.
- Diện tích rừng lớn chủ yếu là rừng tự nhiên, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển; trong rừng nhiều loại gỗ quý và nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị => phát triển lâm nghiệp: lâm sinh, bảo vệ rừng và khai thác rừng trồng.
- Vùng biển rộng, tài nguyên phong phủ, nguồn lợi thủy sản dồi dào,nhiều bãi cá, bãi tôm lớn; bờ biểu khúc khuỷu, nhiều đảo và bán đảo, đầm phá => tạo thế mạnh phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản.
b) Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:
- Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, lao động cần cù nhiều kinh nghiệm => phát triển các ngành kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được đầu tư xây dựng: hệ thống giao thông vận tải, cảng biển, khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp => tạo sức hút đầu tư lớn.
- Khoa học – công nghệ ngày càng hiện đại áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, nổi bật trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
c) Hạn chế:
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,… biến đổi khí hậu => tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống người dân.
- Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội.
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
1. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng, hiện nay đã chú trọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu thị trường, năm 2021 giá trị sản xuất chiếm 74,5% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
a) Trồng trọt:
- Cơ cấu cây trồng đa dạng
+ Cây lương thực: lúa chiếm 85,9% diện tích trồng ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Cây công nghiệp: cây công nghiệp hàng năm quan trọng nhất là lạc (Nghệ An, Hà Tĩnh), mía (Thanh Hóa, Nghệ An). Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cao su (Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị).
+ Cây ăn quả: cam là cây ăn quả nổi bật, ngoài ra còn có bưởi, dứa, nhãn (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
b) Chăn nuôi:
- Chăn nuôi gia súc: đàn trâu chiếm hơn 25% và đàn bò chiếm 17,5%, chăn nuôi lợn ở tất cả các tỉnh.
- Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt, số gia cầm chiếm hơn 14,5% cả nước, mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại chiếm ưu thế.
2. Lâm nghiệp
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 6,8% cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trồng rừng và bảo vệ rừng chiếm vị trí quan trọng nền kinh tế.
+ Khai thác gỗ và lâm sản: sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng (chiếm 26% cả nước), ngoài gỗ còn có sản phẩm khác: củi, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ,… được khai thác và đem lại thập đáng kể cho các hộ dân.
+ Trồng và chăm sóc rừng: trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ, tái sinh rừng được đẩy mạnh, do đó diện tích rừng trồng liên tục tăng.
- Diện tích rừng trồng chiếm hơn 20% cả nước, vùng ven biển còn có rừng ngập mặn được trồng mới và bảo vệ nghiêm ngặt.
- Việc bảo vệ, trồng rừng và phát triển vốn rừng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa nguồn nước, ứng phó với lũ đột ngột trên sông. Vùng ven biển, rừng có tác dụng chắn gió, bão, hạn chế xâm thực bờ biển, ngăn cát bay, cát chảy vào đồng ruộng và khu dân cư.
3. Thủy sản
- Đang dần trở thành kinh tế mũi nhọn, năm 2021 giá trị sản xuất thủy sản chiếm 18,7% giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của vùng.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 6% diện tích nuôi trồng cả nước, chủ yếu các bãi triều, mặt nước ao hồ, nước lợ, đầm phá nước ngọt. Cá, tôm được nuôi chủ yếu bằng các mô hình thâm canh, bán thâm canh, ngoài ra còn nuôi một số loài đặc sản giá trị kinh tế cao.
- Khai thác thủy sản có sản lượng tăng lên, 2021 chiếm hơn 10% sản lượng cả nước, chủ yếu đánh bắt thủy sản.
- Đánh bắt thủy sản xa bờ được đẩy mạnh bằng việc thay đổi trang thiết bị công nghệ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải SBT Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều