Địa Lí 9 Cánh diều Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng
Với soạn, giải bài tập Địa Lí 9 Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Địa 9 Bài 3.
Giải Địa Lí 9 Cánh diều Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng
I. Chuẩn bị
- Các tư liệu thu thập được về vấn đề việc làm ở địa phương.
- Bảng số liệu thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo vùng.
II. Nội dung thực hành
1. Hãy tìm hiểu các thông tin để phân tích vấn đề việc làm ở địa phương em đang sinh sống hoặc địa phương em lựa chọn (dựa vào thông tin gợi ý ở mục III.1 kết hợp với các tư liệu thu thập được ở mục III.2).
2. Dựa vào bảng số liệu sau:
Hãy nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng ở Việt Nam năm 2010 và năm 2021 (Thu nhập của các vùng thay đổi như thế nào? Vùng nào có thu nhập cao nhất? Vùng nào có thu nhập thấp nhất
III. Thu thập tài liệu
1. Gợi ý một số thông tin về vấn đề việc làm ở Việt Nam
Nước ta có lực lượng lao động khá dồi dào. Lực lượng lao động trung bình cả nước năm 2021 là 50,6 triệu người, trong đó có 49,1 triệu người có việc làm (chiếm khoảng 49,8% dân số và 97,0% lực lượng lao động).
Số lao động có việc làm khá ổn định. Tỉ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế chuyển dịch tích cực. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
2. Gợi ý thu thập tài liệu từ các nguồn khác
- Niên giám thống kê và báo cáo điều tra lao động việc làm của địa phương.
- Website của Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/lao-dong/
Trả lời:
1. Vấn đề việc làm ở Hà Nội
- Hà Nội có 250.000 doanh nghiệp với khoảng 2,5 triệu lao động, thực hiện kế hoạch của Thành phố về hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, Tính chung 9 tháng năm nay, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 171.200 nghìn lao động, đạt 105,7% kế hoạch cả năm. Riêng trong tháng 9, Hà Nội giải quyết việc làm cho 15.500 lao động; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 8.700 trường hợp với số tiền hỗ trợ 247,5 tỷ đồng. Cũng trong 9 tháng, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 65.600 người với số tiền hỗ trợ 1.816 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 663 người với số tiền gần 3 tỷ đồng.
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 191 phiên giao dịch việc làm với 5.500 đơn vị và doanh nghiệp tham gia, sau khi kết thúc phiên giao dịch có 13.500 người được tuyển dụng; hơn 3.000 người được giải quyết đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc; 120.100 người tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố.
- Năm 2022, tiền lương bình quân chung của người lao động trên địa bàn Thành phố tăng hơn so với năm 2021 từ 2,94% đến 3,82%; thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,6 triệu đồng/tháng. Riêng quý I năm 2023, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng.
2. Nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng ở Việt Nam
Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo vùng ở Việt Nam năm 2010 - 2021 đều tăng lên rõ rệt, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, cụ thể:
- Vùng có thu nhập cao nhất là Đông Nam Bộ với 5794 nghìn đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thu nhập 2304 nghìn đồng năm 2010.
- Vùng có thu nhập cao thứ 2 là Đồng bằng sông Hồng với 5026 nghìn đồng năm 2021, tăng gấp 3,2 lần so với mức thu nhập 1580 nghìn đồng năm 2010. Đây là vùng có mức tăng thu nhập bình quân nhiều nhất trong giai đoạn này.
- Vùng có thu nhập đứng thứ 3 là Đồng bằng sông Cửu Long với 3713 nghìn đồng năm 2021, tăng gấp 2,9 lần so với mức thu nhập 1247 nghìn đồng năm 2010.
- Tiếp theo là thu nhập của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 3493 nghìn đồng năm 2021, tăng gấp 3,4 lần so với mức thu nhập 1018 nghìn đồng năm 2010.
- Hai vùng có thu nhập thấp nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, lần lượt là 2838 nghìn đồng và 2856 nghìn đồng năm 2021, so với mức thu nhập 905 nghìn đồng và 1088 nghìn đồng năm 2010.
Như vậy có thể thấy, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam có sự phân hóa theo vùng.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Địa Lí 9 Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về mô hình sản xuất nông nghiệp
Địa Lí 9 Bài 7: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 9 Cánh diều
- Giải SBT Địa Lí 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Địa 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều