Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7.

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7 có đáp án (sách mới)

Quảng cáo

Lời giải sgk Địa Lí 8 Bài 7:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7 (sách cũ)

Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

Câu 1: Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là

A. Trung Quốc, Nhật Bản.

B. Hàn Quốc, Ấn Độ.

C. Hi Lạp, Ả-rập Xê- út.

D. Trung Quốc, Ấn Độ.

Lời giải:

Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là Trung Quốc, Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á là

A. Trung Quốc, Ấn Độ.

B. Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc.

C. Ấn Độ, Nhật Bản.

D. Hàn Quốc, Nhật Bản.

Lời giải:

Trung Quốc, Ấn Độ là các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Đâu không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước châu Á thời Cổ đại?

A. Hàng dệt may (vải, tơ lụa, thảm len, vải bông).

B. Đồ gốm, sứ, thủy tinh, kim loại.

C. Máy móc, thiết bị điện tử.

D. Thuốc súng, vũ khí, la bàn.

Lời giải:

Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã trao đổi với nhau nhiều mặt hàng có giá trị như vải lụa,tơ lụa, đồ gốm sứ, đồ thủy tinh, công cụ sản xuất bằng kim loại, vũ khí, la bàn, thuốc súng….

Máy móc, thiết bị điện tử không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước thời kì này.

Đáp án cần chọn là: C

Quảng cáo

Câu 4: Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là

A. đồ sứ, vải, tơ lụa.

B. vải bông, đồ gốm, đồ thủy tinh.

C. các gia vị và hương liệu.

D. thảm len, đồ trang sức.

Lời giải:

Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là các gia vị và hương liệu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đây là quốc gia sớm thực hiện cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Thái Lan.

Lời giải:

Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, Nhật Bản đã sớm thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách Minh Trị vào thời gian nào sau đây?

A. Nửa đầu thế kỉ XIX.

B. Giữa thế kỉ XIX.

C. Nửa cuối thế kỉ XIX.

D. Nửa đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

Nửa cuối thế kỉ XIX Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị đưa đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng.

Đáp án cần chọn là: C

Quảng cáo

Câu 7: Thuộc nhóm các nước công nghiệp mới ở châu Á là

A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

B. Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai.

D. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.

Lời giải:

Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan..được gọi là những nước công nghiệp mới ở châu Á, với mức độ tập trung hóa khá cao và nhanh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Vào cuối thế kỉ XX Hàn Quốc là

A. nước công nghiệp mới.

B. nước phát triển nhất châu Á.

C. nước đang phát triển.

D. nước có nguồn dầu khí phong phú.

Lời giải:

Hàn Quốc được gọi là những nước công nghiệp mới ở châu Á, với mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đặc điểm kinh tế các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là

A. Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.

B. Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

C. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại

D. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Lời giải:

Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

Đáp án cần chọn là: C

Quảng cáo

Câu 10: Các quốc gia nào sau đây thuộc nhóm nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại?

A. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.

C. Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét.

D. Bru-nây, Arap-xê-út, Cô-oét.

Lời giải:

Các nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại bao gồm  Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất ở châu Á là

A. Trung Quốc

B. Hàn Quốc

C. Ấn Độ 

D. Nhật Bản

Lời giải:

Quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất ở châu Á là Nhật Bản: nền kinh tế phát triển cao nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Quốc gia nào có nền kinh tế phát triển nhất châu Á, thứ 2 thế giới?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Hàn Quốc.

D. Xin-ga-po.

Lời giải:

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất ở châu Á: nền kinh tế phát triển cao nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào

A. tài nguyên thiên nhiên giàu có

B. ứng dụng trình độ khoa – học kĩ thuật cao.

C. phát triển nông nghiệp.

D. nguồn lao động dồi dào.

Lời giải:

Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên giàu có (dầu khí). Tuy nhiên do chủ yếu phát triển nhờ sự đầu tư của các nước phương Tây nên trình độ kinh tế - xã hội chưa cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan là những quốc gia

A. công nghiệp mới.

B. có tài nguyên thiên nhiên giàu có.

C. có nền công nghiệp phát triển mạnh.

D. phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

Lời giải:

Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan là những quốc gia nông - công nghiệp nhưng có các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?

A. Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

B. Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

C. Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.

Lời giải:

Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

- Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

=> nhận xét A, B, C đúng

- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao (đa số các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

=> Nhận xét D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ rất ít là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Đặc điểm kinh tế - xã hội của châu Á là:

A. số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.

B. trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ đồng đều.

C. chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập cao.

D. hình thành nhóm các nước công nghiệp mới.

Lời giải:

Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là

- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

- Chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

=> nhận xét A, B, C sai. D đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Khu vực nào sau đây tập trung các nước có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản dầu khí ?

A. Tây Nam Á và Trung Á

B. Đông Nam Á, Nam Á

C. Đông Nam Á và Tây Nam Á

D. Đông Á và Đông Nam Á

Lời giải:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á tập trung nguồn dầu mỏ giàu có bậc nhất thế giới. Các quốc gia thuộc khu vực này có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác, chế biến dầu mỏ. Đây là những nước thuộc nhóm nước đang phát triển ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Có nền kinh tế giàu có nhưng trình độ phát triển chưa cao là những quốc gia thuộc khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á và Tây Nam Á.

B. Tây Nam Á và Trung Á.

C. Đông Á, Nam Á.

D. Trung Á, Đông Á.

Lời giải:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á tập trung nguồn dầu mỏ giàu có bậc nhất thế giới và phát triển dựa vào hoạt động khai thác, chế biến dầu mỏ nên trở thành các quốc gia ở khu vực có nền kinh tế giàu có nhưng trình độ phát triển chưa cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

A. công nghiệp mới

B. công nghiệp phát triển.

C. đang phát triển.

D. kém phát triển.

Lời giải:

Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, đến nay trong cơ cấu nền kinh tế nước ta ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng (mặc dù tỉ trọng nông nghiệp đang có xu hướng  giảm).

=> Như vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Lào là quốc gia thuộc nhóm nước

A. công nghiệp phát triển.

B. đang phát triển.

C. công nghiệp mới.

D. kém phát triển.

Lời giải:

Lào là một nước  trong cơ cấu nền kinh tế ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng (mặc dù tỉ trọng nông nghiệp đang có xu hướng  giảm).

=> Như vậy, Lào thuộc nhóm nước đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Cô –oét là nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất.

B. Lào có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất.

C. Thu nhập bình quân đầu người của Cô-oet cao gấp 59 lần Lào.

D. Thu nhập bình quân đầu người của Cô –oét gấp 2,1 lần Hàn Quốc.

Lời giải:

Nhận xét

- Cô –oét là nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD/người) => A đúng

- Lào có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất (317 USD/người) => B đúng

- Thu nhập bình quân đầu người của Cô-oet  gấp Lào: 19040 / 317 = 60,1 lần => C không đúng

- Thu nhập bình quân đầu người của Cô –oét gấp Hàn Quốc:  19040 / 8861 = 2,1 lần => D đúng.

=> Nhận xét C: Thu nhập bình quân đầu người của Cô-oet cao gấp 59 lần Lào là không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là

A. tuyến đường sắt đông – tây.

B. con đường tơ –lụa.

C. tuyến đường biển đông – tây.

D. con đường gốm sứ.

Lời giải:

Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là “con đường tơ lụa”. Con đường tơ lụa được coi là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và là cầu nối giữa hai nền văn hóa Đông và Tây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Con đường tơ lụa là con đường nối

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á với các nước châu Âu.

B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên với các nước châu Âu.

C. Cô-oét, Arap-xê-út, Băng-la-đét với các nước châu Âu.

D. Liên bang Nga, Đài Loan với các nước châu Âu.

Lời giải:

Trong thời cổ đại con người vận chuyển các loại hàng hóa như vải lụa, gấm vóc, gốm, sứ…từ phương Đông nơi có các nền văn minh cổ (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á) sang phương Tây tạo nên “con đường tơ lụa” đây là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ

A. Nhật Bản đã tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phương Tây.

B. Nhật Bản đã tập trung khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên giàu có.

C. Con người Nhật Bản thông minh, có nghị lực cao.

D. Nhật Bản đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

Lời giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ Nhật Bản đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, cụ thể là

- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhăm tăng giá trị sản phẩm. Từ đó phát huy các lợi thế về nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế hai tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhờ thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, Nhật Bản đã

A. đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng.

B. trở thành nước công nghiệp mới.

C. đưa đất nước quay lại thời kì lạc hậu.

D. trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Lời giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản thất bại nặng nề nhưng đã biết phát huy các lợi thế về khoa học kĩ thuật, nguồn lao động cũng như tập trung phát triển các ngành kinh tế then chốt  

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Bài giảng: Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á - Cô Nguyễn Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 8 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 8 | Để học tốt Địa Lí 8 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên