Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.
Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I. Ý NGHĨA CỦA SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững:
- Phát triển nền kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lí các nguồn lực nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững.
- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào khoa học – công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo.
- Tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được thể hiện rõ nhất ở sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ kinh tế và cơ cấu lao động xã hội.
- Cơ cấu ngành kinh tế: các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. GDP tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển.
- Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế động lực. Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch; xây dựng các khu công nghiệp tập trung, vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản; hình thành vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, từ đó tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
- Phát triển bền vững: bảo vệ môi trường trong phát triển các ngành kinh tế và quy hoạch lãnh thổ.
III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH, THEO LÃNH THỔ VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
- Trong những năm qua cơ cấu GDP nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng tăng tỉ trọng GDP các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản.
+ Tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 11% năm 2010 xuống còn 8,7% năm 2021.
+ Tỉ trọng GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 33% năm 2010 lên 37,5% năm 2021.
+ Tỉ trọng GDP ngành dịch vụ tăng từ 40,6% năm 2010 lên 41,2% năm 2021.
- Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta là do xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế và 4 vùng kinh tế trọng điểm; phát triển 4 vùng động lực, các cực tăng trưởng quốc gia là các đầu tàu lôi kéo sự phát triển cả nước. Xây dựng các trung tâm kinh tế, chính sách phát triển khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
- Tổ chức không gian các ngành kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại. Trong nông nghiệp hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực. Trong công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong dịch vụ đã hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch cấp quốc gia và vùng; các trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng mang tầm khu vực và thế giới.
- Nguyên nhân: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là nhằm phát huy lợi thế của các vùng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí, tạo không gian phát triển mới.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần
a) Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ và được thể hiện ở sự thay đổi về tỉ trọng của các thành phần kinh tế trong đóng góp vào GDP của cả nước.
+ Kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, giảm từ 29,3% (2010) xuống còn 21,2% (2021).
+ Kinh tế ngoài Nhà nước tăng tỉ trọng, tăng từ 43% (2010) lên 50% năm 2021.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng, từ 15,2% (2010) lên 20% năm 2021.
- Nguyên nhân: sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là tích cực và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Vai trò của các thành phần kinh tế
- Kinh tế Nhà nước: là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng và điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục các điểm yếu của cơ chế thị trường. Đây là thành phần kinh tế quan trọng, chủ chốt của nền kinh tế nước ta. Ví dụ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Kinh tế ngoài Nhà nước:
+ Kinh tế tập thể, hợp tác xã: có vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên, liên kết phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Ví dụ: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
+ Kinh tế tư nhân: là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, được tạo mọi điều kiện để phát triển, được hỗ trợ đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng suất lao động; được khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh, có sức cạnh tranh cao. Ví dụ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lí hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Ví dụ: Panasonic Industrial Devices Vietnam.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải SBT Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều