Địa lí lớp 6 Cánh diều Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
Giải Địa lí lớp 6 Cánh diều Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
Video Giải Địa lí 6 Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa - sách Cánh diều - Cô Nguyễn Thị Minh Huế (Giáo viên VietJack)
Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 16.
Câu hỏi trang 162 Địa Lí lớp 6: Đọc hình 16.1, hãy:
a. So sánh nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm: Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh
b. Nhận xét về nhiệt độ trung bình tháng 1 của nước ta.
Lời giải:
a. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của 3 địa điểm:
- Thấp nhất là Hà Nội: từ 140C - 180C
- Cao trung bình là Huế: từ 200C - 240C
- Cao nhất là TP. Hồ Chí Minh: trên 240C.
b. Nhận xét:
Nhiệt độ trung bình tháng 1 có sự tăng dần từ Bắc vào Nam.
Câu hỏi trang 163 Địa Lí lớp 6: Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa ở các địa điểm Hà Nội (Việt Nam), Pa-lec-mô (I-ta-li-a), Hon-man (Ca-na-đa) đưới đây, hãy:
a) Nhận xét về chế độ nhiệt của các địa điểm Hà Nội, Pa-lec-mô, Hon-man.
b) Nhận xét về chế độ mưa của các địa điểm Hà Nội, Pa-lec-mô, Hon-man.
c) Xác định các đới khí hậu của các địa điểm Hà Nội, Pa-lec-mô, Hon-man.
Lời giải:
a. Nhận xét:
Chế độ nhiệt độ của 3 địa điểm có sự khác nhau:
- Hà Nội nhiệt độ từ 180C đến 300C
- Pa-lec-mô nhiệt độ từ 100C đến 250C
- Hon-man nhiệt độ trung bình từ -250C đến 80C
b. Nhận xét:
Chế độ mưa của 3 địa điểm có sự khác nhau:
- Hà Nội có lượng mưa lớn, quanh năm, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9 trên 150mm.
- Pa-lec-mô có lượng mưa ít, những tháng mưa nhiều nhất là từ tháng 10 đến tháng 2 với khoảng 100mm.
- Hon -man mưa rất ít, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 dưới 20mm, các tháng còn lại là tuyết rơi.
c. Xác định đới khí hậu:
- Hà Nội: Nhiệt đới.
- Pa-lec-mô: Ôn đới.
- Hon-man: Hàn đới.
Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 16 sách Cánh diều chi tiết:
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Địa lí lớp 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Địa lí lớp 6 Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Địa lí lớp 6 Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa (hay, chi tiết)
1. Đọc lược đồ khí hậu
a) Nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm
- Hà Nội: 140C - 180C.
- Huế: 180C - 200C.
- TP. Hồ Chí Minh: > 240C.
b) Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam
- Hà Nội thấp nhất, tiếp đến là Huế.
- TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất.
2. Đọc biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
a) Chế độ nhiệt độ của các điểm
- Hà Nội nhiệt độ từ 18 - 300C.
- Pa-lec-mô nhiệt độ từ 10 - 250C.
- Hon-man nhiệt độ trung bình từ -34 - 80C.
b) Chế độ mưa của các điểm
- Hà Nội
+ Mưa quanh năm, cao nhất từ tháng 5 -> tháng 9 trên 150mm.
+ Mưa lớn nhất là tháng 8 khoảng 300mm.
- Pa-lec-mô
+ Mưa ít, những tháng mưa nhiều nhất là từ tháng 10 -> tháng 2.
+ Lượng mưa lớn nhất là tháng 1, khoảng 120mm.
- Hon-man
+ Mưa rất ít, từ tháng 7 -> tháng 10.
+ Mưa nhiều nhất vào tháng 7 với khoảng 20mm.
+ Băng tuyết bao phủ quanh năm.
c) Xác định đới khí hậu
- Hà Nội: Nhiệt đới.
- Pa-lec-mô: Ôn đới.
- Hon-man: Hàn đới.
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa (có đáp án)
Câu 1: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ
A. Ánh sáng từ Mặt Trời.
B. Các hoạt động công nghiệp.
C. Con người đốt nóng.
D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt.
D. Hàn đới.
Câu 3: Không khí tập trung ở tầng đối lưu là
A. 75%.
B. 85%.
C. 90%.
D. 80%.
Câu 4: Trên Trái Đất có bao nhiêu đai áp cao?
A. 3 đai áp cao.
B. 4 đai áp cao.
C. 2 đai áp cao.
D. 5 đai áp cao.
Câu 5: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng
A. Chí tuyến.
B. Ôn đới.
C. Xích đạo.
D. Cận cực.
Câu 6: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên khác?
A. Sông ngòi.
B. Khí hậu.
C. Thổ nhưỡng.
D. Địa hình.
Câu 7: Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ
A. Hơi nước.
B. Khí metan.
C. Khí ôxi.
D. Khí nitơ.
Câu 8: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Áp kế.
B. Nhiệt kế.
C. Vũ kế.
D. Ẩm kế.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 6 Cánh diều
- Giải Địa Lí 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải SBT Địa Lí 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lí 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều