Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030

Giải Địa 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - Kết nối tri thức

Vận dụng trang 171 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quảng cáo

Lời giải:

Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” khẳng định vị trí, tầm quan trọng trong phát triển kinh tế biển, đồng thời xác định nhiệm vụ đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, có sự phát triển bền vững, thịnh vượng, bảo đảm an ninh, an toàn nền kinh tế biển; trong đó, xác định đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển có đóng góp vào GDP cả nước đạt khoảng 10%; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước; các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát khai thác tài nguyên biển gắn với bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển,...

Kết quả đạt được:

- Sau khoảng 4 năm thực hiện chiến lược, hệ thống nuôi trồng và khai thác hải sản, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới có bước phát triển.

- Phát triển kinh tế biển dựa trên những chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo tiêu chuẩn quốc tế được coi trọng.

- Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế trong phát triển.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển

Một số khó khăn, hạn chế:

- Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa bắt kịp, đón đầu những yêu cầu trong bối cảnh mới.

- Nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Công tác quản lý nhà nước ở vùng biển gặp nhiều khó khăn, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển:

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong toàn xã hội về phát triển kinh tế biển bền vững.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các bộ, ngành có liên quan chủ trì, phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra, đánh giá tổng thể và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về xây dựng kinh tế biển, đảo.

- Bảo đảm nguồn lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, xác định lại các chiến lược sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút các nguồn vốn khác trong nước và quốc tế.

- Tăng cường vai trò điều phối trong tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36-NQ/TW trên quy mô toàn quốc.

Quảng cáo

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên