Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Giải Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Video Giải Địa lí 6 Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà - sách Kết nối tri thức - Thầy Đặng Hoài Sơn (Giáo viên VietJack)

Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 20.

Quảng cáo

Câu hỏi giữa bài

Giải Địa lí 6 trang 158

Giải Địa lí 6 trang 161

Giải Địa lí 6 trang 162

Quảng cáo

Luyện tập & Vận dụng

Quảng cáo

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập, vở thực hành Địa lí 6 Bài 20 sách Kết nối tri thức chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà (hay, chi tiết)

1. Sông, hồ 

a) Sông

- Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

- Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.

- Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại tạo thành. 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

b) S dụng tng hợp nước sông, hồ

- Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: Giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện.

- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

+ Bảo vệ tài nguyên nước.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

2. Nước ngầm (nước dưới đất)

- Khái niệm: Nước ngầm là nước nằm trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bề mặt đất. 

Các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm: Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...

- Vai trò

+ Nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.

+ Góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.

+ Cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

3. Băng hà (sông băng)

- Đặc điểm

+ 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà.

+ Băng hà chủ yếu ở châu Nam cực và đảo Grơn-len.

- Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người

+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.

+ Cung cấp nước cho các dòng sông.

+ Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,... trong tương lai.


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà (có đáp án)

Câu 1. Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Câu 2. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là

A. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm.

B. sự lên xuống của nước sông do sức hút Trái Đất - Mặt Trời.

C. khả năng chứa nước của con sông đó trong cùng một năm.

D. lượng nước chảy qua mặt cắt dọc lòng sông ở một địa điểm.

Câu 3. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.

B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.

C. Các hoạt động sản xuất của con người.

D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.

Câu 4. Hợp lưu là gì?

A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.

B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.

C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.

D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.

Câu 5. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

A. Hơi nước.

B. Nước ngầm.

C. Nước hồ.

D. Nước mưa.

Câu 6. Chi lưu là gì?

A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Câu 7. Cửa sông là nơi dòng sông chính 

A. xuất phát chảy ra biển.

B. tiếp nhận các sông nhánh.

C. đổ ra biển hoặc các hồ.

D. phân nước cho sông phụ.

Câu 8. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?

A. Thủy sản.

B. Giao thông.

C. Du lịch.

D. Khoáng sản.

Câu 9. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà.

B. Hồ Ba Bể.

C. Hồ Trị An.

D. Hồ Tây.

Câu 10. Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?

A. Sông I-ê-nit-xây.

B. Sông Missisipi.

C. Sông Nin.

D. Sông A-ma-dôn.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lí 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên